Nâng mũi có được đi xe máy không

Nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được? đối với mũi thường thì chỉ mất 2-3 ngày bạn có thể đi được, còn đối với mũi cấu trúc bạn phải mất tầm 5-7 ngày thì mới đảm bảo để tháo nẹp. 3 Lời khuyên sau khi nâng mũi: đi chậm & tránh các đoạn đường xấu, che chắn mũi bằng khẩu trang, đồ chống nắng và không dùng mũ bảo hiểm fullface.

1/ Những lo lắng thường gặp khi đi xe máy sau nâng mũi

Sau khi thực hiện thẩm mỹ mũi, bạn còn phải trải qua quá trình tự chăm sóc, chế độ kiêng khem đặc biệt mới có thể  đạt tới kết quả tốt nhất. Vậy nên, những người có nhu cầu đi lại thường xuyên có thể gặp phải một số vấn đề như:

1.1/ Tụt sụn mũi do ổ gà, ổ voi, đường xóc

Chất liệu nâng mũi cần phải có thời gian để hình thành sự gắn kết, tương thích với các tế bào mô mềm của cơ thể. Do đó, nếu như phải chịu đựng các lực quá mạnh thì sụn rất dễ bị lệch khỏi vị trí và tụt ra ngoài.

Nâng mũi có được đi xe máy không

Cũng bởi vùng da đầu mũi sau khi nâng khá mỏng và yếu nên khó bao bọc, nâng đỡ một cách chắc chắn chất liệu sụn vừa đưa vào bên trong. Vậy nên, mọi tác động đến vị trí nhạy cảm này đều gây nên những hệ lụy không hề đơn giản.

Theo một số nhận định của chuyên gia, đường gồ ghề và xuống cấp được xếp vào một trong những tác nhân ngoại cảnh nguy hiểm, cản trở rất lớn tới sự ổn định của mũi.

1.2/ Khói bụi đường phố

Mặc dù, vết mổ ở mũi sẽ được băng lại cẩn thận nhưng bụi bặm và các vi khuẩn có hại “ẩn nấp” bên ngoài môi trường vẫn có thể xâm nhập bất cứ lúc nào. Bởi chúng tồn tại dưới dạng siêu nhỏ, rất khó để nhìn nhận thấy bằng mắt thường để chủ động né tránh.

Không những vậy, ngay cả với những người có cơ địa khỏe, sức đề kháng tốt cũng khó tránh khỏi tác động tiêu cực của khói bụi. Đó là lý do rất nhiều khách hàng sau khi nâng mũi cảm thấy hoang mang và lo sợ bị nhiễm trùng, dị ứng, tổn thương…

1.3/ Ánh nắng mặt trời

Bức xạ mặt trời luôn là kẻ thù với sức khỏe con người, đặc biệt khi cơ thể đang khá yếu và có vết thương trên da. Không ít người vừa kết thúc phẫu thuật nâng mũi đã chủ quan để bản thân phơi nắng dưới trời oi bức khiến vùng da quanh vết mổ bị mẩn đỏ, phồng lên và đau rát.

Đồng thời, làn da mỏng manh ở đầu mũi cũng vì thế mà càng yếu đi, dễ dẫn tới lộ sụn.

Nâng mũi có được đi xe máy không

Trong một số nghiên cứu của BYT Canada, tia UV có thể làm cho các vết bầm trên mũi trở nên trầm trọng hơn. Thậm chí, những vết thâm tím còn tồn tại dai dẳng từ 1-2 tháng.

1.4/ Tai nạn giao thông

Các bác sĩ thường khuyến cáo rằng sau khi sửa mũi cần phải có người thân đưa về. Bởi bất cứ ai vừa trải qua phẫu thuật đều có thể trạng yếu do vừa dùng thuốc mê, sức khỏe chưa ổn định 100%.

Chính vì vậy, bạn rất khó tự chủ được tay lái của mình để tham gia giao thông một cách an toàn. Nếu không muốn tự đẩy bản thân vào tình thế nguy hiểm thì bạn nên cẩn trọng để phòng tránh tối đa các tai nạn đáng tiếc.

2/ Nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được?

BS Thomas Lê (BVTM Kangnam) chia sẻ: “Theo nguyên tắc, bạn có thể lái xe máy sau khi được tháo nẹp và cảm thấy vết thương đã ổn định. Tuy nhiên, thời gian cụ thể còn dựa vào các nhân tố: sụn nâng, kỹ thuật, cơ địa, cách chăm sóc…”

Mặc dù, thời điểm được phép gỡ nẹp mũi sẽ do bác sĩ cân nhắc và đưa ra quyết định, nhưng bạn có thể tham khảo thêm các dấu mốc dưới đây:

  • Nâng mũi thường: 2-3 ngày.
  • Nâng mũi cấu trúc: 5-7 ngày.

Nâng mũi có được đi xe máy không

Những khách hàng có cơ địa quá yếu sẽ cần nhiều thời gian để tự tái tạo tế bào mới và sửa chữa tổn thương cũ. Nhìn chung, khi mũi vẫn chưa hoàn toàn lành lại và vẫn còn sưng tấy, nóng đỏ thì bạn cần hạn chế ra ngoài, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây hại từ môi trường.

Thêm vào đó, hãy dành ít nhất 60% số giờ trong ngày để nghỉ ngơi, giữ trạng thái tinh thần thư giãn.

Sau 2 tuần chỉnh hình mũi, mọi cảm giác khó chịu sẽ biến mất hoàn toàn, bạn có thể dần trở lại cuộc sống hằng ngày và lái xe máy bình thường.

🔔🔔🔔 ĐỌC TIẾP: Những hiện tượng THƯỜNG GẶP sau khi nâng mũi 

3/ Những lưu ý khi đi xe máy sau khi nâng mũi

Nếu bạn bắt buộc cần ra ngoài, hãy lưu lại những tips quan trọng để bảo toàn kết quả nâng mũi hoàn hảo nhất, đẩy lùi toàn bộ rủi ro tiềm ẩn tới sức khỏe và nhan sắc.

3.1/ Đi chậm & tránh các đoạn đường xấu

Người mới nâng mũi nên di chuyển bằng xe mới với tốc độ 20-25km/h để dễ dàng kiểm soát tình huống và tránh được các sự cố bất ngờ xảy ra khi điều khiển phương tiện.

Nâng mũi có được đi xe máy không

Bên cạnh việc giữ tốc độ vừa phải thì việc tránh những con đường xuống cấp, đang bị hư hỏng cũng là điều đáng chú ý. Đặc biệt, nếu vô tình đi vào các “ổ gà”, “ổ voi” thì bạn không nên phanh quá gấp mà hãy từ từ giảm tay ga, cố gắng né tránh xóc nảy một cách khéo léo.

3.2/ Che chắn mũi bằng khẩu trang, đồ chống nắng

Để ngăn cản khói bụi độc hại và ánh nắng gay gắt tác động đến mũi, bạn nên học cách trang bị “đồ nghề” bảo hộ đầy đủ nhất, che chắn cẩn thận cho gương mặt. Từ đó,  góp phần tạo nên sự hoàn mỹ cho kết quả nâng mũi sau này.

Một số gợi ý bổ ích là:

  • Sau khi vệ sinh vùng da quanh mũi hãy thoa lớp KCN
  • Có thể đệm 1 lớp băng gạc trước khi đeo khẩu trang.
  • Mặc áo chống nắng liền mũ, nên dùng chất liệu cotton.
  • Uống TPCN hỗ trợ cản tia UV nếu được BS cho phép.

Nâng mũi có được đi xe máy không

3.3/ Không dùng mũ bảo hiểm fullface

Điểm nổi bật của loại mũ BH này là kín và nóng, có thể bị tích tụ mồ hôi trên da mặt gây ảnh hưởng đến tốc độ lành thương. Hơn nữa, chiếc mũ trùm kín toàn bộ đầu còn rất dễ gây cọ xát, nếu không cẩn thận có thể va đập vào sống mũi.

Giải pháp tối ưu nhất là chọn mũ ¾ đầu (Open-face) để vừa đảm bảo chắc chắn, vừa không gây ảnh hưởng tới form mũi sau nâng. Cùng với đó là mua hàng chính hãng tại các thương hiệu uy tín có tên tuổi trên thị trường để đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

Nâng mũi có được đi xe máy không

Lưu ý, những chiếc mũ có kiểu mẫu thời trang quá mỏng, dễ vỡ cần loại bỏ ra khỏi danh sách lựa chọn của bạn, thậm chí còn phải “tẩy chay” mạnh mẽ vì mức độ nguy hiểm đằng sau là quá lớn.

Ngoài việc tìm hiểu kỹ vấn đề nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được thì quý vị nên tham khảo cách xây dựng chế độ chăm sóc tại nhà để có được Form mũi cao, chuẩn phong thủy.