Nền kinh tế của châu đại dương phát triển như thế nào

Người bản địa chiếm % dân số là:

Vùng tập trung đông dân nhất Ôt-xtrây-li-a:

Khoáng sản tập trung chủ yếu ở:

Các khoảng sản chính của châu Đại Dương là:

Các nước có nền kinh tế nhất châu Đại Dương là:

Bộ tộc nào không phải là người bản địa của châu Đại Dương:

Nước có tỉ lệ dân thành thị cao nhất châu Đại Dương:

Các quốc gia châu Đại Dương không xuất khẩu sản phẩm:

Người châu Âu chiếm tỉ lệ cao ở Ô-xtray-li-a và Niu Di-len là do:

Tại sao dân cư ở Ô-xtray-li-a tập trung chủ yếu ở vùng phía Đông, Đông Nam?

Khoáng sản tuy có trữ lượng lớn nhưng chủ yếu tập trung trên các đảo lớn thuộc Tây Thái Bình Dương. Các khoáng sản chính là bôxit (1/3 trữ lượng của thế giới), niken (1/5 trữ lượng của thế giới), sắt, than đá, dầu mỏ, khi đốt, vàng, đổng, thiếc, iranium ...
Các đảo san hô thường có nhiều phốt phát, nhiều bãi biển đẹp, đại dương bao quanh có nhiều hải sản.
Châu Đại Dương có ít đất trồng trọt. Ở lục địa Ô-xtrây-li-a, đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 5% tổng diện tích. Màu mỡ nhất là đất núi lửa trên các đảo.
Kinh tế của các nước châu Đại Dương phát triển rất không đều. Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len là hai nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ; tuy lực lượng lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất thấp nhưng hai nước này lại nổi tiếng về xuất khẩu lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa ...; các ngành công nghiệp khai khoáng, chế tạo máy và phụ tùng điện tử, chế biến thực phẩm ... rất phát triển.

Các quốc đảo còn lại đều là những nước đang phát triển. Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chính là khoáng sản (phốt phát, dầu mỏ, khí đốt, vàng, than đá, sắt...ế), nông sản (cùi dừa khô, ca cao, cà phê, chuối, vani...), hải sản (cá ngừ, cá mập, ngọc trai...), gồ. Trong công nghiệp, chế biến thực phẩm là ngành phát triển nhất.
Ngành du lịch có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước.

Kinh tế nông nghiệp châu Đại Dương như thế nào?

kinh tế nông nghiệp châu đại dương như thế nào

việt nam có kinh tế như thế nào

việt nam thuộc kiểu khí hậu nào tại sao nó lại như vậy

- Kinh tế

- Châu Đại Dương có thu thập bình quân đầu người cao nhưng ko đồng đều. Cơ cấu giữa các nghành ko đồng đều, dịch vụ và công nghiệp chiếm tỉ trọng cao, nghành nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp.

- Châu Đại Dương ít đất trồng trọt. Riêng lục địa ôt- xtrây- li- a chiếm 5% diện tích trồng trọt. Ôt - xtrây- li- a và Niu- di - lân là 2 nước có nền kinh tế phát triển hơn cả.

- Trong nghành công nghiệp châu Đại Dương phát triển nghành chế biến thực phẩm và nghành du lịch.

CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!

Bài 49: Dân cư và kinh tế châu Đại Dương

I. Mục tiêu bài học:

    1. Kiến thức:

        - HS trình bày được đặc điểm dân cư châu Đại Dương

        - HS trình bày được sự phát triển kinh tế xã hội châu Đại Dương

        - Hiểu được mối quan hệ giữa các điều kiện tự nhiên với sự phân bố dân cư, sự phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp, nông nghiệp

    2. Kĩ năng:

        - Kĩ năng đọc và phân tích bảng số liệu, lược đồ, bản đồ để nắm được nội dung kiến thức

    3. Thái độ:

        - Giáo dục cho HS tinh thần ham học hỏi, tình yêu với bộ môn

II. Phương tiện dạy – học:

    1. GV: Bản đồ phân bố dân cư thế giới, Lược đồ kinh tế Ô-xtrây-lia và Niu Di-len, tư liệu, tranh ảnh về dân cư, chủng tốc, hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của châu Đại Dương

    2. HS: vở ghi, SGK

III. Bài giảng:

    1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

        - Châu Đại Dương gồm những bộ phận nào?

        - Nguyên nhân nào khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương?

    2. Bài mới:

    Vào bài: (2’) Buổi hôm trước các con đã được tìm hiểu về thiên nhiên châu Đại Dương có những đặc điểm về vị trí địa lí, địa hình với những điều kiện tự nhiên đặc biệt .Vậy trong môi trường ấy, dân cư sinh sống như thế nào, phát triển kinh tế ra sao? Chúng ta sẽ đi vào bài hôm nay để giải đáp những vấn đề đó: “Bài 49: Dân cư và kinh tế châu Đại Dương”

Hoạt động thầy và trò

Nội dung bài học

GV: Yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc bảng số liệu mục 1 tr147 và yêu cầu HS nhận xét về mật độ dân số, tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia thuộc châu Đại Dương. Đưa bảng MĐDS các châu lục trên TG và cho HS nhận xét.

? Tại sao mật độ dân số châu Đại Dương thấp nhất thế giới?

GV: “Vậy, hãy dựa vào bảng số liệu và kênh chữ trong SGK, các con hãy làm cho cô BT 1 trong phiếu BT”

HS: Làm BT 1 trong phiếu bài tập rồi trình bày đáp án

GV: Chuẩn xác kiến thức

GV: “Như ta vừa tìm hiểu thì dân cư châu Đại Dương bao gồm 2 thành phần: người bản địa và người nhập cư. Cô mời 1 bạn lên đọc cho cô thông tin trên slide”.

Bài 49: Dân cư và kinh tế châu Đại Dương

 1. Dân cư: 

<Gắn bảng>

Chuyển ý: Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu về dân cư của châu Đại Dương, vậy con người nơi đây đã khai thác những tài nguyên sẵn có của châu lục để phát triển kinh tế như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu phần 2 nhỏ: Kinh tế

? Dựa vào bảng số liệu thống kê mục 2 trang 148, nhận xét trình độ phát triển kinh tế của 1 số quốc gia ở châu Đại Dương

HS: Trả lời, các HS khác nhận xét và bổ sung

GV: Chuẩn xác kiến thức

? Dựa vào kiến thức đã học kết hợp đọc H49.3, hãy trả lời cho cô châu Đại Dương có những tiềm năng để phát triển công nghiệp và dịch vụ ntn?

(Khoáng sản, đất trồng badan, khai thác thủy sản, du lịch)

? Ở phía Nam Ô-xtrây-li-a có những vật nuôi và cây trồng nào phân bố và phát triển manh? Tại sao?

(Cừu, lúa mì, củ cải đường là những loài cây trồng, vật nuôi vùng có khí hậu ôn đới)

? Dựa vào H49.3 kết hợp SGK cho biết sự khác biệt về kinh tế của Ô-xtrâylia và Niu Di-len với các quốc đảo còn lại trong Châu Đại Dương.

HS: thảo luận nhóm (cả lớp chia 2 nhóm), hoàn thành bảng. Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm còn lại theo dõi bổ sung

GV: chuẩn xác kiến thức theo bảng rồi cho HS xem các hình ảnh về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ (cains ở Úc, vườn hoa, nhà hát opera ơ Sydney, núi băng ở bang victoria)

2. Kinh tế châu Đại Dương

- Trình độ phát triền kinh tế không đồng đều, phát triển nhất ở Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len

Ngành

Kinh tế Ô-xtrây-li-a và  Niu Di-len

Kinh tế các quốc đảo

1. Công nghiệp

Đa dạng: khai khoáng, chế tạo máy và phụ tùng điện tử, chế biến thực phẩm

Phát triển nhất là chế biến thực phẩm

2. Nông nghiệp

Chuyên môn hóa, sản phẩm nổi tiếng là lúa mì, len, thịt bò, cừu, sản phẩm từ sữa

Chủ yếu là khai thác thiên nhiên, trồng cây công nghiệp để xuất khẩu

3. Dịch vụ

-Tỉ lệ lao động dịch vụ cao

-Du lịch phát huy mạnh tiềm năng

Có vai trò quan trọng trong nền kinh tế

IV. Củng cố: khoanh tròn đáp án đúng

    1. Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len nổi tiếng về xuất khẩu:

        A. máy móc, thiết bị điên tử

        B. lúa gạo, thịt lợn, thịt bò

        C. nông sản, hải sản, gỗ

        D. lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa

    Chọn D

    2. Mật độ dân số châu Đại Dương:

        A. thấp thứ 2 thế giới, tỉ lệ dân thành thị cao

        B. thấp nhất thế giới, tỉ lệ dân thành thì cao

        C. cao nhất thế giới, tỉ lệ dân thành thị thấp

        D. cao thứ 2 thế giới, tỉ lệ dân thành thị thấp

    Chọn B

V. Dặn dò:

    - Học bài cũ

    - Ôn lại phương pháp phân tích lát cắt địa hình và phân tích biểu đồ khí hậu