Nâng cao chất lượng Hội phụ nữ cơ sở

Chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên phụ nữ (HVPN); nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động hội cơ sở; đa dạng hóa các hình thức tập hợp phụ nữ, tập trung xây dựng và phát triển tổ chức hội vững mạnh… là các giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức hội đã và đang được các cấp Hội LHPN tỉnh tích cực triển khai.

Báo Phú Yên lược ghi một số ý kiến tâm huyết xung quanh các giải pháp này.

PHÓ CHỦ TỊCH HỘI LHPN TỈNH TRẦN THỊ BINH: Tập trung xây dựng, phát triển tổ chức hội vững mạnh

Nâng cao chất lượng Hội phụ nữ cơ sở

Thực hiện chủ đề Năm An toàn cho phụ nữ và trẻ em, thời gian qua, các cấp Hội LHPN tỉnh đã tích cực tổ chức các diễn đàn, hội nghị truyền thông, tư vấn pháp luật xóa bỏ bạo lực, phòng chống xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em, chủ động tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em; mỗi cơ sở hội xây dựng ít nhất 1 mô hình hiệu quả vì sự an toàn của phụ nữ và trẻ em như: “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”, “An toàn giao thông”, “An toàn thực phẩm”, “Mái nhà an toàn”...

Bên cạnh đó, tổ chức hội được củng cố, kiện toàn tinh gọn, hiệu quả. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội của hội từng bước được phát huy, tác động tích cực đến công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của phụ nữ trong tỉnh.

Để nâng cao chất lượng hoạt động hội, thời gian tới, Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền nghị quyết đại hội đảng các cấp; Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021; định hướng công tác chuẩn bị tổ chức đại hội đại biểu phụ nữ các cấp và Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XVII; giới thiệu nguồn cán bộ nữ nhiệm kỳ tới. Đồng thời tăng cường giáo dục truyền thống, chính trị tư tưởng cho HVPN; triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bằng cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, các đề án, dự án của hội.

Thực hiện hiệu quả hai khâu đột phá “Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động hội cơ sở; đa dạng hóa các hình thức tập hợp phụ nữ; phát huy quyền làm chủ của hội viên, phụ nữ” và “Nâng cao hiệu quả thực chất công tác giám sát, phản biện xã hội, tham mưu đề xuất chính sách góp phần giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ” trong hệ thống hội...

CHỦ TỊCH HỘI LHPN HUYỆN SƠN HÒA NGUYỄN THỊ TẠO: Hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn

Nâng cao chất lượng Hội phụ nữ cơ sở

Ban Thường vụ Hội LHPN huyện Sơn Hòa xác định hoạt động hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn, ngăn chặn “tín dụng đen” là một trong những nội dung quan trọng trong nhiệm vụ “Vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bền vững, tham gia bảo vệ môi trường” gắn với Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017-2025. Do đó, đơn vị đã chỉ đạo 14 tổ chức cơ sở hội tuyên truyền phổ biến đến cán bộ, HVPN trên địa bàn về nội dung này. Đồng thời triển khai các giải pháp mở rộng nguồn cung tín dụng, tạo điều kiện cho HVPN tiếp cận các nguồn vốn ngân hàng thông qua kênh phụ nữ.

Thông qua hoạt động ủy thác vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, đã có 4.731 hộ được vay vốn với tổng dư nợ trên 173 tỉ đồng. Hội LHPN huyện là đơn vị có dư nợ cao nhất (trên 50% tổng số dư nợ) và có chất lượng dư nợ tốt nhất toàn huyện.

Ngoài ra, Hội LHPN các xã, thị trấn cũng đẩy mạnh các phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, thành lập 40 nhóm phụ nữ tiết kiệm với số tiền trên 275 triệu đồng, giúp 74 chị xoay vòng vốn; 19 nhóm phụ nữ vần đổi công giúp nhau trong lao động, sản xuất... Những hoạt động này góp phần hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bền vững, hạn chế, ngăn ngừa “tín dụng đen” trên địa bàn miền núi còn nhiều khó khăn như Sơn Hòa.

CHỦ TỊCH HỘI LHPN HUYỆN TÂY HÒA LƯƠNG THỊ BẠCH HUỆ: Triển khai các mô hình tập hợp, thu hút hội viên

Nâng cao chất lượng Hội phụ nữ cơ sở

Phát triển hội viên là hoạt động có tính chất quyết định trong việc xây dựng tổ chức hội vững mạnh. Vì vậy, việc xây dựng các mô hình tập hợp thu hút HVPN có vai trò vô cùng quan trọng. Thời gian qua, Hội LHPN huyện luôn chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động ở các chi, tổ hội; tích cực triển khai phong trào thi đua và các nhiệm vụ trọng tâm của hội theo hướng gắn bó thiết thực, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho HVPN.

Huyện hội hướng dẫn các cơ sở hội tổ chức sinh hoạt theo lứa tuổi, đa dạng hóa nội dung, phương thức sinh hoạt, đặc biệt là các mô hình tập hợp, thu hút HVPN như: Chi hội Phụ nữ xây dựng nông thôn mới; các mô hình CLB gia đình 5 không 3 sạch, giáo dục cha mẹ nuôi dạy con tốt, phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc; phòng chống bạo lực gia đình, phụ nữ tiết kiệm, phụ nữ chung tay hạn chế túi nilon, chung tay bảo vệ môi trường… thu hút đông đảo HVPN tham gia.

Bên cạnh đó, hội còn tập trung vào các giải pháp hỗ trợ chị em vay vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, phát triển các nghề phụ, đặc biệt là giúp đỡ phụ nữ nghèo, hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ. Nhờ triển khai các mô hình thiết thực, ý nghĩa, tỉ lệ phụ nữ tham gia vào tổ chức hội ngày càng đông. Trong năm, hội đã thu hút thêm 486 hội viên, nâng tổng số hội viên, phụ nữ toàn huyện lên 16.657 người.

CHỦ TỊCH HỘI LHPN HUYỆN PHÚ HÒA TRẦN THỊ HỒNG NGA: Tuyên truyền, vận động phụ nữ nâng cao nhận thức

Nâng cao chất lượng Hội phụ nữ cơ sở

Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao nhận thức phát triển toàn diện là nhiệm vụ thường xuyên của Hội LHPN huyện Phú Hòa. Ngoài việc chủ động tuyên truyền, giáo dục về chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước gắn đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị cho HVPN; hội còn tích cực tuyên truyền các phong trào thi đua, cuộc vận động “Phụ nữ rèn luyện phẩm chất đạo đức tự tin, tự trọng, trung hậu đảm đang” và “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với xây dựng nông thôn mới, các nhiệm vụ công tác Hội… cho 12.924 lượt HVPN.

Đồng thời phối hợp các cấp, ngành, hội cấp trên tư vấn về an toàn thực phẩm; tuyên truyền phòng chống xâm hại, suy dinh dưỡng trẻ em, bạo lực học đường; tuyên truyền an toàn giao thông, chăm sóc sức khỏe phụ nữ… cho 3.508 trẻ em, HVPN. Qua đó góp phần hỗ trợ HVPN nâng cao nhận thức, phát triển toàn diện, đa dạng hóa các hoạt động hướng về cơ sở, lấy hạnh phúc, lợi ích của phụ nữ làm mục tiêu hoạt động để xây dựng tổ chức hội vững mạnh.

CHỦ TỊCH HỘI LHPN XÃ XUÂN QUANG 2 (HUYỆN ĐỒNG XUÂN) NGUYỄN THỊ BÉ: Xây dựng mô hình Làm theo gương Bác giúp người nghèo khó

Nâng cao chất lượng Hội phụ nữ cơ sở

Xuân Quang 2 là một xã còn nhiều khó khăn ở huyện Đồng Xuân. Nhận thức ý nghĩa quan trọng của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, hội LHPN xã đã tích cực tổ chức cho cán bộ, HVPN xã học tập theo tấm gương của Người, đặc biệt là thành lập các mô hình Làm theo gương Bác.

Với phương châm “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”, hội LHPN xã đã vận động các chi hội duy trì mô hình “Hũ thóc tình thương”, năm qua các chi hội đã giúp được 350kg gạo cho người nghèo khó trong xã. Đồng thời, hội duy trì các mô hình “Cho đi là còn mãi”, “Nồi cháo từ thiện”, “Tiếp sức cho học sinh nghèo” và thành lập mô hình “Nuôi mẹ già neo đơn” trợ giúp những cụ già neo đơn, người khó khăn trên địa bàn. Tuy số tiền, gạo vận động được không lớn lắm, nhưng nó góp phần gắn kết tình làng nghĩa xóm, tạo điều kiện cho HVPN, người nghèo khó vươn lên trong cuộc sống, đó là điều đáng quý.

Hiện vẫn còn nhiều hoàn cảnh khó khăn chưa được trợ giúp khiến chúng tôi trăn trở. Do đó tới đây, hội LHPN xã sẽ duy trì những mô hình hiệu quả; đồng thời xây dựng những mô hình thiết thực hơn để có thể trợ giúp nhiều bà con khó khăn trên địa bàn.

NGỌC DUNG (ghi)

VI. CÁC GIẢI PHÁP LỚN

1. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, giáo dục, truyền thông.

- Xây dựng và thực hiện Chiến lược thông tin, giáo dục, truyền thông của Hội. Phát triển và kết hợp nhiều loại hình thông tin, giáo dục, truyền thông trực tiếp và gián tiếp; đổi mới công tác thông tin, giáo dục truyền thông gắn với hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích và tư vấn, hướng dẫn nhằm thúc đẩy chuyển đổi hành vi.

- Xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin, giáo dục, truyền thông của các cấp Hội (tuyên truyền viên, tư vấn viên, báo cáo viên) theo hướng chuyên sâu. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức xã hội, kỹ năng truyền thông, vận động cộng đồng cho cán bộ Hội các cấp. Thiết lập và sử dụng hiệu quả mạng lưới cộng tác viên từ các ngành, các lĩnh vực.

- Trung ương Hội và tỉnh/thành Hội tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng tài liệu tuyên truyền, giáo dục, truyền thông theo chuyên đề phù hợp với đối tượng, vùng miền. Cấp huyện và cơ sở tổ chức tuyên truyền, phổ biến tài liệu đến được với hội viên, phụ nữ.

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các cơ quan thông tin, tuyên truyền thuộc Hội; đa dạng hóa các kênh thông tin của các cấp Hội (Báo, Tờ thông tin…). Xuất bản Tạp chí Phụ nữ và phối hợp xây dựng kênh truyền hình phụ nữ. Định kỳ tổ chức các sự kiện quảng bá, giới thiệu thành tựu hoạt động Hội và phong trào phụ nữ, hình ảnh tích cực của phụ nữ Việt Nam.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, định kỳ có chuyên trang, chuyên mục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của xã hội, cộng đồng, gia đình, phụ nữ đối với công tác phụ nữ và bình đẳng giới.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với từng cấp Hội; cải tiến, nâng cao chất lượng công tác thông tin, báo cáo. Trung ương Hội chủ trì, xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về phụ nữ, bình đẳng giới và các nội dung liên quan công tác Hội.

2. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp.

- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, yêu cầu, trách nhiệm của cán bộ làm công tác phụ nữ trong tình hình mới. Rèn luyện phẩm chất đạo đức theo tiêu chí đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Hội. Xây dựngvà thực hiện tiêu chí tuyển chọn, đánh giá cán bộ phù hợp với yêu cầu của từng vị trí chức danh, ở từng cấp Hội. Định kỳ hàng năm tổ chức rút kinh nghiệm về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ Hội các cấp; trước hết, duy trì nề nếp ở cơ quan Trung ương Hội.

- Xây dựng quy hoạch cán bộ ở từng vị trí chức danh, của từng cấp Hội theo hướng “động” và “mở”; chú trọng cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ trưởng thành qua thực tiễn. Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch; định kỳ rà soát, đánh giá cán bộ để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đảm bảo chất lượng.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch luân chuyển, rèn luyện thực tiễn cho cán bộ trong nội bộ từng cấp và giữa các cấp Hội, đặc biệt ở cấp Trung ương và tỉnh/thành, phù hợp với quy hoạch và yêu cầu bổ nhiệm cán bộ. Bố trí, phân công hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của cán bộ.

- Xây dựng và thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp theo chức danh”. Thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp theo hướng chuyên sâu một việc, biết nhiều việc; chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu để hiểu và vận dụng đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào nhiệm vụ công tác Hội. Cán bộ cấp Trung ương, cấp tỉnh/thành phải thực hiện tốt việc tổng kết thực tiễn đối với các chủ trương công tác lớn của Hội; cán bộ cấp huyện, cơ sở phải làm tốt việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác Hội tại địa bàn.

Xây dựng và phát triển Học viện Phụ nữ Việt Nam đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học về công tác phụ nữ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội, cán bộ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.

- Khuyến khích cán bộ Hội tự học tập, rèn luyện bằng nhiều hình thức đặc biệt qua thực tế cơ sở. Từng cấp Hội xây dựng và thực hiện qui định cụ thể về chế độ công tác cơ sở phù hợp với chức danh, vị trí công tác.

- Nghiên cứu đề xuất chính sách đối với cán bộ Hội các cấp phù hợp với tính chất công tác, đặc điểm giới tính, điều kiện kinh tế của địa phương và quốc gia. Chủ động tổ chức các hoạt động dịch vụ xã hội hợp pháp, xây dựng quỹ hội, thu hội phíđể tổ chức ngày càng tốt hơn các hoạt động Hội và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ Hội.

3. Cải tiến công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý trong hệ thống Hội, khắc phục biểu hiện hành chính hóa, hình thức.

- Tổ chức phân công, qui định rõ chế độ làm việc của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch/Ban Thường vụ các cấp Hội để phát huy năng lực, khả năng đóng góp của mỗi ủy viên. Cải tiến, nâng cao chất lượng các kỳ họp Ban Chấp hành.

- Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo hướng đa dạng hóa các hình thức thi đua phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích của phụ nữ; tăng tính chủ động, sáng tạo của cấp Hội địa phương. Rà soát, sửa đổi, bổ sung qui định, cải tiến cách thức đánh giá thi đua - khen thưởng đảm bảo tính thiết thực, chất lượng, hiệu quả, công bằng, khách quan, có tác dụng động viên tinh thần thi đua yêu nước.

Cùng với phát động phong trào thi đua, chú trọng hướng dẫn, giúp hội viên, phụ nữ nâng cao nhận thức, tích cực tham gia các phong trào thi đua. Kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, tôn vinh, phổ biến kinh nghiệm, nhân điển hình tiên tiến.

- Xác định rõ nhiệm vụ của từng cấp Hội nhằm tăng tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Cấp Trung ương, tỉnh/thành có trách nhiệm chỉ đạo, hỗ trợ cấp huyện và cơ sở trong thực hiện các nhiệm vụ khó, hoặc cách làm/mô hình mới.

- Xây dựng và thực hiện qui định về cơ chế phối hợp giữa các ban, đơn vịcơ quan Trung ương Hội và tỉnh/thành Hội. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình, đề án, chủ trương công tác lớn của Hội. Phân bổ ngân sách hàng năm gắn với việc giao nhiệm vụ chuyên môn, quản lý theo kết quả hoạt động; chỉ đạo thực hiện hoạt động theo chuyên đề, lĩnh vực công tác của ban phong trào kết hợp với phân công phụ trách địa bàn.

- Xác định nội dung và đối tượng ưu tiên trong hoạt động của các cấp Hội theo hướng cấp Trung ương đưa ra định hướng, chủ trương lớn;các cấp Hội địa phương căn cứ điều kiện thực tế chủ động lựa chọn đối tượng, nội dung trọng tâm trong từng nhiệm vụ, theo từng giai đoạn; ưu tiên đầu tư mọi hoạt động về cơ sở, giải quyết những vấn đề cấp bách, vấn đề cótính chiến lược, các vấn đề liên quan đến các nhóm phụ nữ đặc thù (phụ nữ khuyết tật, dân tộc thiểu số, phụ nữ yếu thế…). Xây dựng, phát triển các mô hình hoạt động sáng tạo, hiệu quả, bền vững, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm đối tượng, điều kiện của địa phương, coi trọng phát huy nội lực của phụ nữ và cộng đồng.

- Cải tiến phương pháp, lề lối làm việc theo hướng khoa học, hiệu quả; tăng cường chất lượng lập kế hoạch ở từng cấp, coi trọng việc xác định nhu cầu của hội viên, phụ nữ; huy động sự tham gia của hội viên, phụ nữ trong xác định và thực hiện nhiệm vụ công tác Hội. Xây dựng phong cách người cán bộ Hội sâu sát cơ sở, gắn bó,trách nhiệm với hội viên, phụ nữ.

- Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết và Điều lệ Hội. Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động mang tính định lượng. Sự chuyển biến tích cực của hội viên, phụ nữ, gia đình về nhận thức, kiến thức, thái độ, hành vi là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động Hội. Định kỳ sơ, tổng kết, đánh giá tác động và rút kinh nghiệm.

4. Đầu tư nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và phản biện xã hội phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng cấp Hội

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp. Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo, tham mưu, tổng kết thực tiễn đối với cán bộ phong trào và cán bộ nghiên cứu.

- Đưa thành nội dung nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hàng năm, có bố trí kinh phí và phân công đầu mối tham mưu, tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và phản biện xã hội. Qui định yêu cầu nhiệm vụ nghiên cứuđối với các ban/đơn vị, cán bộ Hội cấp Trung ương và tỉnh/thành theo chức danh, nhiệm vụ và số năm kinh nghiệm công tác.

- Trung ương Hội củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu; đổi mới công tác nghiên cứu theo hướng lựa chọn ưu tiên, chú trọng nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu dự báo, nghiên cứu tổng kết mô hình nhằm phục vụ công tác tham mưu đề xuất, đề ra chủ trương và chỉ đạo thực hiện.

Xây dựng và thực hiện Chiến lược nghiên cứu của Hội; mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu về phụ nữ và bình đẳng giới. Thành lập trung tâm dữ liệu nguồn về phụ nữ, công tác phụ nữ và bình đẳng giới. Nghiên cứu, cập nhật và hệ thống hóa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến phụ nữ, công tác phụ nữ và bình đẳng giới. Khai thác, sử dụng có hiệu quả các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước phục vụ cho Hội.

Trong nhiệm kỳ tổ chức nghiên cứu từ 1 đến 2 đề tài cấp Nhà nước và thực hiện tốt vai trò đầu mối nghiên cứu đề xuất mô hình bộ máy quản lý nhà nước về công tác phụ nữ, gia đình và trẻ em.

- Trung ương Hội, tỉnh/thành Hội xây dựng và phát huy đội ngũ chuyên gia là cán bộ chuyên trách Hội và cộng tác viên từ các ngành. Thành lập tổ chuyên gia tham mưu cho Đoàn Chủ tịch thực hiện tốt việc lồng ghép giới trong xây dựng văn bản qui phạm pháp luật theo qui định của Luật Bình đẳng giới.

- Xây dựng qui định về việc các cấp Hội định kỳ phản ánh tình hình thực hiện chủ trương chính sách và tình hình phụ nữ tại địa phương. Bồi dưỡng kỹ năng thu thập, tổng hợp thông tin, nắm bắt tình hình, phát hiện vấn đề, đặc biệt coi trọng phương pháp thu thập và thống kê số liệu cho cán bộ cấp huyện và cơ sở.Nghiên cứu xây dựng mô hình và tổng kết, đánh giá mô hình hoạt động tại cơ sở.

5. Mở rộng, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, vận động nguồn lực.

- Thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa Hội với các cấp chính quyền, các bộ, ban, ngành trong hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và công tác phụ nữ. Chủ động phối hợp, liên kết với các ngành, cơ quan, tổ chức trên cơ sở các chương trình/nghị quyết liên tịch, tạo sức mạnh tổng hợp và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phụ nữ trong điều kiện đổi mới và hội nhập.

- Thiết lập mạng lưới và kết nối với các tổ chức cùng mục đích hoặc đối tượng hoạt động ở trong và ngoài nước nhằm tạo thêm sức mạnh và sự ủng hộ, đồng thuận cho tổ chức Hội trong vận động chính sách và chăm lo cho phụ nữ.

- Mở rộng mạng lưới chuyên gia tư vấn, cộng tác viên chuyên sâu từng lĩnh vực. Các cấp Hội phối hợp với các ngành phát huy vai trò của nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, nữ cấp ủy, cán bộ nữ. Cấp Trung ương và tỉnh/thành tập trung vào phát huy vai trò của các chuyên gia trong xây dựng, phản biện chính sách và các chiến lược hoạt động của Hội. Cấp huyện và xã có mô hình thu hút sự tham gia của các cộng tác viên, cán bộ nữ chủ chốt để thực hiện các nhiệm vụ công tác Hội. Huy động sự tham gia của xã hội, của phụ nữ, đặc biệt là trí thức, doanh nhân để thúc đẩy công tác phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới.

- Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực từ các đề án, tiểu đề án, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình liên tịch và các dự án quốc tế. Xây dựng các quy định, quy chế phân bổ và sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực.Tiếp tục chủ động xây dựng các đề án đề xuất với Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố nhằmgiải quyết có tính chiến lược những vấn đề liên quan tới phụ nữ và gia đình.

- Xây dựng và thực hiện hiệu quả Chiến lược vận động nguồn lực quốc tế của Hội nhằm tăng nguồn lực về chuyên môn, tài chính cho hoạt động Hội.

- Nâng cao kiến thức, năng lực lập kế hoạch và quản lý tài chính của cán bộ Hội các cấp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý trong các cấp Hội.