Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ thể thơ

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu: "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!" (Ngữ văn 8 tập 2) 1) Khổ thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Khổ thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào? 2) Nêu nội dung chính của văn bản có khổ thơ trên? 3) Câu thơ "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!" thuộc kiểu câu gì? Nêu chức năng của kiểu câu đó?

4) Viết một đoạn văn ngắn 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên?

Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu: "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!" (Ngữ văn 8 tập 2) 1) Khổ thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Khổ thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào? 2) Nêu nội dung chính của văn bản có khổ thơ trên? 3) Câu thơ "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!" thuộc kiểu câu gì? Nêu chức năng của kiểu câu đó?

4) Viết một đoạn văn ngắn 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên?

1) Quê hương của Tế Hanh, phương thức biểu đạt: biểu cảm 2) tình yêu biển cả tha thiết của người dân miền biển, cảm nhận được tình yêu quê hương- nỗi nhớ quê hương luôn đau đáu 3) là kiểu câu cảm thán với hành động bộc lộ cảm xúc tả thêm nỗi nhớ da diết, bộc lộ cảm xúc nhân vật

4) ''Quê hương'' là một trong số những bài thơ đặc sắc của Tế Hanh. Bài thơ nói về làng quê miền biển của tác giả, về tấm lòng yêu mến thiên nhiên, yêu mến những con người lao động cần cù. Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ thể hiện được nhịp sống hối hả của một làng chài ven biển. Qua khồ thơ, ta cảm nhận được tình yêu quê hương của tác giả sau đậm thời trai trẻ. Hai câu đầu, nói lên tiếng lòng yêu thương của tác giả về quê hương mình, giới thiệu quê hương làng biển. Màu xanh của biển, cá bạc ,chiếc buồm vôi nó nói lên cái tình yêu tác giả với những hương vị đặc trưng quê hương Quãng Ngải đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Ở hai câu sau, nói lên tình yêu quê hương đau đáu trong lòng tác giả cái mùi biển mặn nồng, cái màu nước xanh xanh tất cả như hòa quyện tạo nên bức tranh quê hương gồm những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi tả khiến cho ta mườn tượng lên một khung cảnh quê hương đậm chất miền biển

Reactions:

Chào em, em tham khảo gợi ý: 1. Đoạn thơ nằm trong bài thơ "Quê hương" của tác giả Tế Hanh. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ: biểu cảm. 2. Nội dung chính của văn bản "Quê hương": Bài thơ đã khắc họa thành công hình ảnh của làng chài ven biển tươi sáng, bình yên với những con người khỏe khoắn, hăng say lao động. Qua đó, bài thơ thể hiện nỗi nhớ, tình yêu sâu đậm của Tế Hanh dành cho quê hương. 3. Câu thơ "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!" là câu cảm thán, dùng để bộc lộ cảm xúc.

4. Trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh, khổ thơ cuối như một thước phim quay chậm về hình ảnh quê hương trong kí ức của nhà thơ. Mặc dù đang đi học xa nhà nhưng quê hương vẫn luôn đồng hành với nhà thơ. Nghệ thuật liệt kê qua các hình ảnh "màu xanh nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi", với "con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi" gợi liên tưởng đến một làng quê yên bình ven biển, với con sông Trà Bồng uốn khúc lượn quanh. Những hình ảnh thân thuộc ấy luôn in đậm trong trái tim người con xa quê, là sợi dây kết nối người con ấy với quê hương. Để rồi, kết thúc bài thơ là điệp khúc nhớ: "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ", "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá". Bằng cách biểu đạt tình cảm trực tiếp, nhà thơ diễn tả tấm lòng thiết tha, thành thực về làng quê với cả hình ảnh, màu sắc và hương vị. Đặc biệt là "mùi vị nồng mặn quá". Đó là hương vị của biển cả, thứ hương vị "thấm dần trong thớ vỏ", thứ hương vị đặc trưng cho miền quê với những chàng trai "cả thân hình nồng thở vị xa xăm".

Reactions:

Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nỗi nhớ đó trào dâng niềm xúc động được thể hiện bằng lời, bằng những cảm giác sâu đậm nhất: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Nếu nhà thơ không có một tình yêu chân thành, sâu nặng đối với quê hương thì không thể qua những câu miêu tả mà thể hiện được tình yêu quê hương sâu sắc như thế. Do đó, cảm xúc của tác giả thể hiện mạnh mẽ qua các hình ảnh, qua cách miêu tả. Qua miêu tả, nhà thơ làm nổi bật cái hồn của làng quê, cho thấy không chỉ qua những gì mà các giác quan thu nhận được mà còn bằng sự cảm nhận từ chiều sâu tâm hồn, vì thế “cánh buồm trắng” mới hóa thân thành “mảnh hồn làng” một cách tự nhiên nhất. Sự sáng tạo các hình ảnh để bộc lộ cảm xúc trữ tình tha thiết là nét độc đáo của bài thơ này.

Hướng dẫn

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.

Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

Bài thơ đem lại ấn tượng khó phai về một làng chài cách biển nửa ngày sông, lung linh sóng nước, óng ả nắng vàng. Dòng sông, hồn biển ấy đã là nguồn cảm hứng theo mãi Tế Hanh từ thuở “hoa niên” đến những ngày tập kết trên đất Bắc.

Theo wikisecret.com

Video liên quan

Chủ đề