Một số ảnh hưởng của môi trường đối với phụ nữ mang thai

Một số ảnh hưởng của môi trường đối với phụ nữ mang thai

Mang thai là một khoảng thời gian thú vị đồng thời cũng mang đến những cảm xúc thiêng liêng dành cho người mẹ cùng các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, không ít bà mẹ tỏ ra lo lắng về việc đảm bảo các yếu tố sức khoẻ để đứa trẻ sinh ra được khoẻ mạnh. Uống vitamin, ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng, khám thai thường xuyên là những điều cơ bản mà các bà bầu cần làm nhưng trong thời buổi ô nhiễm môi trường gia tăng thì việc trang bị những kiến thức cơ bản, sử dụng các phương pháp giảm thiểu sự tác động của các chất ô nhiễm đến sức khoẻ mẹ và bé là điều cần thiết.

Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là sự hiện diện của một hoặc nhiều chất độc hại, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Tuy nhiên, đối với hầu hết mọi người, ô nhiễm không khí có vẻ giống như một ý tưởng trừu tượng – một thứ ảnh hưởng đến sức khỏe của hành tinh nói chung nhưng không ảnh hưởng nhiều đến mức độ cá nhân. Trên thực tế, báo cáo về Tình trạng không khí năm 2017 của Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ cho thấy những người sống trong môi trường có mức độ ô nhiễm không khí cao có nguy cơ tử vong sớm, ung thư phổi, bị hen suyễn và suy giảm sức khoẻ sinh sảnb nhiều hơn so với các đối tượng khác. Tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non, con nhẹ cân cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ về sau.

Một số ảnh hưởng của môi trường đối với phụ nữ mang thai

Ô nhiễm không khí đang gây ra những hệ quả đặt biệt nghiêm trọng cho con người và môi trường

Các chất ô nhiễm không khí ngoài trời thường gặp và ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe của trẻ nhỏ

Cho dù bạn sống ở một thành phố lớn, vùng ngoại ô, hay một thị trấn nông thôn, thì ô nhiễm không khí ngoài trời vẫn đang hiện hữu. Mặc dù vậy, con người lại không thể phát hiện ra chúng bằng mắt thường, cũng không thể ngửi bằng mũi hay cảm nhận bằng các giác quan. Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, việc tiếp xúc thường xuyên với các chất gây ô nhiễm dẫn đến những hệ quả xấu cho cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là những chất ô nhiễm thường gặp đồng thời cũng gây ra tác dụng lớn dành cho trẻ nhỏ.

Vật chất hạt

Một số ảnh hưởng của môi trường đối với phụ nữ mang thai

Hạt bụi mịn có thể đi sâu vào trong phổi , gây ra các bệnh về tim, đường hô hấp, tăn nguy cơ sinh non

Vật chất hạt còn được gọi là ô nhiễm hạt. Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm các chất dưới dạng hạt. Những hạt này có thể có kích thước khác nhau, nhưng hạt có kích thước nhỏ hơn sẽ gây ra mối nguy hại lớn hơn. Ô nhiễm hạt có thể sinh ra từ tự nhiên, hoặc từ sự phát thải của các oxit lưu huỳnh, oxit nitơ hoặc các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC).

Tiếp xúc với các vật chất dạng hạt gây ra các vấn đề về sức khỏe tim mạch và hô hấp, cũng như tăng nguy cơ sinh non, nhẹ cân ở trẻ sơ sinh. Trong một vài trường hợp, ô nhiễm hạt có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh, phụ nữ sau sinh do các vấn đề hô hấp.

Ozone

Một số ảnh hưởng của môi trường đối với phụ nữ mang thai

Tầng ozone giúp ngăn chặn tia UV từ mặt trời xuống Trái đất nhưng khi tồn tại ở mặt đất, chúng là chất gây ô nhiễm

Bản thân ozone không có hại, có sẵn trong tự nhiên, tạo thành một tầng ozone với nhiệm vụ chính là ngăn chặn sự tác động của các tia cực tím từ mặt trời đến Trái đất. Tuy nhiên, khi ôzôn tồn tại ở mặt đất, chúng sinh ra từ các hoạt động của con người, kết hợp với các chất có sẵn trong môi trường và gây sự độc hại.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với ozone ở phụ nữ mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân, cũng như nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, trẻ sơ sinh và trẻ em tiếp xúc nhiều ozone có thể bị hen suyễn. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2013 cho thấy phụ nữ mang thai tiếp xúc với ôzôn ở mặt đất có nhiều nguy cơ phát triển chứng tiền sản giật – một tình trạng đặc trưng bởi huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Hút thuốc lá thụ động

Một số ảnh hưởng của môi trường đối với phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai tiếp xúc với khói thuốc lá gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Không có gì là lạ khi khói thuốc có hại cho sức khỏe của mọi người. Tuy nhiên, vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn đối với phụ nữ mang thai. Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ , khói thuốc lá thụ động có thể gây ra “sẩy thai, sinh con nhẹ cân, sinh non, chậm phát triển trí não hoặc hành vi ở trẻ”. Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) cũng xảy ra với nguy cơ cao hơn.

Các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà và ảnh hưởng của chúng đến phụ nữ mang thai

Nấm mốc

Một số ảnh hưởng của môi trường đối với phụ nữ mang thai

Sự tồn tại của nấm mốc luôn để lại hệ quả khôn lường cho sức khoẻ con người

Ngôi nhà của bạn có nhiều cơ hội cho nấm mốc phát triển – từ sự ẩm ướt trong phòng tắm đến máy điều hòa không khí trong phòng khách. Ho, thở khò khè và ngứa da, kích ứng họng và mắt là những hệ quả hàng đầu mà nấm mốc gây ra cho con người. Không có nghiên cứu nào liên hệ cụ thể việc tiếp xúc với nấm mốc trong thai kỳ n nhưng những vấn đề về sức khoẻ, đặc biệt là hệ hô hấp do nấm mốc gây ra là điều được khẳng định. Điều quan trọng là phụ nữ mang thai cần bảo vệ sức khoẻ tốt trong và sau khi mang thai, việc kiểm tra và ngăn ngừa nấm mốc phát triển là điều quan trọng.

Phấn hoa

Phấn hoa là một chất gây ô nhiễm và dị ứng ngoài trời, nhưng nó có thể xâm nhập vào nhà qua cửa sổ và cửa ra vào cũng như dính vào quần áo. Tiếp xúc nhiều với phấn hoa trong khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn của trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu đời. Ngược lại, các triệu chứng dị ứng cũng có thể được kích hoạt trong thai kỳ.

Bụi mịn

Bụi là một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất và có thể gây ra các phản ứng dị ứng.

Một số ảnh hưởng của môi trường đối với phụ nữ mang thai
                               Sự cháy là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà

Sự cháy

Các chất ô nhiễm như carbon monoxide và nitrogen dioxide được thải ra từ các thiết bị như máy sấy, bếp ga, máy sưởi và lò sưởi. Ngay cả khi tần suất tiếp xúc với sự cháy là rất ít cũng có thể khiến mẹ bầu và trẻ sơ sinh gặp nhiều vấn đề. Theo một báo cáo do Cơ quan Bảo vệ Môi trường công bố, việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm từ quá trình đốt cháy có thể “làm giảm khả năng vận chuyển oxy (O2) trong máu người mẹ, ảnh hưởng đến sự phân phối O2 cho thai nhi. Các nghiên cứu dịch tễ học và độc học động vật cho thấy việc phụ nữ mang thai tiếp xúc lâu dài với CO đặc biệt là trong ba tháng đầu, có thể làm tăng nguy cơ sinh non, giảm sự phát triển của thai nhi và dẫn đến một số dị tật bẩm sinh.

Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC)

Một số ảnh hưởng của môi trường đối với phụ nữ mang thai

Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau

Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có mặt ở hầu khắp mọi nơi, từ các sản phẩm tẩy rửa, sơn đến mỹ phẩm và được thải vào không khí dưới dạng khí. Một số loại VOC phổ biến là formaldehyde, aceton, benzen và ethylene glycol. Giống như các chất gây ô nhiễm không khí khác, VOC có liên quan đến bệnh hen suyễn ở trẻ em.

Làm thế nào để bảo vệ sức khoẻ của phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh?

Việc loại bỏ hoàn toàn các chất gây ô nhiễm không khí hoặc không tiếp xúc chúng là điều không thể nhưng cá nhân hoàn toàn có thể áp dụng các giải pháp ngăn ngừa để giảm thiểu mức độ tiếp xúc.

Cập nhật chỉ số chất lượng không khí tại nơi đang ở

Một số ảnh hưởng của môi trường đối với phụ nữ mang thai

Chỉ số chất lượng không khí giúp người dân nắm rõ tình trạng ô nhiễm tại nơi mình ở

Việc cập nhật các chỉ số đánh giá chất lượng không khí cho phép phụ nữ mang thai đánh giá tốt tình trạng không khí ở nơi mình đang ở hoặc chuẩn bị di chuyển tới từ đó có các phương án phù hợp như ở lại nhà, sử dụng khẩu trang, di chuyển bằng oto thay vì xe máy, …

Hạn chế thực hiện các hoạt động ngời trời ở gần các khu vực đông người qua lại

Vật chất dạng hạt và ôzôn ở tầng mặt đất thường có nồng độ cao hơn ở các khu vực gần đường cao tốc hoặc đường phố đông xe cộ. Do đó, việc hạn chế đến những nơi có nhiều xe cộ là điều mà các bà bầu nên chú ý.

Tránh tiếp xúc với khói sơn và các sản phẩm tẩy rửa

Dù có thai hay không thì việc tránh tiếp xúc với khói sơn và các sản phẩm tẩy rửa độc hại cũng là điều mà mọi người nên áp dụng. Để thực hiện điều này, bạn đọc có thể sử dụng các thiết bị thông gió đồng thời sử dụng các sản phẩm làm từ nguyên liệu tự nhiên, không có VOC.

Sử dụng máy lọc không khí trong nhà

Máy lọc không khí giúp giảm thiểu một lượng đáng kể các chất gây ô nhiễm không khí. Các máy lọc không khí được tích hợp nhiều màng lọc cùng các công nghệ khử trùng như UV, ozone không chỉ giúp xử lý bụi mà còn khử trùng và loại bỏ các chất hoá học hiệu quả.

Một số ảnh hưởng của môi trường đối với phụ nữ mang thai

Máy lọc không khí giúp loại bỏ bụi mịn, vi khuẩn và hoá chất độc hại

Vệ sinh điều hoà thường xuyên

Việc vệ sinh máy điều hòa không khí và thiết bị sưởi cần phải thay bộ lọc thường xuyên bởi trong quá trình sử dụng, các loại vi khuẩn, bụi bẩn có thể tích tụ, tạo điều kiện để nấm mốc phát triển.

Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ

Nấm mốc và bụi là hai chất ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe. Do đó, việc thường xuyên quét bụi, giữ độ ẩm ở mức độ thích hợp có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc cùng các tác động tiêu cực mà chúng gây ra cho con người.