Nêu bốn việc làm của em thể hiện biết ơn và vâng lời thầy cô giáo

Những việc làm thể hiện lòng biết ơn ông bà,cha mẹ,biết ơn thầy cô giáo
Những việc làm thể hiện lòng biết ơnnhững người đã giúp em khi găp khó khăn

Nêu bốn việc làm của em thể hiện biết ơn và vâng lời thầy cô giáo

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm của bạn nào dưới đây? Vì sao?

1. Gia đình Hà có bốn người: bố, mẹ, Hà và em trai. Để hai chị em Hà có nhiều thời gian học tập và vui chơi, bố mẹ thường làm hết việc nhà. Mấy hôm nay mẹ bị ốm nên mọi việc đều do một mình bố xoay xở, còn hai chị em Hà vẫn mãi chơi, không giúp đỡ bố cũng không quan tâm, động viện mẹ.

2. Lan là học sinh khuyết tật mới chuyển đến lớp. Em thường ngồi một chỗ xem các bạn vui đùa, chạy nhảy. Thấy vậy, Mai đến trò chuyện và cùng chơi với Lan.

3. Cạnh nhà Phúc có một bà cụ neo đơn. Phúc thường sang chơi với cụ mỗi khi rảnh rỗi. Cuối tuần được nghỉ, Phúc rủ các bạn hàng xóm sang quyét dọn nhà cửa, nhổ cỏ vườn và nói chuyện để cụ đỡ buồn.

Bước vào cổng trường, không khí rộn ràng náo nức của các em học sinh khiến cho chúng em cũng bang khuâng một niềm vui xao xuyến, chúng em như tìm thấy được bóng dáng của chính mình trên những khuôn mặt hồn nhiên, trong sáng kia. Chúng em đã từng trải qua quãng thời gian đẹp như vậy, để giờ đây khi trở về thì những kí ức ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ, những kí ức khi xưa cũng ùa về.

Chúng em đã vào văn phòng của thầy cô để tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm, những lời chúc chân thành nhân ngày lễ trọng đại này. Những bó hoa tươi thắm cũng chính là tấm lòng trân trọng biết ơn của chúng em dành cho thầy cô. Chúng em mỗi ngày một lớn thêm, thầy cô dường như vẫn vậy, vẫn là những người thầy, người cô đầy nhân hậu, nhiệt huyết với nghề. Chuyến về thăm trường này một mặt chúng em muốn gửi lời tri ân đến thầy cô nhưng cũng là chuyến đi đầy mong mỏi cho cuộc gặp gỡ với cô giáo chủ nhiệm cũ đầy kính yêu của lớp chúng em xưa.Cô giáo chủ nhiệm của lớp em là cô Duyên, cô là người phụ trách, dìu dắt các hoạt động của lớp nhưng cũng là giáo viên phụ trách môn tiếng việt của chúng em. Cô là một người mẹ thứ hai của chúng em với tấm lòng nhân hậu, yêu thương, quan tâm tận tụy đến từng hoạt động, đến từng học sinh trong lớp, cô là người mà chúng em vô cùng yêu mến và kính trọng. Dù đã ra trường được nhiều năm nhưng cô vẫn nhớ rõ tên, biệt danh của từng đứa, điều này khiến cho em và các bạn đều vô cùng xúc động.

Có một kỉ niệm mà em nhớ mãi, đó là vào kì học thứ nhất của năm học lớp năm, khi ấy chúng em đã là những người anh người chị trong mái trường tiểu học, tâm sinh lí cũng phát triển chưa toàn diện nên chúng em vô cùng ngang bướng và khó bảo. Từ lớp một đến lớp bốn thì thành tích học của chúng em rất tốt, nhưng lên lớp năm chúng em trở nên lười biếng, phá phách hơn và thường xuyên nằm trong danh sách những lớp cá biệt của trường. Các thầy cô giáo cũng rất e dè khi nhận làm chủ nhiệm của em, nhưng cô Duyên thì không như vậy, cô đã đề nghị ban giám hiệu xin làm chủ nhiệm của lớp chúng em.

Ngày đầu vào lớp, như thường lệ chúng em không mấy chú ý đến sự xuất hiện của cô giáo mới mà chỉ nghĩ xem có những trò nghịch ngợm, phá phách nào cho thú vị. Nhưng cô Duyên không bị những trò nghịch ngợm của chúng em làm cho tức giận, ngược lại chúng em càng nghịch thì cô càng nhẹ nhàng nhắc nhở, cô đến từng nơi, chỉ dẫn cho từng đứa học sinh chúng em. Ai mắc lỗi cô cũng không trách móc trước lớp mà cô thường gọi riêng những học sinh ấy để nhắc nhở nhẹ nhàng. Dần dà trước sự quan tâm của cô,chúng em cảm thấy yêu mến cô hơn và cũng nghe lời cô học hành cẩn trọng.Trong suốt quá trình học, cô luôn chủ động giúp đỡ, hỗ trợ chúng em trong học tập và thi đua. Không chỉ vậy, cô còn thường xuyên tổ chức cho chúng em vui chơi, liên hoan nhẹ vào mỗi buổi sinh hoạt, thay vì hoạt động kiểm điểm những học sinh có hành vi không tốt trong tuần. Sự xuất hiện của cô như một phép thần kì đối với lớp học chúng em, lớp em từ một lớp nghịch ngợm phá phách đã có ý thức học hơn, và cuối kì kết quả học tập tốt chính là công lao to lớn của cô.

Những người thầy, người cô là những người cho ta kiến thức, dạy dỗ chúng ta nên người, bằng tấm lòng nhiệt huyết với nghề và tấm lòng yêu thương học sinh, các thầy cô đã trở thành những người chèo đò đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ bên kia của tri thức. Là mỗi học sinh chúng ta cần biết ơn, trân trọng những người đã yêu thương, dạy dỗ chúng ta, cho chúng ta những kiến thức bổ ích mà trang bị cho chúng ta những hành trang để bước vào đời.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

  • Giải Vở Bài Tập Đạo Đức Lớp 4
  • Sách Giáo Khoa Đạo Đức Lớp 4
  • Sách Giáo Viên Đạo Đức Lớp 4
  • Vở Bài Tập Đạo Đức Lớp 4

Câu 1 trang 21 Đạo Đức 4: Em hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống trên sẽ làm gì khi nghe Vân nói

Trả lời:

– Các bạn sẽ hưởng ứng Vân cùng nhau đến thăm cô giáo.

Câu 2 trang 21 Đạo Đức 4: Nếu em là học sinh cùng lớp đó, em sẽ làm gì? Vì sao?

Trả lời:

– Em sẽ cùng mọi người mua hoa quả đến thăm cô giáo, giúp đỡ cô dọn nhà.

Bài 1 trang 22 Đạo Đức 4: Việc làm nào trong các tranh dưới đây thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo?

Trả lời:

– Bức tranh 1, 2 và 4 thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.

– Bức tranh 3 không thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. Dù cô không dạy lớp mình nhưng vẫn là cô giáo và cần phải tôn trọng cô.

Bài 2 trang 22 Đạo Đức 4: Những việc làm dưới đây thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo:

a) Chăm chỉ học tập.

b) Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài.

c) Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học.

d) Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường.

đ) Lễ phép với thầy giáo, cô giáo.

e) Chúc mừng thầy giáo, cô giáo nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam

g) Chia sẻ với thầy giáo, cô giáo những lúc khó khăn

Ngoài những việc trên, theo em còn cần làm những việc gì khác để bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo?

Trả lời:

– Những việc làm thể hiện lòng biết ơn với thầy giáo cô giáo: a, b, d, đ, e và g.

– Việc làm c là không thể hiện lòng biết ơn với thầy cô giáo. Do việc mất trật tự làm ảnh hưởng đến tiết học của cô và các bạn khác làm mọi người không tập trung học được.

Bài 3 trang 23 Đạo Đức 4: Em hãy kể một kỉ niệm đáng nhớ nhất về thầy giáo, cô giáo.

Trả lời:

Người cô “bao che”

Đây là một câu chuyện có thật, chuyện kể về sự khoan dung của cô với học trò của mình. Chắc hẳn chúng ta đều đã từng có một thời ham chơi không chịu học tập và tôi cũng vậy. Cô tên là Hạnh, là cô giáo dạy toán của lớp tôi. Hôm đó, là ngày đầu tiên tôi đến lớp học thêm của cô. Nhưng thay vì đi học, tôi đi chơi điện tử với thằng bạn thân của mình và đã nghĩ sẵn lí do nghỉ học của mình “Buổi sau em mới đến học cô ạ”. Ngay tuần đó là buổi họp phụ huynh thường niên và mẹ tôi đã hỏi thăm tình hình học tập của tôi khi đến lớp học thêm của cô. Và thật bất ngờ cô đã trả lời “Cháu buổi đầu học rất tập trung, em cứ yên tâm”. Thật không thể ngờ khi cô đã bao che cho tôi như vậy. Cô bảo tôi rằng: “Cô giúp em lần này, hi vọng lần sau em sẽ không thế nữa, cố gắng học lên và đừng phụ lòng của mẹ em”. Cuối kì từ một học sinh với điểm trung bình toán tôi đã lên điểm giỏi, đỗ đại học với điểm số tốt. Cảm ơn cô rất nhiều, cô giáo của em.

Bài 4 trang 23 Đạo Đức 4: Em hãy viết, vẽ, kể chuyện hoặc cùng các bạn trong nhóm xây dựng một tiểu phẩm về chủ đề kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.

Trả lời:

Nêu bốn việc làm của em thể hiện biết ơn và vâng lời thầy cô giáo

Bài 5 trang 23 Đạo Đức 4: Sưu tầm các bài hát, thơ, truyện, ca dao, tục ngữ nói về công lao của các thầy giáo, cô giáo.

Trả lời:

– Tiên học lễ, hậu học văn

– Bán tự vi sư, nhất tự vi sư

– Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy

– Không thầy đố mày làm nên

– Học thầy không tày học bạn

– Một kho vàng không bằng một nang chữ

– Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.