Mức lương đóng thuế thu nhập cá nhân 2023

Bộ Tài chính cho rằng, mức giảm trừ 4,4 triệu đồng/tháng của người lao động vẫn chưa lạc hậu

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong 3 tháng đầu năm 2022, khoản thu từ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tăng hơn 20%, lên tới 50.700 tỷ đồng, hoàn thành gần một nửa kế hoạch cả năm. Đây là khoản thu từ thuế TNCN với người làm công ăn lương, người kinh doanh, cá nhân đầu tư chứng khoán, chuyển nhượng bất động sản...

Dư luận cho rằng mức giảm trừ gia cảnh nên căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng để khi tăng mức lương tối thiểu vùng thì mức giảm trừ cũng tự động tăng theo, thay vì cột cứng ở mức cố định như hiện nay khiến người lao động thiệt đơn thiệt kép. Ngoài ra, cần tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc lên bằng 70% mức giảm trừ của người lao động vì mức 4,4 triệu đồng/tháng hiện nay đã quá lạc hậu. 

Về vấn đề này, Bộ Tài chính đã đưa ra lý giải về tính hợp lý của thuế TNCN.

Cụ thể, theo quy định của Luật Thuế TNCN hiện hành, cá nhân được trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trừ đi mức giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ (nếu có)… số còn lại mới là thu nhập làm căn cứ tính thuế TNCN.

Đối với các cá nhân là người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nếu bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế thì không phải nộp thuế. Các khoản trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm... cũng không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

Đợt điều chỉnh gần đây nhất là ngày 2/6/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN. Theo đó, điều chỉnh nâng mức giảm trừ cho người nộp thuế từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu đồng/tháng, cho mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng/tháng lên 4,4 triệu đồng/tháng và áp dụng ngay từ kỳ tính thuế năm 2020.

Việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN đã góp phần giảm bớt nghĩa vụ cho người nộp thuế, số thuế phải nộp đã giảm cho mọi đối tượng đang nộp thuế TNCN.

Theo Bộ Tài chính, với việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế từ 9 triệu đồng lên 11 triệu đồng/tháng và cho mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng lên 4,4 triệu đồng/tháng thì người có thu nhập từ tiền lương, tiền công 17 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc) hay 22 triệu đồng/tháng (nếu có 2 người phụ thuộc) cũng chưa phải nộp thuế TNCN.

Trường hợp cá nhân có thu nhập lớn hơn các mức nêu trên (17 triệu đồng/tháng, 22 triệu đồng/tháng) thì số thuế phải nộp cũng rất nhỏ so với thu nhập của cá nhân.

Bộ Tài chính có dẫn một số ví dụ như cá nhân có thu nhập dưới 100 triệu đồng/tháng, theo quy định hiện hành, số thuế TNCN phải nộp so với thu nhập cũng chưa đến 20%, cụ thể: Cá nhân có thu nhập 40 triệu đồng/tháng thì số thuế TNCN phải nộp là 6,61%/thu nhập; thu nhập 60 triệu đồng/tháng thì số thuế TNCN phải nộp là 11,86%/thu nhập; thu nhập 80 triệu đồng/tháng thì số thuế TNCN phải nộp là 15,74%/thu nhập; thu nhập 100 triệu đồng/tháng thì số thuế TNCN phải nộp là 18,66%/thu nhập. Đối với cá nhân có thu nhập ở mức cao trên 100 triệu đồng thì số thuế TNCN phải nộp mới ở tỉ lệ cao hơn 20%/thu nhập, cụ thể: Cá nhân có thu nhập 110 triệu đồng/tháng thì số thuế TNCN phải nộp là 20,15%/thu nhập; thu nhập 150 triệu đồng/tháng thì số thuế TNCN phải nộp là 24,11%/thu nhập...

"Việc tính toán ở trên với giả định cá nhân có 1 người phụ thuộc, trường hợp cá nhân có nhiều hơn 1 người phụ thuộc thì số thuế phải nộp cũng thấp hơn tương ứng", Bộ Tài chính đưa ra tính toán.

Anh Minh


Khi xác định mức đóng thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công, người lao động phải căn cứ vào thu nhập tính thuế và thuế suất nhưng không phải ai cũng biết cách tính chính xác.

Câu hỏi: Em có thu nhập từ tiền lương là 30 triệu đồng, có một con nhỏ 4 tuổi. Em muốn hỏi về mức đóng thuế thu nhập cá nhân là bao nhiêu? Khi nào phải nộp?

Mức đóng thuế thu nhập cá nhân là bao nhiêu?

Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định, thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền công, tiền lương được tính theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế -  Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn

Theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, mức giảm trừ gia cảnh được áp dụng như sau:

- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng.

- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4.4. triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, thu nhập tính thuế đã được trừ các khoản sau:

- Các đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định là 10,5% (cố định).

- Các khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện, khuyến học, nhân đạo, đóng góp từ thiện.

- Các khoản không tính thuế thu nhập cá nhân, chẳng hạn tiền ăn trưa, một số khoản phụ cấp, trợ cấp,…

- Thu nhập từ phần tiền công, tiền lương do làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định Bộ luật Lao động.

Như vậy, với mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết 954, thu nhập của bạn phải trên 15,4 triệu đồng mỗi tháng mới có thể phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Cụ thể, tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định theo bảng sau:

TT

Số người phụ thuộc đã đăng ký

Tổng thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công/năm

Thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công/tháng

1

Không có người phụ thuộc

> 132 triệu đồng

> 11 triệu đồng

2

Có 01 người phụ thuộc

> 184,8 triệu đồng

> 15,4 triệu đồng

3

Có 02 người phụ thuộc

> 237,6 triệu đồng

> 19,8 triệu đồng

4

Có 03 người phụ thuộc

> 290,4 triệu đồng

> 24,2 triệu đồng

5

Có 04 người phụ thuộc

> 343,2 triệu đồng

> 28,6 triệu đồng

Ngoài thu nhập tính thuế, mức đóng còn phụ thuộc vào thuế suất.

Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC để xác định số tiền thuế phải nộp theo tháng cần căn cứ vào bảng sau:

Bậc

Thu nhập tính thuế /tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 05 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% thu nhập tính thuế (TNTT)

5% TNTT

2

Trên 05 trđ đến 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT - 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT - 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT - 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT - 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30 % TNTT - 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT - 9,85 trđ

Trường hợp bạn có thu nhập 30 triệu đồng mỗi tháng và có một người phụ thuộc, thuế thu nhập cá nhân tạm nộp được tính như sau:

- Thu nhập chịu thuế của bạn là 30 triệu đồng.

- Bạn được giảm trừ các khoản sau:

+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 11 triệu đồng.

+ Giảm trừ gia cảnh cho 01 người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng.

+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: 30 triệu đồng × 10,5% = 3,15 triệu đồng.

Tổng các khoản được giảm trừ là: 11 + 4,4 + 3,15  = 18,55 triệu đồng

Như vậy, thu nhập tính thuế của bạn là: 30 - 18,55  = 11,45 triệu đồng/tháng.

Do thu nhập tính thuế trong tháng là 11,45 triệu đồng, thu nhập tính thuế thuộc bậc 3. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau: 11,45 × 15% - 0,75 = 967.500 đồng.

Như vậy, số thuế bạn tạm nộp đối với thu nhập nhận được là 967.500 đồng/tháng.


Nộp thuế thu nhập cá nhân là nghĩa vụ của người lao động nếu đủ điều kiện (Ảnh minh họa)
 

Khi nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Căn cứ Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân gồm thời hạn khai và nộp theo tháng/quý và thời hạn quyết toán thuế theo năm.

Nghĩa là, trong năm, người lao động tạm nộp theo tháng hoặc quý sau đó quyết toán (tổng kết thừa thiếu tiền thuế thu nhập cá nhân) theo năm, trong đó:

- Khai và nộp thuế theo tháng/quý được thực hiện dựa trên căn cứ thu nhập trong tháng/quý:

+ Nếu nộp thuế thu nhập cá nhân theo tháng: Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

+ Nếu nộp thuế thu nhập cá nhân theo quý: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

- Sau khi đã tạm nộp, bạn cần quyết toán thuế năm, nghĩa là cần xác định số tiền thuế phải nộp của năm tính thuế: Nếu nộp thừa hoặc chưa tới mức phải nộp thuế và có yêu cầu hoàn thuế thì sẽ được hoàn, riêng trường hợp chưa nộp đủ thì phải nộp đủ số tiền còn thiếu.

Khoản 4 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thời hạn quyết toán thuế cho thu nhập nhận được trong năm như sau:

- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm (31/3/2022).

- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế (30/4/2022).

Trên đây là mức đóng thuế thu nhập cá nhân năm 2022. Nếu chưa thể tính được mức đóng của mình, bạn có thể liên hệ

 19006199 để được hỗ trợ.

>> Cách ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân

>> Hướng dẫn tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Chủ đề