Một tháng dùng hết bao nhiêu khối nước?

Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch được coi là công cụ quản lý thống nhất có tính pháp lý cao, góp phần cải cách, thúc đẩy ngành cấp nước phát triển bền vững, ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ cấp nước, đáp ứng yêu cầu của cộng đồng.

Theo Bộ Xây dựng, chi phí nước tối thiểu là 14.000 đồng/hộ gia đình/tháng, chiếm tỷ trọng không lớn so với thu nhập bình quân của hộ gia đình

Điều 42 Nghị định 117/2007/NĐ-CP quy định: Khách hàng sử dụng nước là các hộ gia đình đã thỏa thuận đấu nối vào mạng lưới cấp nước của đơn vị cấp nước mà không sử dụng hoặc sử dụng nước ít hơn 4m3/hộ gia đình/tháng thì hộ gia đình có nghĩa vụ thanh toán và đơn vị cấp nước được phép thu tiền nước theo khối lượng nước sử dụng tối thiểu quy định là 4m3/hộ gia đình/tháng.

Tuy nhiên, quy định tại Điều 42 của Nghị định đã gây thắc mắc đối với một số hộ dân sử dụng nước sinh hoạt. Các thắc mắc tập trung vào 3 vấn đề sau:

Căn cứ vào điểm 2 Điều 42 của Nghị định thì việc “Quy định về khối lượng nước sử dụng tối thiểu phải được thông báo cho các hộ gia đình biết trong quá trình tham vấn, lấy ý kiến cộng đồng và được thể hiện trong Hợp đồng dịch vụ cấp nước ký kết giữa đơn vị cấp nước và hộ gia đình.

Việc sử dụng ít hơn 4m3/hộ/tháng là do nhu cầu thực tế. Việc tính khối lượng nước tối thiểu là 4 m3/hộ/tháng đối với những hộ có nhu cầu ít hơn 4m3/hộ/tháng sẽ khuyến khích sự lãng phí nước sạch, không hợp lý.

Người tiêu dùng chỉ trả tiền cho hàng hóa, dịch vụ mà mình sử dụng, không thể trả tiền cho cái mà mình không sử dụng và tiêu dùng.

Tiếp thu các ý kiến của người tiêu dùng, Bộ Xây dựng cho biết, Việt Nam hiện nay chưa có Luật riêng cho lĩnh vực cấp nước, vì vậy theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định phải được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua trước khi Chính phủ ban hành. Quy định tại khoản 2, Điều 42 Nghị định số 117/2007/NĐ-CP (thu tối thiểu 4m3/hộ gia đình/tháng) cũng đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chất vấn và sau khi Chính phủ giải trình thì đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận.

Bảo đảm hài hòa lợi ích và trách nhiệm

Cần thiết thu một mức phí tối thiểu trong trường hợp hộ gia đình không sử dụng nước hoặc sử dụng quá ít.

Theo ý kiến của Bộ Xây dựng, việc quy định thu tối thiểu 4m3/hộ gia đình/tháng tại khoản 2, Điều 42 của Nghị định 117 có vai trò nhất định vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, bảo đảm hài hòa lợi ích và trách nhiệm của người sử dụng nước và doanh nghiệp cấp nước: Doanh nghiệp cấp nước phải đầu tư đồng bộ đến điểm đấu nối với khách hàng sử dụng nước, bao gồm cả đồng hồ đo nước và phải bảo đảm duy trì hoạt động liên tục, thường xuyên của hệ thống cấp nước thì khách hàng (hộ gia đình) cũng phải có nghĩa vụ đóng góp nhằm duy trì hoạt động bình thường của hệ thống cấp nước.

Do đó, cần thiết thu một mức phí tối thiểu trong trường hợp hộ gia đình không sử dụng nước hoặc sử dụng quá ít.

Thứ hai, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong thời gian trước đây như: Trong quá trình thực hiện dự án cấp nước, người dân đều cam kết đấu nối và chi trả tiền nước sạch, trên cơ sở có sự đồng thuận của đa số các hộ dân trong phạm vi dự án thì dự án mới được triển khai.

Nhưng thực tế sau khi đưa công trình vào hoạt động, nhiều hộ gia đình đã không thực hiện đúng như cam kết mà vẫn tiếp tục sử dụng những nguồn nước không hợp vệ sinh như nước giếng, ao, hồ..., đặc biệt tại các đô thị nhỏ và khu vực ven đô thị, làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và tính bền vững của dự án cấp nước và ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên, môi trường đặc biệt là nguồn nước ngầm.

Do vậy, quy định này cũng góp phần nâng cao nhận thức về sức khỏe cộng đồng và khuyến khích người dân sử dụng nước sạch.

Thứ ba, xuất phát từ thực tế sử dụng nước trung bình cho mỗi hộ gia đình (một đấu nối) là 16m3/tháng (mỗi hộ bình quân 4 người, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt 120 l/người.ngày đêm) thì việc xác định khối lượng tối thiểu 4m3/hộ gia đình/tháng chỉ bằng 1/4 so với mức sử dụng bình quân của một hộ gia đình và không cao hơn mức sử dụng bình quân cho trường hợp hộ độc thân.

Giá nước sạch bình quân hiện nay khoảng 3.500 đồng/m3, theo quy định tại khoản 2, Điều 42 thì chi phí nước tối thiểu là 14.000 đồng/hộ gia đình/tháng, chiếm tỷ trọng không lớn so với thu nhập bình quân của hộ gia đình.

Nhìn tổng thể, Nghị định số 117/2007/NĐ-CP từ khi ban hành đã và đang từng bước phát huy hiệu quả, Bộ Xây dựng vẫn đang tiếp tục theo dõi việc triển khai thực hiện. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng thống nhất quan điểm người tiêu dùng sử dụng không đến 4m3 nước mà vẫn phải trả tiền cho 4m3 nước là một vấn đề bất cập.

Bộ Xây dựng cho biết, dự kiến trong thời gian tới, Bộ sẽ tiến hành nghiên cứu, rà soát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 117/2007/NĐ-CP; các vấn đề bất cập, chưa phù hợp sẽ được kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung.

Trung bình 1 tháng sử dụng bao nhiêu khối nước?

Thông thường một người dùng khoảng 6 tới 8m3 nước một tháng và có các công việc cần sử dụng nước rõ ràng như sau . M3 = 150 + 50 + 50 + 100 = 350 lít nước 1 ngày .

1 khối nước sinh hoạt bao nhiêu tiền?

1 Bảng giá nước theo quy định của nhà nước Mức nước đầu tiên: Giá 5.973 đồng/1m3 cho mức 10m3 đầu tiên sử dụng. Mức nước thứ hai: Giá 7.052 đồng/1m3 cho mức sử dụng từ 10m3 đến 20m3. Mức nước thứ ba: Giá 8.669 đồng/1m3 cho mức sử dụng từ 20m3 đến 30m3. Mức nước cuối cùng: Giá 15.929 đồng/1m3 cho mức sử dụng trên 30m3.

Một hộ gia đình dùng bao nhiêu khối nước?

Thông thường, trung bình mỗi người sẽ cần 200 - 300 lít nước/ngày để sử dụng cho các mục đích như sinh hoạt, nấu nước, giặt giũ. Ví dụ như gia đình bạn có từ 3 - 4 thành viên thì nên mua bồn chứa có dung tích 1000 - 1500 lít(khoảng 1 khối nước đến 1 khối rưỡi).

1 khối nước là bao nhiêu m3?

1 dm3 là đơn vị tính thể tích của hình lập phương có các cạnh dài 1dm. 1 dm3 bằng 1 lít nước. Vậy 1 khối nước cũng chính là 1m3 = 1000 dm3 => 1 khối nước bằng 1000 lít nước. Ta có thể áp dụng công thức quy đổi này đối với các chất, các vật liệu rắn và lỏng khác như: 1m3 bê tông, 1m3 đất, 1m3 cát, 1m3 đá, 1m3 xi măng…

Chủ đề