Nêu một ví dụ cụ thể về áp dụng nguyên lý tồn tại xã hội – ý thức xã hội

Nội dung chi tiết

Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, là những mối quan hệ vật chất – xã hội giữa con người với tự nhiên và giữa con người với nhau; trong đó, quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ vật chất, kinh tế giữa con người với nhau là hai quan hệ cơ bản. Những mối quan hệ này xuất hiện trong quá trình hình thành xã hội loài người và tồn tại không phụ thuộc vào ý thức xã hội.

Tồn tại xã hội gồm các thành phần chính như phương thức sản xuất vật chất; điều kiện tự nhiên-môi trường địa lý; dân số và mật độ dân số v.v, trong đó phương
thức sản xuất vật chất là thành phần cơ bản nhất. Các quan hệ vật chất khác giữa gia đình, giai cấp, dân tộc v.v cũng có vai trò nhất định đối với tồn tại xã hội.

Ý thức xã hội là gì?

Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tình cảm, tập quán, truyền thống, quan điểm, tư tưởng, lý luận v.v nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau. Nói cách khác, ý thức xã hội là những quan hệ tinh thần giữa con người với nhau, là mặt tinh thần trong quá trình lịch sử. Ý thức xã hội có cấu trúc bên trong xác định, bao gồm những mức độ khác nhau (ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận (khoa học); tâm lý xã hội và hệ tư tưởng) và các hình thái của ý thức xã hội (ý thức chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học, khoa học v.v).

Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

– Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội.

+) Tồn tại xã hội là cái thứ nhất, ý thức xã hội là cái thứ hai. Tồn tại xã hội quy định nội dung, bản chất, xu hướng vận động của ý thức xã hội; ý thức xã hội phản ánh cái lôgíc khách quan của tồn tại xã hội.

+) Tồn tại xã hội thay đổi là điều kiện quyết định để ý thức xã hội thay đổi. Mỗi khi tồn tại xã hội, đặc biệt là phương thức sản xuất biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội cũng dần biến đổi theo.

+) Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội không giản đơn, trực tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian. Không phải bất kỳ tư tưởng, quan niệm, lý luận, hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ khi xét cho đến cùng mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tế được phản ánh, bằng cách này hay cách khác, trong các tư tưởng ấy. Như vậy, sự phản ánh tồn tại xã hội của ý thức xã hội phải được xem xét một cách biện chứng.

– Tính độc lập tương đối và sự tác động ngược trở lại của ý thức xã hội.

Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội thể hiện ở:

+) Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội do không phản ánh kịp những thay đổi của tồn tại xã hội do sức ỳ của thói quen, truyền thống, tập quán và tính bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội v.v tiếp tục tồn tại sau khi những điều kiện lịch sử sinh ra chúng đã mất đi từ lâu; do lợi ích nên không chịu thay đổi.

+) Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội. Do tính năng động của ý thức, trong những điều kiện nhất định, tư tưởng, đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội; dự báo được quy luật và có tác dụng tổ chức, hướng hoạt động thực tiễn của con người vào mục đích nhất định.

+) Ý thức xã hội có tính kế thừa. Quan điểm, lý luận của mỗi thời đại được tạo ra trên cơ sở kế thừa những thành tựu lý luận của các thời đại trước. Kế thừa có tính tất yếu khách quan; có tính chọn lọc và sáng tạo; kế thừa theo quan điểm lợi ích; theo truyền thống và đổi mới. Lịch sử phát triển của các tư tưởng cho thấy những giai đoạn hưng thịnh và suy tàn của suy tàn của nền kinh tế.

– Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội cũng gây ảnh hưởng tới tồn tại xã hội.

Thông thường, trong mỗi thời đại, tuỳ theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có những hình thái ý thức xã hội nào đó nổi lên hàng đầu tác động và chi phối các hình thái ý thức xã hội khác. Điều này nói lên rằng, các hình thái ý thức xã hội không chỉ chịu sự tác động quyết định của tồn tại xã hội, mà còn chịu sự tác động lẫn nhau. Mối liên hệ và tác động lẫn nhau đó giữa các hình thái ý thức xã hội làm cho mỗi hình thái ý thức xã hội có những tính chất và những mặt không thể giải thích trực tiếp được bằng các quan hệ vật chất.

– Sự tác động ngược trở lại của ý thức xã hội lên tồn tại xã hội là biểu hiện quan trọng của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.

Đó là sự tác động nhiều chiều với các phương thức phức tạp. Sự tác động này thể hiện mức độ phù hợp giữa tư tưởng với hiện thực; sự xâm nhập của ý thức xã hội vào quần chúng cả chiều sâu, chiều rộng và phụ thuộc vào khả năng hiện thực hoá ý thức xã hội của giai cấp và đảng phái. Như vậy, ý thức xã hội, với tính cách là thể thống nhất độc lập, tích cực tác động ngược trở lại lên tồn tại xã hội nói riêng và lên đời sống xã hội nói chung.

Xem thêm:

>>> Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động, làm việc mới nhất

>>> Khiếu nại là gì? Tố cáo là gì?

CÔNG TY LUẬT THIÊN MINH

Address: Tòa AQUA 2 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Hotline: 0839 400 004 – 0836 400 004

Email: 

Trân trọng !

-    Khái niệm tồn tại xã hội

+ Khái niệm:                                                           

Khái niệm tồn tại xã hội dùng để chỉ toàn bộ sinh hoạt vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất của mỗi cộng đồng người trong những điều kiện lịch sử xác định.

+ Các yếu tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, gồm có:

Một là, phương thức sản xuất ra của cải vật chất của xã hội đó. Ví dụ, phương thức kỹ thuật canh nông lúa nước là nhân tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh hoạt vật chất truyền thống của người Việt Nam.

Hai là, các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý, như: các điều kiện khí hậu, đất đai, sông hồ,... tạo nên đặc điểm riêng có của không gian sinh tồn của cộng đồng xã hội.

Ba là, các yếu tố dân cư, bao gồm: cách thức tổ chức dân cư, tính chất lưu dân cư, mô hình tổ chức dân cư,...

Các yếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội, trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.

Ví dụ, trong điều kiện địa lý tự nhiên nhiệt đới, gió mùa, nhiều sông ngòi,... tất yếu làm hình thành nên phương thức canh tác lúa nước là thích hợp nhất đối với người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm qua. Để tiến hành được phương thức đó, người Việt buộc phải co cụm lại thành tổ chức dân cư làng, xã, có tính ổn định bền vững,...

-   Khái niệm ý thức xã hội

+ Khái niệm:

Khái niệm ý thức xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.

+ Kết cấu của ý thức xã hội.

Có thể phân tích từ những góc độ khác nhau:

Một là, theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội bao gồm các hình thái khác nhau, đó là ý thức chính trị, ý thức pháp quvền, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ, ý thức khoa học,...

Hai là, theo trình độ phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội có thể phân biệt ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận. Ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức, những quan niệm... của những con người trong một cộng đồng người nhất định, được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt dộng thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa thành lý luận. Ý thức lý luận là những tư tương, quan điểm đã được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật. Ý thức lý luận khoa học có khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách khái quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra các mối liên hệ bản chất của các sự vật và hiện tượng. Ý thức lý luận đạt trình độ cao và mang tính hệ thống tạo thành các hệ tư tưởng.

Ba là, cũng có thể phân tích ý thức xã hội theo hai trình độ và hai phương thức phản ánh đối với tồn tại xã hội. Đó là tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội. Tâm lý xã hội là toàn bộ đời sống tình cảm, tâm trạng, khát vọng, ý chí.... của những cộng đồng người nhất định; là sự phản ánh trực tiếp và tự phát đối với hoàn cảnh sống của họ. Hệ tư tưởng xã hội là toàn bộ các hệ thống quan niệm, quan điểm xã hội như: chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo,...; là sự phản ánh gián tiếp và tự giác đối với tồn tại xã hội.

Loigiaihay.com