Nêu ví dụ chứng tỏ Mặt trời vừa chiếu sáng, vừa tỏa nhiệt

* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.

+ Mục tiêu: Biết vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất.

+ Cách tiến hành:

Bước 1:

- Yêu cầu HS quan sát phong cảnh xung quanh trường rồi trả lời theo gợi ý sau:

1. Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật ?

2. Nếu không có Mặt Trời thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất ?

- Gọi HS đọc câu hỏi.

- Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội 3: Mặt trời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

TỰ NHIÊN XÃ HỘI BÀI: MẶT TRỜI MỤC TIÊU: Nêu được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất: Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Quan sát. Làm việc cá nhân. Thảo luận nhóm. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Tranh minh họa bài học trong SGK, bảng phụ. HS: SGK, tranh sưu tầm được. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 4’ 31’ 4’ Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: Hôm trước chúng ta học bài gì ? Gọi 3 HS lần lượt trả lời 3 câu hỏi: + Nêu đặc điểm chung của thú rừng. + Nêu những điểm giống và khác nhau giữa thú rừng và thú nhà. + Em cần làm gì để bảo vệ thú rừng ? Nhận xét. Gọi lớp trưởng báo cáo phần chuẩn bị tranh sưu tầm được của lớp. Bài mới: * Giới thiệu bài: Cho HS quan sát các hình ảnh khác nhau về Mặt Trời: lúc sáng sớm, trưa nắng, xế chiều, hình Mặt Trời chụp gần. GV hỏi: Các hình này vẽ gì ? Để biết rõ hơn về vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay “Mặt Trời”. Gọi HS nhắc lại tên bài, GV ghi bảng. * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. + Mục tiêu: Biết Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt. + Cách tiến hành: Bước 1: Thảo luận theo nhóm. Gọi HS đọc câu hỏi thảo luận: Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật ? Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn thấy như thế nào ? Tại sao? Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Phát phiếu thảo luận cho các nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm. Bước 2: Làm việc cả lớp. Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Theo dõi, nhận xét câu trả lời của các nhóm. Kết luận: Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt. * Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. + Mục tiêu: Biết vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. + Cách tiến hành: Bước 1: Yêu cầu HS quan sát phong cảnh xung quanh trường rồi trả lời theo gợi ý sau: Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật ? Nếu không có Mặt Trời thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất ? Gọi HS đọc câu hỏi. Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 2: Gọi một số HS trình bày: Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Theo dõi, nhận xét câu trả lời của HS. Kết luận: Nhờ có Mặt Trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khoẻ mạnh. GV hỏi: Hãy nêu ví dụ chứng tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng lại vừa tỏa nhiệt ? Cho HS xem một số tranh về vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. + Hình phơi quần áo giữa trời nắng. + Hình đang phơi bánh xoài. + Tắm biển lúc sáng sớm. + Cây cối xanh tươi nhờ một phần ánh sáng Mặt Trời. + Các con vật đang ăn cỏ dưới ánh nắng Mặt Trời. GV nói thêm: Bên cạnh vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất thì cũng có một số tác hại như: khi đi dưới trời nắng, nếu em không đội mũ thì ánh nắng Mặt Trời chiếu vào đầu, vào gáy rất dễ bị cảm. Về mùa khô, trời nắng hạn nhiều làm cho cây cỏ héo khô, rừng cũng dễ bị cháy, cần phải bảo vệ rừng. * Hoạt động 3: Làm việc với SGK. + Mục tiêu: Kể được một số ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trong cuộc sống hằng ngày. + Cách tiến hành: GV dán 3 hình như SGK phóng to lên bảng. Yêu cầu dãy 1 quan sát hình 2, dãy 2 quan sát hình 3, dãy 3 quan sát hình 4 và kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. Gọi HS trình bày. HS khác nhận xét bổ sung. GV nhận xét và nói thêm: + Hình 3: Đây là cánh đồng muối, người ta đổ nước biển vào đây, nhờ có ánh nắng Mặt Trời nên nước biển bốc hơi còn lại những hạt màu trắng đó là muối. Hình 4: Pin Mặt Trời là thiết bị giúp chuyển hóa trực tiếp năng lượng ánh sáng Mặt Trời thành năng lượng điện dựa trên hiệu ứng quang điện. Ngày nay, khoa học tiến bộ, người ta đã sử dụng năng lượng Mặt Trời chế ra xe chạy bằng năng lượng, nấu chín thức ăn, máy tắm nóng lạnh bằng năng lượng Mặt Trời để tránh gây ô nhiễm môi trường và tiết kiệm điện. + GDHS : Các em phải biết bảo vệ và tiết kiệm điện khi mình sử dụng năng lượng điện. Yêu cầu HS lên bảng dán các tranh mà mình đã sưu tầm được ở nhà. Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì ? Củng cố dặn dò: Vừa rồi các em học bài gì ? Mặt Trời có vai trò như thế nào đối với đời sống con người, động vật và thực vât ? Nhận xét tiết học. Hát. Thú (tiếp theo). HS trả lời. + Có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa. + Các loài thú rừng và nhà có những điểm giống nhau như : Là những con vật có lông mao, đẻ con và chúng nuôi con bằng sữa. + Khác nhau là : Thú nhà được con người nuôi thuần dưỡng qua nhiều đời nên thích nghi với điều kiện chăm sóc, còn thú rừng sống hoang dã thích nghi với cuộc sống tự nhiên và tự kiếm ăn. + Không săn bắt hay ăn thịt thú rừng, không chặt phá rừng làm mất nơi ở và sinh sống của thú rừng, Lớp trưởng báo cáo. HS quan sát. HS trả lời: Vẽ Mặt Trời. HS nhắc lại tên bài. HS đọc câu hỏi thảo luận. Các nhóm tiến hành thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày: Chúng ta nhìn rõ mọi vật là nhờ Mặt Trời chiếu sáng. Khi đi ra ngoài trời nắng ta thấy nóng, khát nước và mệt. Vì do sức nóng của Mặt Trời chiếu vào. HS đọc. HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. HS trình bày: Mặt Trời có vai trò chiếu sáng, sưởi ấm, giúp cho con người phơi khô quần áo Giúp cho cây cỏ xanh tươi, người và động vật khỏe mạnh. Nếu không có Mặt Trời thì sẽ không có sự sống trên Trái Đất. HS trả lời: + Cây để lâu dưới ánh nắng Mặt Trời sẽ chết khô, héo. + Đặt đĩa nước dưới ánh nắng thấy nước trong đĩa vơi đi và nóng lên do đã được cung cấp nhiệt từ Mặt Trời. + Ra đường giữa trưa nắng mà không đội mũ thì dễ bị cảm nắng do không chịu được lâu nhiệt của Mặt trời HS xem tranh. HS lắng nghe. HS quan sát. HS thực hiện. HS lên bảng vừa chỉ hình vừa trình bày: + Hình 2: Phơi khô thóc, đậu, cà phê. + Hình 3: Nước biển bốc hơi tạo thành muối. + Hình 4: Pin Mặt Trời. HS lên bảng dán tranh. Để phơi quần áo, phơi một số đồ dùng, làm nước nóng, Bài “Mặt Trời”. Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt. Nhờ có Mặt Trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khoẻ mạnh. * Rút kinh nghiệm tiết dạy:

File đính kèm:

  • Nêu ví dụ chứng tỏ Mặt trời vừa chiếu sáng, vừa tỏa nhiệt
    BAI_MAT_TROI_TNXH_LOP_3.doc

Giáo án Tự nhiên xã hội 3

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 55: Mặt Trời giúp thầy cô hướng dẫn các em học sinh nắm vững kiến thức về môn Tự nhiên lớp 3 được VnDoc tổng hợp và sưu tầm giới thiệu tới quý thầy cô nhằm hỗ trợ giảng dạy được tốt nhất.

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 53: Thú

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 54: Thú

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 56: Thực hành đi thăm thiên nhiên

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất: Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất.

2. Kĩ năng: Nêu được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* MT: Giúp học sinh biết Mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên Trái Đất. Biết sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt trời vào một số việc cụ thể trong cuộc sống hàng ngày (liên hệ).

* BĐ: Giúp học sinh biết một nguồn tài nguyên quý giá của biển: muối biển (bộ phận).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

  • Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
  • Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (10 phút)

- Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

* Mục tiêu: Biết Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

- HS thảo luận theo nhóm theo gợi ý sau:

+ Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật?

+ Khi đi ra ngoài nắng bạn thấy như thế nào? Tại sao?

+ Nêu ví dụ chứng tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- GV hoặc HS sửa chữa, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.

* BĐ: Giúp học sinh biết một nguồn tài nguyên quý giá của biển: muối biển.

b. Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời (10 phút)

*Mục tiêu: Biết vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

HS quan sát phong cảnh xung quanh trường và thảo luận nhóm theo gợi ý sau:

+ Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật?

+ Nếu không có Mặt Trời thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- GV hoặc HS bổ sung, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm. Lưu ý HS về một số tác hại của ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.

c. Hoạt động 3: Làm việc với sách giáo khoa (10 phút)

* Mục tiêu: Kể một số ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trong cuộc sống hàng ngày.

* Cách tiến hành:

Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát các hình 2, 3, 4, trang 111 SGK và kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.

Bước 2:

- GV yêu cầu một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.

- GV yêu cầu HS liên hệ với thực tế hàng ngày.

* MT: Giúp học sinh biết Mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên Trái Đất. Biết sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt trời vào một số việc cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.

- Tiến hành thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- HS quan sát phong cảnh xung quanh trừờng và thảo luận theo nhóm.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 111 SGK và kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.

- Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.

- HS liên hệ thực tế.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.