Tại sao cơ thể mất nước

Nước uống duy trì cuộc sống cho con người và là điều kiện cần thiết cho sự sống còn của tất cả các sinh vật trên địa cầu. Nước chiếm khoảng 70% khối lượng của cơ thể con người và là một thành phần quan trọng của quá trình trao đổi chất, là dung môi cho nhiều chất hòa tan trong cơ thể. 

Tại sao cơ thể mất nước
Con người cần uống khoảng 1,5-2 lít mỗi ngày để tốt cho sức khỏe và cần lưu ý uống nước hợp vệ sinh, tốt nhất là nước đun sôi để nguội. Ai cũng rất cần uống đủ nước vì cơ thể thường xuyên mất nước khi hoạt động.

Nguyên nhân cơ thể mất nước
Việc cơ thể mất nước xảy ra rất phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Tùy vào độ tuổi, giới tính, cường độ hoạt động, nhiệt độ, thời tiết mà nhu cầu nước và tình trạng mất nước khác nhau. Cơ thể có thể mất nước do thời tiết quá nóng hoặc do bệnh (tiêu chảy, sốt…) hay do mải làm việc mà quên uống nước. Một thống kê ở châu Âu cho thấy hầu hết trẻ em không uống đủ nước, nhất là khi trẻ đến trường và có 75%-80% người cao tuổi không uống đủ nước.

Nếu uống không đủ nước thì các rối loạn sau đây sẽ rất dễ xảy ra:


Rối loạn ở bộ não
85% não của chúng ta là nước, nếu não thiếu nước thì ta rất dễ bị tử vong. Chính não giữ vai trò điều khiển lượng nước trong cơ thể, nếu cảm thấy thiếu nước thì bộ não sẽ “rút” nước từ các bộ phận khác trong cơ thể về não để nuôi sống nó. Điều này giúp cho não sống được nhưng các bộ phận khác sẽ bị trục trặc. Khi thiếu nước, não báo hiệu cho ta thông qua cảm giác khát. Khi thiếu nước trầm trọng, ta không chỉ có cảm giác khát mà còn bị nhức đầu kèm theo chóng mặt, choáng váng.

Rối loạn thân nhiệt
Khi trời nóng, nhiệt độ cơ thể tăng cao, mồ hôi bắt đầu tiết ra để thực hiện vai trò làm mát nhằm hạ thân nhiệt. Nếu uống quá ít nước thì sẽ không có đủ nước để tản nhiệt cho cơ thể, có thể tăng thân nhiệt và bị các trạng thái như choáng váng, chóng mặt, sốc nhiệt đưa đến ngất xỉu...

Thận hoạt động chập chờn
Thận có chức năng bài tiết các chất trong cơ thể và nước là một thành phần không thể thiếu giúp thận hoạt động tốt. Nếu uống thiếu nước, việc đi tiểu sẽ giảm, nhiều giờ không mắc tiểu và khi tiểu nước có màu sậm. Nếu uống không đủ nước, thận sẽ dễ bị nhiễm độc tố và dễ bị nhiễm trùng đường tiểu. Uống đủ nước giúp đi tiểu nhiều, vừa làm loãng số vi khuẩn nhiễm vừa làm sạch lớp thượng bì của hệ niệu, giảm bề mặt bám dính nên vi khuẩn khó tồn tại gây nhiễm trùng. Uống không đủ nước cũng dễ bị sỏi thận. Do nước tiểu ít, nồng độ oxalate canxi cao gấp nhiều lần nồng độ hòa tan, thế là chất này kết tủa tạo thành sỏi thận oxalate canxi - loại sỏi hệ niệu thường gặp nhất.

Tim hoạt động rất khó khăn
Thiếu nước, máu trong cơ thể trở nên đậm đặc hơn và làm tim khó đẩy máu đi khắp cơ thể. Tim phải tạo áp lực mạnh hơn để đẩy máu nên có thể dẫn đến tăng huyết áp.

Thiếu nước cũng dẫn đến rối loạn hằng số nội môi, tức áp suất thẩm thấu của máu không còn ổn định, đưa đến rối loạn cân bằng các chất điện giải trong cơ thể như natri, kali, canxi… và rối loạn kiềm toan (máu không còn trung tính mà có tính axít hay tính kiềm). Đương nhiên, rối loạn chất điện giải và kiềm toan sẽ ảnh hưởng xấu với sức khỏe.

Bị táo bón
Ruột trong cơ thể chúng ta cần có nước để đẩy thức ăn đi nhanh, riêng ruột già cần có nước để đẩy phân đi. Có thể xem nước là thứ bôi trơn đường tiêu hóa để mọi thứ lưu thông trơn tru. Nếu thiếu nước, phân đọng lại ở ruột già và khô đi làm chúng ta bị rối loạn gọi là táo bón. Khi bị táo bón, chất độc bị kẹt trong ruột già sẽ ngấm ngược trở lại vào máu gây nhiễm độc. Do đó, chúng ta cần phải uống đủ nước để không bị táo bón (kết hợp với ăn nhiều chất xơ như rau cải, trái cây).

Nhan sắc có thể tàn phai
Nhan sắc không thể toàn vẹn nếu da khô. Nhiều phụ nữ tốn rất nhiều tiền để mua mỹ phẩm “xịn” chăm sóc da song trớ trêu là họ không uống đủ nước hằng ngày. Cần ghi nhận nguyên tắc đầu tiên giúp da tươi tắn, khỏe mạnh là uống đủ nước. Ở giai đoạn đầu của thiếu nước là da bị khô do không đủ nước để da giữ ẩm bề mặt. Mồ hôi và sự bay hơi thường xuyên ở da vừa làm sạch da vừa mang chất độc, chất thải ra khỏi cơ thể. Thiếu nước thì da bị khô, không đủ chức năng làm việc vừa kể.

Nhan sắc cũng khó vẹn toàn khi các mô cơ không giữ được sự săn chắc và linh hoạt. Các mô cơ chứa khoảng 70% là nước. Thiếu nước khoảng 4% sẽ làm giảm sức mạnh cơ bắp đến 12%. Sức mạnh của cơ bắp giảm đi thì người đẹp dễ lâm vào cảnh có “sắc” mà không có “hồn”.

Không để thiếu nước ngay cả khi đang ngủ
Ta nên uống nước đủ và rải đều trong ngày: Một ly sau khi thức dậy, uống nhiều ly trong ngày và một ly nữa khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp cơ thể luôn trong trạng thái hoạt động tốt, không bị thiếu nước ngay cả khi chúng ta đang ngủ. Nếu bạn tập thể dục hay vận động nặng thì nên uống nhiều nước hơn bình thường vì lúc đó cơ thể ra nhiều mồ hôi hơn, cần bổ sung đủ nước. Tránh việc uống quá nhiều nước ở thời điểm nào đó không có lợi.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Trung bình, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Vì thế, mất nước là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng ý thức được sự nghiêm trọng cũng như biết cách phòng tránh vấn đề này.

Vai trò của nước đối với sức khỏe con người

Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe. Chúng ta có thể nhịn đói 30 ngày, 60 ngày, hoặc thậm chí 90 ngày. Tuy nhiên, đối với việc nhịn nước, chỉ trong vòng vỏn vẹn 24 tiếng đồng hồ là đã có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. 

Những vai trò chính của nước đối với sức khỏe con người bao gồm:

  • Trong tất cả quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể, nước đóng vai trò là dung môi để tạo ra các phản ứng sinh hóa.
  • Duy trì hoạt động của các lớp màng nhầy (màng tim, màng phổi, khớp, niêm mạc miệng, màng phim nước mắt...) một cách nhịp nhàng, đều đặn. 
  • Quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng và môi trường ô nhiễm khiến cho cơ thể liên tục sản sinh ra độc. Nhờ có nước, lượng độc này sẽ  bị thải ra ngoài và không thể tích tụ trong cơ thể.
  • Duy trì cân nặng, duy trì huyết áp, duy trì thăng bằng điện giải, và điều hòa nhiệt độ cơ thể.

Tại sao cơ thể mất nước

Nước là thành phần quan trọng nhất và nhu cầu thiết yếu nhất đối với cơ thể con người

  • Xem thêm: Vai trò của nước sạch đối với sức khỏe con người

Mất nước là gì?

Trong một ngày, cơ thể con người luôn diễn ra 2 quá trình đồng thời liên quan đến nước đó là nạp vào và thải ra. Cơ thể người nạp nước vào thông qua việc uống nước, ăn, hoặc truyền dịch. Ngược lại, quá trình thải nước diễn ra thông qua đường hơi thở, mồ hôi, nước tiểu, và phân.

Từ đó, có thể hiểu rằng mất nước (hay mất cân bằng nước) chính là tình trạng mà lượng nước nạp vào cơ thể ít hơn lượng nước thải ra, khiến cho lượng nước cần thiết để duy trì các hoạt động trong cơ thể bị thiếu hụt. Mất nước đồng thời phá vỡ sự cân bằng của các nồng độ muối, khoáng chất và lượng đường trong máu, dẫn đến việc cản trở các hoạt động bình thường và gây nhiều thiệt hại cho cơ thể.

Tại sao cơ thể mất nước

Tình trạng mất nước trong thời gian dài rất nguy hiểm cho cơ thể

Nguyên nhân dẫn đến mất nước

Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất nước

  • Không tạo thói quen uống nước hàng ngày, lượng nước nạp vào ít.
  • Thời tiết nắng nóng, oi bức.
  • Lao động nặng nhọc, liên tục.
  • Hoạt động thể dục, thể thao cường độ cao.
  • Người lớn tuổi ăn uống kém khiến cơ thể mất nước trầm trọng.
  • Sử dụng các loại thuốc như lợi tiểu, nhuận tràng và các thuốc ức chế men chuyển điều trị huyết áp cao có thể gây đi tiểu thường xuyên hơn hoặc đổ mồ hôi, gây ra hiện tượng mất cân bằng nước.

Những nguyên nhân do bệnh lý dẫn đến mất nước

  • Sốt, tiêu chảy: Người bệnh dễ ra mồ hôi, cũng như nôn ói, bài tiết ra phân lỏng khiến cho cơ thể bị mất nước.
  • Suy thận: Từ sau 50 tuổi, thận bắt đầu suy giảm chức năng cô đặc nước tiểu dẫn đến đào thải nước ra khỏi cơ thể nhanh hơn.

Dấu hiệu của việc mất nước

  • Tiểu ít, giảm lượng nước tiểu: Tùy vào lượng nước được cung cấp mà tần suất và lượng nước tiểu của mỗi người khác nhau. Không đi tiểu trong nhiều giờ, hoặc giảm số lần đi trong ngày chính là biểu hiện của cơ thể đang bị mất nước. 
  • Nước tiểu có màu sẫm và đặc: Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, nước tiểu sẽ trong suốt, không màu, và hoàn toàn ở thể lỏng. Ngược lại, khi cơ thể mất nước, nước tiểu sẽ trở nên sẫm đi và đậm đặc hơn bình thường.
  • Khô da: Khi mất nước, khả năng thăng bằng điện giải sẽ bị suy giảm dễ dẫn đến da bị khô, nhăn nheo.
  • Khô miệng, hôi miệng: Mất nước khiến cho tuyến nước bọt bị mất nước, dẫn đến miệng bị khô và có mùi hôi.
  • Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai: Khi mất nước, não sẽ không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để hoạt động, gây ra các triệu chứng đau đầu đặc biệt là khi di chuyển cơ thể. Bên cạnh đó, hệ tuần hoàn cũng hoạt động kém hiệu quả hơn do mất nước sẽ dẫn đến chóng mặt, hoa mắt và ù tai.
  • Đói và thèm đồ ngọt: Khi cơ thể mất nước, năng lượng dự trữ trong cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc được chuyển hóa và giải phóng, gây ra cảm giác đói, thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt - loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng.

Tác hại của việc mất nước

  • Phù não: Sau khi bị mất nước, nếu bù đắp lượng chất lỏng một cách nhanh chóng, làm cho cơ thể cố gắng đưa nhiều nước vào trong các tế bào, có thể gây ra hiện tượng phù và làm vỡ một số tế bào. Nghiêm trọng nhất là khiến các tế bào não bị phù nề.
  • Động kinh: Mất nước tức sẽ gây mất cân bằng điện giải sẽ gây rối loạn quá trình dẫn truyền và dẫn đến co thắt cơ bắp không tự chủ, đôi khi mất ý thức.
  • Sốc: Đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất và có thể đe dọa tính mạng khi cơ thể mất nước. Tình trạng này xảy ra khi thể tích máu thấp làm tụt huyết áp và giảm lượng oxy trong cơ thể.
  • Suy thận cấp: Đây là biến chứng có khả năng đe dọa đến tính mạng, xảy ra khi thận không còn khả năng loại bỏ các chất lỏng dư thừa và chất thải từ máu.
  • Hôn mê và tử vong: Nếu cơ thể mất nước nghiêm trọng và không được điều trị kịp thời và thích hợp, có thể gây hôn mê và tử vong.

Dễ dàng phòng tránh việc mất nước với cách uống nước hợp lý

Chia sẻ của bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp - phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam chia sẻ trong một chương trình tư vấn trực tuyến về cách uống nước hiệu quả

Ở điều kiện thời tiết lý tưởng và sinh hoạt bình thường

Đối với người trưởng thành, trung bình mỗi ngày cần hấp thụ tối thiểu lượng nước tương đương 4% trọng lượng cơ thể. Nghĩa là một người trưởng thành nặng 50kg sẽ cần ít nhất 2L nước mỗi ngày, và lượng nước cần thiết đối với người trưởng thành nặng 75kg sẽ là 3L mỗi ngày. 

Những trường hợp khác dẫn đến mất nước

  • Các hoạt động thể lực như lao động hoặc chơi thể thao: Đây đều là những hoạt động khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi. Do đó lượng nước mất đi lớn hơn so với những người không tham gia các hoạt động này nên dĩ nhiên lượng nước cần cung cấp cho cơ thể cũng vì thế mà tăng cao.
  • Môi trường: Môi trường cũng ảnh hưởng nhiều đến lượng nước bạn cần cung cấp cho cơ thể hàng ngày. Trong thời tiết nóng ẩm, mồ hôi bài tiết ra nhiều hơn khiến lượng nước cần bổ sung cũng lớn hơn.
  • Tình trạng sức khỏe của cơ thể: Trong các trường hợp như tiêu chảy, nôn mửa, sốt... cơ thể bạn sẽ mất rất nhiều nước và các chất điện giải. Vì thế cần liên tục bổ sung nước để bù lại lượng nước và điện giải bị mất đi.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Khi mang thai, người phụ nữ cần nhiều nạp nhiều nước hơn bình thường vì trong giai đoạn này, người phụ nữ không những nuôi dưỡng chính bản thân mà còn đang nuôi dưỡng cả thai nhi. Sau đó, khi em bé ra đời, người phụ nữ cũng cần phải duy trì lượng nước uống đầy đủ để đảm bảo chất lượng cho sữa mẹ.

Tại sao cơ thể mất nước

Uống nước đầy đủ là việc rất quan trọng, đặc biệt là vào mùa nắng nóng

  • Xem thêm: Thời điểm vàng uống nước tốt cho sức khỏe.

Vì uống nước đầy đủ là một việc tưởng chừng như đơn giản nên khiến chúng ta thường sinh ra tâm lý chủ quan và thờ ơ với nhu cầu cực kỳ thiết yếu này. 

Hy vọng bài viết trên đã bổ sung cho bạn đọc những thông tin hữu ích về vai trò của nước cũng như cách uống nước hiệu quả để tránh tình trạng mất nước, đặc biệt là trong mùa nắng nóng