Mua rượu làng vân ở đâu

Rượu làng Vân

Rượu Làng Vân

Dung tích: Bình 250ml

Loại hàng: Rượu biếu Rượu uống

Giá: 70,000 VND/bình

Rượu Làng Vân, mỹ tửu miền Bắc. Được dùng nhiều để làm quà tặng trong các dịp buổi tiệc, lễ tết và là thức uống ở các nhà hàng, quán ăn lớn như một đặc sản của Việt Nam. Nếu ở SG bạn có thể tìm mua tại RuouNgam.com hoặc có dịp ghé quán Ngon - Nam Ky Khoi Nghia để thưởng thức (dân SG chắc ai cũng biết quán này)

Bài viết: RƯỢU LÀNG VÂN


Rượu làng Vân

Lịch sử làng Vân thông qua những câu chuyện cổ tích của bà vẫn thường kể cho cháu nghe nói rằng, “làng Vân nằm bên sông Cầu quanh năm ăm ắp nước, có nghề truyền thống nấu rượu. Nghề đã có từ lâu, lâu lắm. Ban đầu chỉ là những xóm nhỏ mọc ven bên bãi sông, sau thành làng, thành tổng. Nấu rượu đã trở thành một nghệ thuật cùng với những bí quyết mà ông tổ làng nghề đã từng căn dặn con cháu phải luôn gìn giữ chỉ riêng cho làng Vân. Khi thực dân Pháp đến làng, họ tập trung tất cả dân làng về một nhà máy ở ngay đầu làng bắt mọi người phải nấu rượu. Khi rượu thành phẩm, những con tàu theo dòng sông Cầu cập bến và chở sang nước Pháp. Rượu nếp cái hoa vàng làng Vân theo đó mà đi muôn phương...”. Rượu làng Vân từ xưa đã nổi tiếng là thơm ngon nhờ hương liệu của nếp cái hoa vàng - thứ nếp đặc biệt thơm ngon hòa cùng men rượu bí truyền của làng Vân sau 72 giờ ngâm ủ mới cho ra rượu nếp như một thứ tinh túy nhất của trời đất ban tặng cho con người. Nhưng đó là chuyện của ngày xưa. Nay làng Vân vẫn còn nấu rượu, nhưng đã chuyển sang dùng một loại nguyên liệu khác đó là sắn. Sắn khô được nhập về từ Hòa Bình, Yên Bái, Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn... thái thành khúc bổ dọc, dài khoảng 5 - 7 cm. Sắn khô sau khi được tuyển chọn cho vào thùng, chậu ngâm vài ba giờ để lơi vỏ. Sau đó rửa sạch cho vào hấp chín và trộn men đem ủ. Đủ một ngày đêm đem ngâm lên men trong chum bằng sành. Khi đã dậy mùi đem vào lò ra rượu. Công đoạn làm rượu sắn không khác nhiều so với rượu gạo, duy chỉ có loại men. Anh Nguyễn Đức Minh, một trong những chủ lò rượu sắn lớn của làng Vân cho biết: “Trước đây chúng tôi đều nấu rượu gạo, có công có việc lớn cần rượu ngon thì nấu nếp cái hoa vàng, nhưng hơn chục năm trở lại đây nhà đã chuyển hoàn toàn sang nấu rượu sắn. Rượu sắn vừa rẻ, ngon lại tiêu thụ mạnh. Mỗi lít rượu sắn chỉ 3.000 đồng, trong khi đó nấu rượu gạo, rượu nếp cái hoa vàng bán trên 10.000 đồng, ít người mua. Chủ hàng đến thường không chú ý đến loại rượu nào, mà chỉ thấy loại nào rẻ nhất là mua. Mặt khác rượu sắn cũng thơm, ngon không khác rượu gạo là mấy. Nếu không tinh, không phải “con nhà rượu” thì khi cho uống khó có thể phân biệt được đâu là rượu sắn, đâu là rượu gạo...”. Không chỉ riêng gia đình anh Minh mà gần 800 hộ ở làng Vân bây giờ chỉ chuyên tâm nấu rượu sắn. Với người dân làng Vân chất lượng rượu sắn vẫn tương đương với rượu gạo, nhưng anh Minh và một số “tay rượu” trong làng mà chúng tôi đến thăm khẳng định giới thương lái đang làm mất đi uy tín của rượu làng Vân, họ chỉ dùng 1/3 rượu sắn của làng Vân sau đó cho cồn mía vào và trộn thêm nước lã cho đủ độ cồn. Nghĩa là rượu sắn ở làng Vân khi đến với người tiêu dùng cũng chỉ còn 1/3 chất lượng. Đây là một vấn đề đáng báo động mà với người tiêu dùng - những người không bao giờ biết được mình đang được dùng loại rượu nào. Giữ hương cho “mỹ tửu vùng biển Bắc” “Cả làng Vân bây giờ đều xắn tay nấu rượu sắn, nhưng cũng cả làng Vân không ai biết uống rượu sắn...”. Ông Tam, một cao niên ở làng cho chúng tôi biết. Dù cả làng nấu rượu sắn nhưng khi uống rượu họ lại tìm đến lò rượu nếp cái hoa vàng cuối làng để mua. Chủ nhân duy nhất của lò rượu nếp cái hoa vàng là vợ chồng anh Nguyễn Đức Hạnh và vợ là Diêm Thị Dung. Khi chúng tôi tìm đến nhà, hai vợ chồng vẫn đang hì hụi ở hai lò rượu, một đặt ngay đầu cổng ra vào, một đặt ngay cuối bếp. Dưới nhà ngang, cậu con trai vẫn đang đều tay đảo cơm nếp trộn đều men rượu. Có đến gần chục thúng cơm nếp đang được ủ, trùm kín bằng ni lông và bì đay. Chị Dung lột tấm ni lông phủ thúng cơm nếp đang lên men, một mùi thơm đặc biệt bốc lên. “Cả làng này bây giờ chỉ còn gia đình tôi nấu rượu nếp cái hoa vàng thôi. Nguyên liệu đắt, rượu bán tới 12.000 - 15.000 đồng/lít nên chỉ người sành rượu mới dám mua”. Chị Dung vừa nói, vừa lấy que sắt dài cứa ngang thành nồi đưa sang một bên. Một nồi rượu đã hoàn thành. Bã rượu thơm lừng khiến đám lợn trong chuồng đòi ăn réo inh tai. Với gia đình chị Dung, không chỉ những người trong làng hàng ngày đến mua rượu về nhà uống, mà khách tận các tỉnh xa như Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định... đã quen vẫn thường xuyên đến đặt hàng và mua về dùng. Anh Hạnh cho biết thêm: “Nghề nấu rượu đã truyền từ đời này sang đời khác, mà nguyên liệu hàng trăm năm nay vẫn là nếp cái hoa vàng. Nhờ nguyên liệu này mà cho thứ rượu đặc biệt, nhờ hương liệu này mà rượu làng Vân đã nổi tiếng, đã khẳng định tên tuổi. Vì vậy mà chúng tôi vẫn quyết đi theo nghề truyền thống, đi theo nguyên liệu truyền thống của cha ông dù gặp rất nhiều khó khăn so với việc nấu rượu sắn...”. Cổng chào làng Vân hàng trăm năm nay vẫn khắc ghi câu đối: Vân hương mỹ tửu lừng biển Bắc / Chiến công Như Nguyệt rạng trời Nam. Ông Nguyễn Đình Tạ, Chủ tịch UBND xã Vân Hà (Việt Yên, Bắc Giang) cho chúng tôi biết: “Nấu rượu đã trở thành nghề truyền thống từ xa xưa của làng Vân. Sự chuyển đổi nguyên liệu từ gạo sang sắn là do nhu cầu của thị trường. Hiện nay xã đang có đề án khôi phục lại nghề nấu rượu gạo. Ban đầu khoảng 1/3 số hộ có vốn sẽ chuyển sang nấu rượu gạo. Nếu thành công thì cả làng lại chuyển sang nấu rượu gạo truyền thồng...”. Hy vọng rằng, cùng với đề án khôi phục làng nghề do Chủ tịch UBND xã trực tiếp chỉ đạo, làng Vân lại hồi sinh bằng nghề rượu gạo truyền thống.

Cuộc Sống Việt

Men rượu làng vân Tú Hường gói 1kg

Men rượu làng vân Tú Hường gói 1kg

Chọn loại hàng

(ví dụ: màu sắc, kích thước)

Chi tiết sản phẩm

Men rượu Làng Vân Tú Hường 1kg Thành phần: bột ngô. bột gạo thuốc men. thuốc bắc. hương liệu. Chỉ tiêu chất lượng chính: hàm lượng malt không nhỏ hơn 8%. Độ ẩm không lớn hơn 8% Sử dụng: 20 đến 30 viên men dùng cho 10kg gạo. - 1 túi dùng cho 3 yến -mùa hè ủ 2 ngày. ngâm nước 3 ngày - mùa đông ủ 3 ngày. ngâm nước 5 ngày. Xuất xứ: việt nam Hạn sử dụng: 12 tháng

Xem tất cả

khuvuontuyet

Thơm lắm bao bì đẹp nhưng giao hàng chậm quá sản phẩm nói chung là ok

2021-11-07 11:23

doanlong75

Men rất ổn, mình mua 2 lần mỗi lần 2kg, hình thức bao bì đẹp, đóng gói kỹ lưỡng. Chúc shop buôn may bán đắt và giữ được uy tín tạo lòng tin cho khách hàng

2022-01-26 10:42

dungtran098

Giao hang hơi lau nhung súng san phẩm chưa xai nên chưa đánh giá nhiều

2019-11-08 10:32

Mua ngay

Quê hương của bà Tân Vlog là nơi có làng Vân nổi tiếng với nghề làm rượu, đó chính là Bắc Giang. Đây là rượu ngon được làm  gạo nếp cái hoa vàng với loại men bí truyền của dân làng Vân.

Đó là lý do vì sao mà rượu Làng Vân lại nổi tiếng là luôn được nhắc đến khi bàn về rượu truyền thống ở Việt Nam.

Rượu Làng Vân – đặc sản Bắc Giang (nguồn: Internet)

Rượu Làng Vân đã ra đời như thế nào?

Rượu làng Vân là một loại rượu lâu đời nhất và nổi tiếng nhất ở miền Bắc Việt Nam. Nó được làm ra ở làng Vân (ấp Yên Viên), xã Văn Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Trước đây, vì làng thiếu gạo, rượu được làm từ sắn nên không còn giống hương vị mỹ tửu thuần khiết khi xưa. Cùng với sự phát triển của đất nước, làng Vân thoát nghèo và lại đưa món rượu truyền thống lên tầm cao mới với gạo nếp cái hoa vàng.

Đây là một loại gạo nếp nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam. có hạt to, tròn, thơm và dẻo. Đặc trưng của rượu Làng Vân là màu trong như thủy tinh, hương vị êm dịu và mùi thơm.

Rượu không chỉ lưu luyến bước chân lữ khách, mà ngay cả những các bậc vua chúa khi xưa khi nếm món rượu này cũng phải tán thưởng không ngớt.

Rượu ngon mà thơm mùi gạo nếp cái say mê lòng người (nguồn: Internet)

Theo sách cổ, tổ tiên của nghề nấu rượu ở làng Vân là Bà Nghi Đình, người đã mang công thức nấu rượu về Việt Nam sau khi tha hương sang Trung Quốc.

Từ đó rượu chở thành thức uống nổi tiếng làng Vân khiến cho nhiều người thèm muốn bí quyết nấu rượu.

Tuy nhiên, để giữ vững nghề gia truyền, người trong làng đều phải thề rằng sẽ không để cách nấu rượu lọt ra ngoài, trong nhà chỉ truyền nghề cho con trai và con dâu, con gái là người sẽ được gả sang làng khác.

Từ lâu, rượu Làng Vân đã được tiến cung cho các vị Vua chúa và thường được sử dụng trong các bữa tiệc hoàng gia. Vua Lê Hy Tống đã tặng cho đặc sản rượu Làng Vân 4 chữ hay: Hương Vân Hương Mỹ Tửu (Rượu ngon nổi tiếng của làng Vân) vào năm 1703. Thời Pháp thuộc, người Pháp ở Việt Nam rất thích đặc sản rượu Làng Vân.

Xem thêm: Rượu ngô bắc hà, Rượu sim san y tý, Rượu mao đài

Cách nấu rượu Làng Vân

Từ gạo nếp cái hoa vàng và men làm từ các loại thuốc quý hiếm của Trung Quốc, các nghệ nhân nấu rượu tài năng ở làng Vân đã pha một tinh túy của ẩm thực Việt Nam. Trong hàng trăm năm, hình ảnh rượu Làng Vân luôn được nhắc đến là một món quà yêu thích để du khách mua ở Bắc Giang.

Khi nấu rượu, người nấu phải chọn loại gạo nếp tốt nhất để làm rượu. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị một mẻ gạo lớn nấu chín làm chất xúc tác cho quy trình sản xuất rượu.

Những nghệ nhân làm rượu Làng Vân đã cao tuổi (nguồn: Internet)

Men rượu chiết xuất từ 36 thảo dược quý ngâm trong 72 giờ. Trong quá trình làm rượu, rượu sẽ được rót vào một bình lớn khoảng 50 lít, đáy lọ được lót một lớp gạo để hấp thụ cồn.

Rượu Làng Vân thường được ủ khoảng 6 tháng. Với cách nấu rượu Làng Vân này, rượu thành phẩm màu vàng trong, thơm ngọt và nồng độ cồn khoảng 7 độ.

Khẳng định thương hiệu rượu ngon tới bạn bè thập phương

Hiện nay, giống như các loại đặc sản Sapa, Bắc Giang đang xúc tiến nhằm mở rộng thị trường và phát triển thương hiệu rượu Làng Vân cho đông đảo mọi người ngoài tỉnh biết tới. Chính quyền địa phương ra sức kêu gọi các nhà đầu tư đến với làng Vân để tìm kiếm tiềm năng và bỏ vốn đầu tư sản xuất.

Để nhãn hiệu mỹ tửu này dần tạo được sự tin tưởng từ người tiêu dùng, nghề nấu rượu thủ công cũng dần được thay thế bằng dây chuyền sản xuất, nhưng vẫn giữ công thức từ ngày xưa. Kế hoạch xây dựng nhà máy rượu Làng Vân từng bước hoàn thành.

Công nghệ tiên tiến được đưa vào với mục đích nâng cao năng suất, đảm bảo vệ sinh thực phẩm triệt để. Tháp cao tầng để lọc cồn cũng được các kỹ thuật viên Đại học Bách khoa thiết kế, có công suất tới 60.000 lít cồn/tháng.

Song hành với kế hoạch xây nhà máy chính là xây dựng các chiến lực quảng cáo đặc sản rượu Làng Vân ra thị trường. Với lợi thế độc quyền, lại luôn cho chất lượng rượu ổn định và thơm ngon, rượu Làng Vân mang hy vọng của ngôi làng nhỏ nói riêng và Bắc Giang nói chung vươn ra bên ngoài.

Xem thêm: Tương ớt mường khương, thịt lợn gác bếp Sa Pa, thịt trâu gác bếp

Rượu Làng Vân được bán như thế nào?

Để thưởng thức đặc sản rượu Làng Vân chính tông nhất, chuẩn nhất, bạn phải ghé qua quê hương của nó. Đó chính là Làng Vân – Bắc Giang.

Nơi đây có nhiều cửa hàng bán rượu theo lít đóng chai, rượu đóng chai sẵn với nhiều dung tích lựa chọn. Ngoài ra, rượu Làng Vân còn có thể ngâm cùng thảo dược như nhân sâm, tam thất, hay tắc kè, mật gấu, rắn hổ mang, nhung hươu.

Video liên quan

Chủ đề