Ngành thẩm định giá Đại học Kinh tế

Chương trình đào tạo POHE - Nghành Marketing (Chuyên sâu Thẩm định giá) - Đại học Kinh tế Quốc dân

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG (POHE)

1. Giới thiệu khái quát chương trình

      Chương  trình  giáo  dục  Đại  học  theo  định  hướng  ứng dụng  (Profession Oriented  Higher Education  –  POHE) thuộc Dự án  Giáo dục  Đại học  Việt Nam  –  Hà Lan được bắt đầu vào đầu năm 2005 với mục tiêu nâng cao năng lực nghề nghiệp của sinh viên bằng cách xây dựng các chương trình đào tạo lấy nhu cầu  của thị trường lao động làm trung tâm. Dự án này có mục tiêu chính là thực hiện chính sách mang tính đột phá “đào tạo theo nhu cầu xã hội” của Bộ Giáo dục và Đào tạo  (Bộ GD-ĐT)  và hình thành chính sách về mô hình đào tạo theo định hướng ứng dụng.

       Chương trình POHE tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân hiện đang đào tạo 7 ngành, : ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (chuyên sâu Quản trị lữ hành), ngành Quản trị khách sạn (chuyên sâu Quản trị khách sạn), ngành Marketing (chuyên sâu Truyền thông marketing), ngành Kinh doanh thương mại (chuyên sâu Quản trị kinh doanh thương mại), ngành Luật (chuyên sâu Luật kinh doanh), ngành Marketing (chuyên sâu Thẩm định giá), ngành Kinh doanh thương mại (chuyên sâu Quản lý thị trường).

Ngành thẩm định giá Đại học Kinh tế

2. Giới thiệu chuyên ngành đào tạo ngành Maketing (chuyên sâu Thẩm định giá)

Mục tiêu chung

      Đào tạo cử nhân đại học Thẩm định giá có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm xã hội; nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế, tài chính và marketing; có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về định giá và thẩm định giá; tư duy độc lập; có năng lực tự học tập nâng cao kiến thức đáp ứng yêu cầu của công việc.

Mục tiêu cụ thể

      Về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: đạt chuẩn đầu ra theo quy định tại Thông tư 07/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Về kiến thức, Cử nhân Thẩm định giá được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản, hiện đại về kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, luật và marketing; kiến thức chuyên sâu về thẩm định giá các loại tài sản như bất động sản, sản phẩm xây dựng, doanh nghiệp, máy móc thiết bị, tài sản vô hình và  tài sản sở hữu trí tuệ. Ngoài ra sinh viên có thể lựa chọn một số kiến thức chuyên sâu về quản trị tài sản, quản trị giá, marketing trong lĩnh vực dịch vụ, marketing dịch vụ thẩm định giá.

      Về kỹ năng, Cử nhân Thẩm định giá có năng lực phối hợp làm việc theo nhóm và khả năng hoạt động độc lập; với kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, thành thạo trong việc phân tích và tổng hợp vấn đề chuyên môn, sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong thẩm định giá; đảm bảo thực hiện có hiệu quả các công việc trong chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo.

      Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm, Cử nhân Thẩm định giá có tinh thần cầu thị, chủ động, sáng tạo, có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, có ý thức và năng lực hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

      Trình độ ngoại ngữ và tin học: đạt chuẩn đầu ra về Ngoại ngữ và Tin học theo quy định hiện hành của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Sự khác biệt với chương trình đào tạo truyền thống

 - POHE là chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế, có sự liên kết chặt chẽ với nghề nghiệp Thẩm định giá.

 - Các kiến thức và kỹ năng được xây dựng dựa trên chương trình đào tạo Thẩm định viên về giá của Bộ Tài chính và quốc tế.

 - Các học phần được thiết kế kết hợp giữa lí thuyết và thực hành thực tập Thẩm định giá tại doanh nghiệp.

 - Có sự tham gia giảng dạy và hướng dẫn của chuyên gia Thẩm định giá tại doanh nghiệp, tổ chức.

 - Tăng lượng thực hành và thực tập ở doanh nghiệp, thường xuyên cập nhập kiến thức mới.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

 - Làm việc tại các doanh nghiệp thẩm định giá Viêt Nam và quốc tế;

 - Làm việc tại các cơ quan quản lý giá của Nhà nước như Bộ Tài chính, các Sở Tài chính; các cơ quan chính quyền các cấp trong bộ phận định giá tài sản, đền bù giải phóng mặt bằng, vv..

 - Làm việc trong các định chế tài chính (ngân hàng, các công ty tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, kiểm toán, vv..) với các công việc như: xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ cho việc cổ phần hoá, niêm yết giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, chuyển nhượng, sáp nhập, mua bán công ty, đầu tư tài chính, thẩm định giá trị tài sản trong bảo hiểm, vv..;

 - Làm việc tại các công ty tư vấn chiến lược liên quan đến mua bán, cho thuê thương hiệu, nhượng quyền kinh doanh, cổ phần hóa, vv..

 - Làm tại các công ty, trung tâm đấu giá tài sản, các doanh nghiệp có hoạt động định giá tài sản phục vụ mua bán, chuyển nhượng,…

 - Làm việc tại bộ phận marketing của các doanh nghiệp, tổ chức trong lĩnh vực dịch vụ nói chung và thẩm định giá nói riêng;

 - Làm việc tại các doanh nghiệp bất động sản trong công tác thẩm định giá, kinh doanh, đầu tư phát triển và quản lý tài sản.

 - Các viện nghiên cứu và các trường đại học có nghiên cứu và đào tạo về thẩm định giá và quản trị tài sản.

Các đối tác trong đào tạo

 - Cục Quản lý giá – Bộ tài chính

 - Hội Thẩm định giá Việt Nam

 - Hệ thống các công ty Thẩm định giá

 - Các ngân hàng thương mại

 - Các doanh nghiệp tổ chức có hoạt động giá và Thẩm định giá như: Kiểm toán, Chứng khoán, Bảo hiểm, Bất động sản,…

Nguồn: Tổng hợp

Nghề thẩm định giá

-

Từ một khu chế xuất, một doanh nghiệp đến một chiếc ghế đều có giá. Nhưng là bao nhiêu? Trong nhiều trường hợp, câu trả lời không dễ dàng, mỗi bên liên quan có thể đưa ra các mức giá khác nhau. Người làm công việc thẩm định giá chính là “trọng tài” trong những trường hợp đó.

Thẩm định giá - nghề mới ở Việt Nam

Có thể định nghĩa thẩm định giá (Valuation hay Appraisement) là việc ước tính hay xác định giá trị của một tài sản, tại một thời điểm và một địa điểm nhất định.

Để làm được việc này, ngoài việc xem xét những đặc điểm riêng biệt của từng tài sản (hình dạng của thửa đất, kích thước của ngôi nhà…) còn phải xem xét các yếu tố rủi ro vô hình (rủi ro gắn với khả năng sinh lời tương lai…) và những yếu tố luật pháp (quyền sở hữu, giấy phép…) ảnh hưởng đến giá trị tài sản.

Thẩm định giá là một nghề độc lập trong xã hội tương tự như nghề kế toán, kiểm toán. Thế giới có Ủy ban chuẩn mực thẩm định giá Quốc tế và tại các nước Đông Nam Á có Hiệp hội thẩm định giá ASEAN. Tại Việt Nam, đây là một nghề mới.

Chọn nghề thẩm định giá, bạn sẽ không thiếu việc làm

Nhu cầu về cán bộ, chuyên viên thẩm định giá ở nước ta ngày càng tăng nhanh theo đà tăng trưởng kinh tế thị trường.

Nghề thẩm định giá không hề đơn điệu, bạn có cơ hội lựa chọn việc làm theo năng lực cá nhân bởi có rất nhiều dịch vụ đa dạng cho khách hàng như thẩm định giá theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức Nhà nước, thẩm định giá của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá, nhu cầu này của xã hội đang ngày càng tăng.

Khi bạn chọn nghề thẩm định giá, bạn cũng có nhiều cơ hội lựa chọn địa điểm làm việc và làm việc ở nhiều môi trường:

- Cơ quan có chức năng thẩm định giá tài sản, hàng hóa thuộc các bộ, ngành kinh tế như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên - Môi trường... Các sở, phòng tài chính, phòng địa chính của các địa phương.

- Các văn phòng luật sư về sở hữu trí tuệ, phòng kiểm định chất lượng, phòng đăng kiểm...

- Các công ty bảo hiểm, xuất nhập khẩu, xây dựng, tư vấn tài chính và kinh doanh bất động sản, công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, ...

Thẩm định giá - nghề nhiều thách thức

Gần với nghề kiểm toán, luật sư, nghề thẩm định giá luôn đòi hỏi tính kiên trì, tính tự tin, sự năng động... cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức.

Bạn có thể hình dung thẩm định giá là một công việc rất cụ thể, đòi hỏi tính kiên trì và cẩn thận trong việc thu thập thông tin và xử lý số liệu. Nghề thẩm định giá cũng đòi hỏi bạn phải tự tin vào khả năng và kết quả thẩm định của mình. Vì là người cung cấp dịch vụ cho khách hàng nên bạn cũng cần năng động trong việc xử lý các mối quan hệ, các tình huống phát sinh…

Do tính chất đặc biệt của nghề thẩm định giá, ngoài những tố chất kể trên, người thẩm định viên còn cần phải đáp ứng một số yêu cầu đặc thù của nghề nghiệp.

- Thứ nhất: Tính kỷ luật tuân thủ tiêu chuẩn thẩm định giá, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và kết quả thẩm định giá bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ và tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá bảo mật các thông tin của đơn vị được thẩm định giá…

- Thứ hai: Tính trung thực, thẩm định viên không được nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc các lợi ích nào khác từ tổ chức cá nhân có nhu cầu thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng thẩm định không đúng các điều khoản của hợp đồng thẩm định giá...

Học nghề Thẩmđịnh giáởđâu?

Hiện tại, hình thức đào tạo bậc đại học về thẩm định giá được tổ chức tại Học viện Tài chính và Trường ĐH Tài chính- Marketing, TP HCM (thuộc Bộ Tài chính), Trường ĐH Kinh tế TP HCM. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng đã thành lập Bộ môn Định giá (trực thuộc Khoa Marketing) và tuyển sinh chuyên ngành Thẩm định giá.

Ngành thẩm định giá Đại học Kinh tế