Một số loại thuốc trừ sâu bệnh hại

Theo nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ có quy định nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khỏe con người; dựa vào các chu trình sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng với điều kiện tự nhiên, không sử dụng các yếu tố tác động đến môi trường sinh thái; là sự kết hợp kỹ thuật truyền thống và tiến bộ khoa học để làm lợi cho môi trường chung, tạo mối quan hệ công bằng và cuộc sống cân bằng cho mọi đối tượng trong hệ sinh thái.

Nguyên tắc của sản xuất hữu cơ không dùng các vật tư là chất hóa học tổng hợp trong tất cả các giai đoạn của chuỗi sản xuất. Có nghĩa trong sản xuất không sử dụng bất kỳ một loại chất hóa học tổng hợp nào. Tuy nhiên, trong sản xuất hữu cơ vẫn có các đối tượng dịch hại cần phải phòng trừ, do đó trong tiêu chuẩn quốc gia 11041 về sản xuất hữu cơ có quy định một số chất được phép sử dụng để phòng trừ sâu, bệnh hại cụ thể như sau:

1. Chitin

Chitin là một thành phần chính trong các thành tế bào của nấm. Nó còn là các khung xương của các loài động vật giáp xác như: cua, tôm,… và côn trùng.

Chức năng của Chitin: Kháng nấm, kháng khuẩn, có khả năng tự phân huỷ sinh học cao, không gây dị ứng, không gây độc hại cho người, động vật. Ngoài ra, Chitin còn giúp cho thành tế bào Protein cứng và không thấm nước nên khi sử dụng Chitin phun lên bề mặt có thể tiêu diệt côn trùng.

Đun sôi Chitin trong dung dịch kiềm đặc ở điều kiện thích hợp sẽ có Chitosan. Chitosan thuộc nhóm độc IV, không độc với con người và môi trường.Cơ chế tác động của Chitosan: Chitosan cũng được sử dụng có tác dụng như 1 loại thuốc  bảo vệ thực vật sinh học thân thiện với môi trường, tăng sức đề kháng tự nhiên trong cây trồng. Chitosan làm tăng quang hợp, thúc đẩy và nâng cao tăng trưởng thực vật, kích thích sự hấp thu chất dinh dưỡng, làm tăng tỷ lệ nảy mầm và tăng sức sống cây trồng, phá hủy nang tuyến trùng mà không gây hại cho các sinh vật có lợi trong đất. Cơ chế tăng sức đề kháng bệnh là do tăng cường tổng hợp các men của hệ thống kháng bệnh, tăng tổng hợp chất lignin của tế bào cây. Với các tác dụng trên, Chitosan phòng trừ được các bệnh cây do các nhóm vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, tuyến trùng và cả virus, có thể coi Chitosan như một loại vắcxin thực vật.

2. Chế phẩm, sản phẩm tư cây neem (Azadirachta spp)

Tính chất: Azadirachtin là dịch chiết từ cây Neem Ấn Độ và cây xoan Trung Quốc, thuốc nguyên chất dạng rắn, tương đối bền trong tự nhiên, dễ bị phân hủy trong môi trường kiềm, tan trong nước và trong nhiều dung môi hữu cơ, thuộc nhóm độc III (nhóm II với mắt). Độc với  cá, ít độc với ong, thời gian cách ly: 5 ngày.

Cơ chế tác động: Tác động tiếp xúc và vị độc, hiệu lực diệt sâu tương đối chậm nhưng kéo dài, phổ tác động rộng phòng trừ nhiều loại sâu miệng nhai và chích hút, trừ được nhện. Thuốc làm giảm đến ức chế hoàn toàn khả năng sinh sản hoặc làm giảm khả năng trứng nở, rút ngắn thời gian sống của con trưởng thành, ngăn con cái đẻ trứng, trực tiếp diệt trứng, gây ngán cho ấu trùng, trưởng thành; làm sâu non không biến thái, tác động đến sự lột xác giữa các tuổi sâu, nhộng. Liều lượng sử dụng: 0,5 - 0,7 lít/ha.

3. Chế phẩm vi sinh Bacillus thuringiensis

Chế phẩm chứa vi khuẩn Bacillus thuringiensis là loại thuốc sinh học được sản xuất bằng lên men vi khuẩn Bacillus thuringiensis. Sản phẩm lên men là độc tố ở dạng đạm tinh thể và bào tử. Có 2 loại thuốc chứa vi khuẩn Bacillus thuringiensis, loại chứa cả tinh thể độc tố và bào tử, loại chỉ chứa tinh thể độc tố. Sau khi phun thuốc, sâu ăn phải tinh thể độc tố gây hiệu lực ngay và sau đó bị phân hủy, còn bào tử có thể tồn tại lâu tiếp tục sinh sản và gây ra độc tố.

Chế phẩm chứa Bacillus thuringiensis là loại thuốc rất ít độc với người, môi trường và các loại thiên địch, không độc với cá và ong. Loại thuốc chứa bào tử rất mẫn cảm với tằm nên những nơi có nuôi tằm chỉ nên dùng loại thuốc không có chứa bào tử.

Sau khi ăn phải lá cây có chứa thuốc sau khoảng 1 giờ sâu sẽ yếu và ngừng ăn, cơ thể đen dần, teo lại và chết sau vài ngày. Phổ tác dụng của thuốc hẹp dùng để trừ các loại sâu miệng nhai bộ cánh vảy. Khi dùng thuốc tránh phun khi có nhiệt độ cao.

4. Chế phẩm chứa Rotenon cây dây mật

Hoạt chất chính trong rễ dây mật là Rotenone (hay tubotoxin). Rotenone được phân loại là thuốc trừ sâu thực vật có độc. Rotenone bị phân hủy nhanh trong đất và nước từ 1 đến 3 ngày và chịu tác động bởi nhiệt độ cao.

Dạng bột của loài cây này được dùng rộng rãi để trừ một số loại sâu gây hại cây trồng như sâu bộ cánh vảy, bọ trĩ, nhện, ruồi, muỗi, mối, mọt… Khi được sử dụng làm thuốc trừ sâu, Rotenone tồn tại trên cây trồng chỉ trong vài ngày. Vì vậy, sử dụng loại cây này phòng trừ sâu hại được coi là một phương pháp tương đối an toàn cho các loại cây trồng.

5. Chế phẩm chứa nấm (Metarhizium annisoplea, Beauveria bassiana, Trichoderma harzanum)

Cơ chế tác động của các chế phẩm chứa nấm Metarhizium annisoplea, Beauveria bassiana lên côn trùng. Những bào tử nấm khi phun thường bay trong không khí khi dính vào côn trùng, gặp điều kiện thích hợp sẽ nảy mầm và mọc thành sợi nấm đâm xuyên qua vỏ kitin của côn trùng. Các loại nấm này phát triển ngay trong cơ thể côn trùng và phát sinh các độc tố gây cho côn trùng bị chết.

Các loại chế phẩm chứa nấm Metarhizium annisoplea, Beauveria bassiana có khả năng trừ được nhiều loại côn trùng như bộ cánh vảy, chích hút, bộ cánh cứng. Các loại thuốc từ nấm rất an toàn với con người và môi trường.

Nấm Trichoderma harzianum là những nấm ký sinh, kìm hãm sự phát sinh của nấm gây bệnh bằng cách xâm thực và ký sinh sợi nấm, cạnh tranh dinh dưỡng mạnh hơn các nấm gây bệnh. Vì vậy, sử dụng các chế phẩm chứa nấm Trichoderma harzianum có thể phòng ngừa được nhiều loại bệnh do nấm phát sinh trong đất như thối rễ, lở cổ rễ, héo xanh, héo vàng.

6. Các loại dầu thực vật như dầu bông, dầu đinh hương, dầu tỏi…

Trong các loại dầu thực vật có chứa một số chất như kháng sinh tự nhiên, có một số mùi gây xua đuổi và có độ nhớt gây cho côn trùng không hô hấp được sẽ bỏ đi hoặc suy yếu rồi chết.

Nguyễn Thị Thùy (t/h) - TTKN Lâm Đồng

Thuốc trừ sâu sinh học đã và đang trở thành phương pháp bảo vệ thực vật vô cùng hữu ích trong nền sản xuất nông nghiệp. Bài viết sau đây, CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THÀNH sẽ chia sẻ đến quý khách nguồn gốc, tên các loại thuốc trừ sâu sinh học tốt nhất 2021. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ bật mí cho quý khách cách tối ưu hóa quá trình phun thuốc bằng công nghệ thông minh, giúp tiết kiệm thời gian, sức lao động và tăng hiệu quả công việc. Mời quý khách theo dõi nội dung dưới đây!

Thuốc trừ sâu sinh học là gì?

Một số loại thuốc trừ sâu bệnh hại

Thuốc trừ sâu sinh học là gì?

Thuốc trừ sâu sinh học hay còn được gọi là thuốc trừ sâu hữu cơ, có nguồn gốc từ các chế phẩm tự nhiên để diệt trừ sâu hại. Thuốc trừ sâu sinh học là sản phẩm không gây độc hại cho người, gia súc, làm sạch môi trường, tiêu diệt sâu hại với tỷ lệ cao mà không làm cho chúng bị nhờn thuốc, hạn chế việc “giết nhầm” những loài côn trùng hữu ích.

Nguồn gốc của thuốc trừ sâu sinh học

Các chế phẩm thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ hệ sinh thái hữu cơ – sinh học (thực vật và vi sinh vật) sẽ được xem là thuốc trừ sâu sinh học. Sản phẩm được chiết xuất chủ yếu từ các loại thảo mộc có tính độc hoặc các loại vi sinh vật có khả năng tiết ra chất dịch chứa các kháng thể giúp tiêu diệt sâu bệnh hay hoạt động theo nguyên lý cạnh tranh sinh tồn.

Ví dụ về thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ thực vật: Cách làm thuốc trừ sâu sinh học từ hỗn hợp tỏi và ớt - những nguyên liệu rẻ tiền, sẵn có và được rất nhiều nông dân sử dụng để tiêu diệt sâu bọ. Đặc tính cay, nồng, hăng của tỏi và ớt có tác dụng xua đuổi cũng như tiêu diệt các loại sâu bọ rất hiệu quả, đặc biệt là trên cây hoa màu.

Ví dụ về thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ vi sinh vật: Chủng vi khuẩn Bacillus thuringiensis được ưu tiên sử dụng vì chúng tiết ra một chất dịch chứa các protein gây hại cho côn trùng, giúp xua đuổi sâu hại trên cải bắp và khoai tây. Ngoài ra, các vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm,…) có quan hệ thiên địch với các loại sâu bệnh, côn trùng cũng được đưa vào làm chế phẩm sinh học, tuân theo nguyên lý cạnh tranh sinh tồn. Những vi sinh vật này không gây hại cho thực vật, cây trồng nhưng lại là “địch thủ” của các loại sâu bệnh.

Khám phá ngay: Phân biệt thuốc trừ sâu sinh học với hóa học

Danh sách tên các loại thuốc trừ sâu sinh học phổ biến trên thị trường

Một số loại thuốc trừ sâu bệnh hại

Danh sách tên các loại thuốc trừ sâu sinh học phổ biến

Thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ thảo mộc

Thuốc trừ sâu chế biến từ cây neem/cây xoan chịu hạn (Azadirachta indica A. Juss) là một cái tên không thể bỏ qua khi nhắc đến tên các loại thuốc trừ sâu sinh học tốt nhất 2021. Thuốc có hiệu lực phòng trừ nhiều loại sâu hại trên lúa, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn trái, hoa, cây cảnh bằng cách xua đuổi, khiến sâu hại chán ăn, làm giảm khả năng sinh sản của sâu bọ.

>>> Khám phá: Bệnh đạo ôn trên lúa | Phương pháp và cách phòng trừ bệnh

Thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ vi khuẩn

Thuốc trừ sâu vi sinh Bt (Bacillus thuringiensis var.) luôn được nhắc đến nhiều nhất trong danh sách tên các loại thuốc trừ sâu sinh học tốt nhất hiện nay. Loại chế phẩm này có nguồn gốc từ vi khuẩn, vô cùng hữu hiệu đối với việc tiêu diệt sâu cuốn lá, sâu đo, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu xanh, sâu khoang, sâu ăn tạp, sâu xám, sâu hại bông,...

Thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ pheromone và hoRmone – pheromone

Một số loại thuốc trừ sâu bệnh hại

Ứng dụng pheromone để diệt trừ côn trùng gây hại cho cây ăn quả

Đây là nhóm chế phẩm sinh học có khả năng diệt trừ chuyên biệt đối với từng loại sâu hại nên rất an toàn với cây trồng, sinh vật có ích và môi trường. Ở Việt Nam, việc ứng dụng pheromone đang được tập trung nghiên cứu và phát triển để diệt trừ một số côn trùng gây hại cho rau ăn lá như: sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang,… và côn trùng gây hại cho cây ăn quả như: ruồi đục quả, sâu đục vỏ cam/quýt,…

Thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ nấm

Chế phẩm từ nấm được liệt kê trong danh sách tên các loại thuốc trừ sâu sinh học phổ biến nhất hiện nay. Thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ nấm chứa hoạt chất Abamectin và Emamectin benzoate, giúp diệt trừ nhện, sâu tơ, sâu vẽ bùa, sâu xanh, bọ trĩ, bọ phấn. Các thuốc chứa hoạt chất Validamycin A, được chiết xuất từ nấm men Streptomyces chuyên trị các bệnh khô vằn trên lúa, bệnh chết rạp cây con trên cà chua/khoai tây/thuốc lá/bông vải, bệnh nấm hồng trên cao su,...

>>> Khám phá thêm: Các phương pháp phun thuốc trừ sâu phổ biến hiện nay

Thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ virus

Trong danh sách tên các loại thuốc trừ sâu sinh học tốt nhất, thật thiếu sót nếu không nhắc đến nhóm sản phẩm chiết xuất từ Nucleo Polyhedrosis Virus (NPV). Loại chế phẩm này có nguồn gốc từ loại virus chỉ lây nhiễm và tiêu diệt sâu xanh da láng, rất hiệu quả trên một số cây trồng như bông, ngô, đậu, hành, nho,…

Thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ tuyến trùng

Chế phẩm trừ sâu từ tuyến trùng gây bệnh cho côn trùng được đánh giá là có triển vọng và hiệu quả cao. Tuyến trùng Entomopathogenic nematodes - EPN (nhóm tuyến trùng ký sinh và gây bệnh cho côn trùng) có khả năng diệt sâu nhanh; phổ diệt sâu rộng; không gây kháng thuốc ở sâu; an toàn cho người, động vật.

Ưu điểm vượt trội của thuốc trừ sâu sinh học trong nền nông nghiệp mới

Tác dụng chậm nhưng lâu bền, không tác dụng phụ

Mặc dù thuốc trừ sâu sinh học có tác dụng chậm nhưng lại có hiệu quả kéo dài. Đây cũng là ưu điểm và nhược điểm của biện pháp sinh học. Thuốc trừ sâu sinh học có thể tiêu diệt côn trùng, sâu bệnh một cách tự nhiên mà vẫn bảo tồn được tính cân bằng sinh thái. Tiêu diệt sâu bọ nhưng không ảnh hưởng đến các vi sinh vật có lợi.

Nhiều nghiên cứu thực tiễn đã chứng minh, thuốc trừ sâu hóa học có tác dụng nhanh, mạnh nhưng không lâu bền, ảnh hưởng đến môi trường, gây mất cân bằng hệ sinh thái. Chúng tiêu diệt sâu bệnh nhưng cũng làm chết các vi sinh vật, yếu tố có lợi cho cây.

Tối ưu hóa sức mạnh của thuốc trừ sâu sinh học với máy bay nông nghiệp

Một số loại thuốc trừ sâu bệnh hại

Ứng dụng máy bay nông nghiệp giúp tối ưu hóa sức mạnh của thuốc trừ sâu sinh học

Hiện nay, thuốc trừ sâu sinh học có thêm một phương tiện phun hữu hiệu, giúp tối ưu hóa hiệu quả đó chính là ứng dụng máy bay không người lái P-Globalcheck trong quá trình canh tác nông nghiệp.

Thuốc trừ sâu sinh học có hiệu quả nhất khi phun vào thời kỳ sâu bệnh mới phát triển. Vì thế, việc tận dụng tối ưu lợi thế thời gian là điều kiện tiên quyết để đẩy lùi sâu bệnh trên cây trồng. Một máy bay phun thuốc trừ sâu hoạt động sẽ có năng suất làm việc tương đương với 40 - 50 nhân công phun mặt đất, thời gian phun được rút ngắn, yếu tố thời gian được tận dụng triệt để và đạt hiệu quả tối đa.

Video nói về thuốc trừ sâu sinh học của BASF - công ty chuyên nghiên cứu các giải pháp nông nghiệp:

Như vậy, thuốc trừ sâu sinh học, các chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật chắc chắn sẽ là ưu tiên hàng đầu trong canh tác và phát triển nông nghiệp xanh. Cùng với sự phát triển của khoa học, sự kết hợp giữa công nghệ sinh học và công nghệ máy bay không người lái, chắc chắn lĩnh vực nông nghiệp sẽ có những bước tiến nhanh và bền vững.

Trên đây, CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THÀNH vừa cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc và tên các loại thuốc trừ sâu sinh học. Quý khách có nhu cầu mua máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuê dịch vụ phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy bay hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất!