Ngành Việt Nam học ra trường làm nghề gì

Việt Nam học là gì?

Việt Nam học là ngành khoa học nghiên cứu đa lĩnh vực về đất nước và con người Việt Nam trên nhiều phương diện khác nhau như: Văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ, trang phục,... để làm rõ những nét riêng độc đáo vốn có của Việt Nam​.

Hiện nay, Việt Nam đang hòa chung xu thế hội nhập toàn cầu, ngành Việt Nam học sẽ giúp người Việt hiểu hơn về đất nước, con người của chính đất nước mình. Bên cạnh đó, ngành Việt Nam học giúp bạn bè Thế giới hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam. Vì thế đây cũng là ngành được nhiều sinh viên Quốc tế theo học.

Ngành Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch) học những gì?

Sinh viên theo học ngành Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch) tại Trường Đại học Lạc Hồng được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về: Văn hoá, ngôn ngữ, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, ẩm thực, trang phục,… qua từng giai đoạn của Việt Nam. Ngoài ra, còn được trang bị các kiến thức về tuyến điểm du lịch; kinh tế du lịch; văn hóa du lịch; marketing du lịch; du lịch tôn giáo – tín ngưỡng; phong tục – tập quán – lễ hội – truyền thống – tâm lý và tập quán của du khách trong nước và quốc tế,…

Ngành Việt Nam học ra trường làm nghề gì

Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch) - Sứ giả kết nối nền văn hóa của các dân tộc trên dải đất hình chữ S

Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị các kỹ năng nghiệp vụ thực tế về hướng dẫn du lịch, thiết kế tour, quản lý và điều hành tour, thiết kế và quản trị sự kiện du lịch; giao tiếp và lễ tân ngoại giao, PR và truyền thông cho sự kiện,…

Ngành Việt Nam học ra trường làm nghề gì

Sinh viên Việt Nam học trải nghiệm kiến thức bằng hành trình tìm hiểu bảo tàng tỉnh Tiền Giang

Hơn thế nữa, sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như: Ngoại ngữ; tin học; kỹ năng quản lý; kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức sự kiện; kỹ năng đàm phán, thương lượng; kỹ năng giải quyết tình huống trong hướng dẫn du lịch,…

Ngành Việt Nam học ra trường làm nghề gì

Sinh viên Việt Nam học được tôi luyện trước khi ra mắt nhà tuyển dụng

Với nền tảng kiến thức vững chắc, cử nhân Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch) Trường Đại học Lạc Hồng hoàn toàn tự tin hòa nhập vào môi trường làm việc hiện đại, năng động. Đây chắc chắn là một ngành học hấp dẫn cho những ai muốn hiểu biết nhiều hơn nữa về đất nước và con người Việt Nam.

Học ngành Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch) ra trường làm gì? Làm ở đâu?

Sinh viên học ngành Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch) tại Trường Đại học Lạc Hồng, có khả năng đảm nhận công việc như: Hướng dẫn viên du lịch hay quản trị lữ hành tại các công ty du lịch trong cả nước; giảng dạy tại các Trường Cao đẳng, Đại học có ngành Việt Nam học hoặc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hoặc làm việc tại các bảo tàng; cơ quan nghiên cứu và quản lý văn hóa; các tổ chức văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục, khoa học; làm việc trong các cơ quan báo chí, truyền hình hoặc truyền thông, tổ chức sự kiện;…

Học ngành Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch) bạn cần những tố chất và kỹ năng gì?

Để học tốt ngành Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch) bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau: Năng động, tự tin, mạnh mẽ, quyết đoán; có vốn hiểu biết rộng; giỏi xử lý tình huống; thích di chuyển; đam mê khám phá những điều mới lạ; có tư chất quản lý; giao tiếp tốt, thân thiện, nhiệt tình và nhạy bén; có năng khiếu tổ chức, quản lý, sắp xếp công việc; mong muốn được làm việc và khẳng định bản thân trong lĩnh vực du lịch.

Ngành Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch) xét tuyển bằng phương thức nào?

Để xét tuyển vào ngành Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch) tại Trường Đại học Lạc Hồng bạn có thể xét tuyển bằng các phương thức sau:

          • Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia
          • Phương thức 2: Xét tuyển theo tổ hợp 3 môn của học bạ lớp 12 ≥ 18 điểm
          • Phương thức 3: Xét tuyển bằng điểm trung bình chung của (HK1 + HK2 lớp 11) + HK1 lớp 12 ≥ 18.
          • Phương thức 4: Xét tuyển bằng điểm trung bình chung học bạ lớp 12 ≥ 6.0 điểm
          • Phương thức 5: Xét tuyển bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia
          • Phương thức 6: Xét tuyển thẳng Đại học

Tổ hợp môn xét tuyển ngành Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch) gồm:

           - Văn, sử, địa (C00)                       - Toán, văn, sử (C03)

          - Toán, văn, anh văn (D01)            - Toán, văn, địa (C04)

Trên đây là những thông tin về ngành Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch) dành cho thí sinh yêu thích, mong muốn lựa chọn, theo đuổi ngành học này, các bạn thí sinh muốn trở thành “Sứ giả kết nối nền văn hóa của các dân tộc trên dải đất hình chữ Shãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch) của Trường Đại học Lạc Hồng nhé!

>> Đăng ký xét tuyển trực tuyến TẠI ĐÂY     

Xem thêm:

  • Giới thiệu khoa Đông Phương
  • Thông tin tuyển sinh Trường Đại học Lạc Hồng

A.K - TT.TS&QHCC - ĐH Lạc Hồng

Việt Nam học là ngành khoa học nghiên cứu đất nước và con người Việt Nam từ những thành tố văn hóa, lịch sử, địa lí, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn học... để làm rõ những nét riêng độc đáo, nghiên cứu toàn diện và đa dạng những lĩnh vực của một quốc gia trên góc nhìn văn hóa.

Ngành Việt Nam học ra trường làm nghề gì

Đặc điểm của Ngành Việt Nam học

Ngành Việt Nam học xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng những năm 2001 - 2002 dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Việt Nam). Tính đến thời điểm 2007 - 2008 (8 năm kể từ khi ngành Việt Nam học được cho phép đào tạo), ngành Việt Nam học đã có mặt trên 76 trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc.

Ngành Việt Nam học tuy là một ngành mới nhưng đã có nhiều thành công đáng kể, đặc biệt quan trọng trong tiến trình Việt Nam đang xây dựng và hội nhập sâu rộng vào quốc tế.

Ngành Việt Nam học ra trường làm nghề gì

Người học Việt Nam Học được trang bị những kiến thức về con người và đất nước Việt Nam:

  • Phong tục, tập quán của người Việt trên mọi miền của đất nước Việt Nam, trong đó có phong tục về cưới hỏi, ma chay, giỗ tết, lễ hội…
  • Văn hoá giao tiếp của người Việt:
    + Giao tiếp trong sinh hoạt gia đình;
    + Giao tiếp nơi công sở;
    + Giao tiếp trong trường học;
    + Giao tiếp trong kinh doanh;
    + Giao tiếp trong khi tiếp khách.
  • Văn hoá ẩm thực của người Việt: Các món ăn đặc trưng và cách nấu món ăn của mỗi vùng trên đất nước Việt Nam.
  • Văn hoá mặc truyền thống của người Việt trong từng thời kì lịch sử.
  • Kiến thức về văn hóa, lịch sử, văn học...

Cơ hội nghề nghiệp

- Cơ hội nghề nghiệp phổ biến nhất của ngành Việt Nam Học là các cơ hội công việc liên quan đến ngành du lịch: như hướng dẫn viên du lịch...

- Cơ hội làm việc trong các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở trong và ngoài nước Việt Nam.

- Và tham gia vào các vị trí công việc mang tính hàn lâm như nhà nghiên cứu Việt Nam, và giảng dạy - thuyết giảng về Việt Nam

Khó khăn và thách thức khi theo đuổi ngành Việt Nam học

Một thực trạng được thừa nhận là sinh viên ngành Việt Nam Học vất vả khi đi xin việc. Đó là bởi các em được trang bị hệ thống tri thức liên ngành có bề rộng nhưng thiếu chiều sâu. Mà đây lại chính là đặc thù của ngành này. Trong khi chúng ta đang sống trong một xã hội ngày càng chuyên môn hóa, đòi hỏi người lao động phải có sự chuyên sâu trong từng lĩnh vực cụ thể.

Một sinh viên tốt nghiệp VNH phải là người có kiến thức tương đối toàn diện, đồng thời phải có kỹ năng hoạt động thực tiễn ở một đôi lĩnh vực nào đó. Do đó sinh viên phải luôn nỗ lực học tập, rèn luyện kỹ năng và khả năng nghề nghiệp.

Tuy nhiên, sinh viên của ngành học "trẻ" này cũng có những ưu thế riêng, như PGS-TS Nguyễn Thị Bích Hà, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khẳng định: Thế mạnh của sinh viên VNH là phông liên ngành xã hội nhân văn rất dày dặn, vì vậy hướng mở để lựa chọn việc làm cũng rộng rãi hơn một số chuyên ngành.

Nguyễn Dũng