Ngày thế giới không thuốc lá là ngày nào sau đây:

Hút thuốc lá gây hại cho mọi cơ quan trong cơ thể. Trên thực tế, hút thuốc lá có liên quan đến khoảng 90% của tất cả các trường hợp ung thư phổi. Ngoài ra còn liên quan đến ung thư miệng, hầu họng, thanh quản, thực quản, dạ dày, tuyến tụy, cổ tử cung, thận, niệu quản và bàng quang…

Theo bác sĩ Hồ Thị Hồng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, bỏ thuốc lá là vấn đề thực sự khó đối với nhiều người. Khi một người bỏ hút thuốc, họ thường gặp phải hội chứng cai thuốc lá, điều này thường khiến họ quay lại sử dụng thuốc lá. Các biểu hiện của hội chứng này gồm: rối loạn cảm xúc (quá vui hoặc quá buồn), rối loạn giấc ngủ (mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn), mất tập trung, tăng sự thèm ăn và ăn nhiều hơn, rối loạn tiêu hóa (đầy hơi, tiêu chảy). Cơn thèm thuốc có thể tồn tại trong 6 tháng hoặc lâu hơn và nó như một trở ngại lớn để bỏ thuốc lá.

Khi quyết định bỏ thuốc bạn sẽ không thể tránh khỏi tất cả các triệu chứng trên và phải học cách đối phó với các triệu chứng đó. Vì vậy, khi cơn thèm thuốc bắt đầu, điều quan trọng là phải có kế hoạch đánh bại sự thôi thúc hút thuốc đó. Sau đây là những điều bạn nên làm để vượt qua cơn thèm thuốc lá:

Suy nghĩ về lý do thôi thúc bạn bỏ thuốc lá

Viết ra giấy hay ghi chú vào điện thoại những lý do thôi thúc bạn bỏ thuốc lá. Mở nó ra xem thường xuyên và luôn tự nhắc nhở bản thân tại sao bạn muốn bỏ thuốc lá mỗi khi bắt đầu cơn thèm thuốc. Đây có thể là một động lực mạnh mẽ để giữ cho bạn không hút thuốc trở lại.

Tính toán khoản tiền bạn tiết kiệm được khi không hút thuốc lá và bạn sẽ dùng khoản tiền đó vào mục đích gì. Đây là một cách tuyệt vời để duy trì động lực và giết thời gian trong khi bạn phải chống lại một cơn thèm thuốc.

Ngày thế giới không thuốc lá là ngày nào sau đây:

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)


Luôn bận rộn

Giữ cho miệng của bạn bận rộn: Nhai một thanh kẹo cao su thay vì hút một điếu thuốc. Luôn có kẹo cao su bên mình và uống nhiều nước hơn.

Làm việc gì khác: Khi một cơn thèm muốn ập đến, hãy dừng việc bạn đang làm ngay lập tức và chuyển sang làm điều gì đó khác biệt hơn (có thể nói chuyện với mọi người xung quanh, đọc sách, nghe nhạc…). Chỉ cần thay đổi thói quen của bạn có thể giúp bạn rũ bỏ cảm giác thèm hút thuốc.

Tập thể dục: Đi dạo hoặc chạy bộ hoặc đi lên xuống cầu thang một vài lần. Hoạt động thể chất, ngay cả trong những đợt ngắn, có thể giúp tăng cường năng lượng của bạn và đánh bại cơn thèmthuốc.

Hít thở chậm, sâu: Khi có cơn thèm thuốc bạn hãy hít qua mũi và thở ra bằng miệng. Lặp lại điều này 10 lần hoặc cho đến khi bạn cảm thấy thư giãn hơn.

Đi đến nơi không được phép hút thuốc

Ghé thăm một nơi công cộng. Hầu hết các nơi công cộng không cho phép hút thuốc. Đi đến rạp chiếu phim, siêu thị, khu vui chơi cho trẻ em hoặc một nơi khác. Bạn sẽ không được phép hút thuốc lá ở những nơi đó, tất cả đều có biển "cấm hút thuốc lá".

Hãy thử liệu pháp thay thế nicotine

Hãy suy nghĩ về việc thử một liệu pháp thay thế nicotine tác dụng ngắn, chẳng hạn như viên kẹo ngậm hoặc kẹo cao su, cộng với liệu pháp thay thế nicotine tác dụng dài, chẳng hạn như miếng dán cai thuốc lá, để vượt qua cơn thèm thuốc. Ngay cả khi bạn sử dụng liệu pháp thay thế nicotine, bạn vẫn có thể có cảm giác thèm thuốc, nên phải thực sự có quyết tâm cao để vượt qua.

Làm một việc tốt

Hãy thử đánh lạc hướng bản thân trong vài phút bằng cách giúp đỡ bạn bè, thành viên gia đình hoặc đồng nghiệp. Điều này làm mất sự tập trung của bản thân vào cảm giác thèm thuốc cho đến khi nó đi qua và thay vào đó bạn sẽ dành sự quan tâm cho những người xung quanh.

Ngoài ra, làm việc tốt có thể có tác động tích cực đến sức khỏe của bạn, như giảm căng thẳng. Kiểm soát căng thẳng là một phần quan trọng của việc bỏ hút thuốc.

Kiên trì và không bỏ cuộc

Làm bất cứ điều gì để đánh bại cơn thèm thuốc lá. Tiếp tục thử và phối hợp những cách khác nhau cho đến khi bạn tìm thấy cách nào phù hợp nhất cho bạn. Đừng hút thuốc. Thậm chí không hút dù chỉ một hơi.

Hãy lên kế hoạch và bỏ thuốc lá ngay từ hôm nay vì sức khỏe của chính bạn và những người thân yêu.


Nguồn: vtv.vn

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Thứ ba,01/06/2021 14:05

Ngày thế giới không thuốc lá là ngày nào sau đây:
Từ viết tắt
Ngày thế giới không thuốc lá là ngày nào sau đây:
Ngày thế giới không thuốc lá là ngày nào sau đây:
Xem với cỡ chữ

Thông tin từ Bộ y tế cho biết, năm 2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn chủ đề “Cam kết bỏ thuốc lá” dành cho Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5).

Ngày thế giới không thuốc lá là ngày nào sau đây:

Ảnh minh họa. (Nguồn: tuyengiao.vn)

Thông tin từ Bộ y tế cho biết, năm 2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn chủ đề “Cam kết bỏ thuốc lá” dành cho Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5).

Thông qua đây, WHO kêu gọi các quốc gia tăng cường thực hiện các dịch vụ cai nghiện thuốc lá, khuyến khích người hút thuốc tiếp cận các dịch vụ cai nghiện thuốc lá theo khuyến cáo của WHO.

Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (từ ngày 25 đến 31/5), Bộ Y tế kêu gọi các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương; Ủy ban Nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá, giảm tỷ lệ người dân hút thuốc lá tại Việt Nam.

Theo WHO, trên thế giới có khoảng 780 triệu người muốn bỏ thuốc lá.

Trong đại dịch COVID-19 đã có thêm hàng triệu người muốn bỏ thuốc vì lo ngại hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc COVID-19, nhất là những người đã mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp, ung thư, tiểu đường.

Giảm tỷ lệ hút thuốc lá có thể giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong trên toàn cầu do các bệnh liên quan đến thuốc lá.

Thời gian qua, Việt Nam thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, với sự hỗ trợ của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội và các tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Kết quả điều tra tại 34 tỉnh, thành phố năm 2020 cho thấy, so với năm 2015 tỷ lệ hút thuốc chung ở người trưởng thành giảm từ 22,5% xuống 21,7%.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá cao trên thế giới.

Để đảm bảo hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá được triển khai sâu rộng, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố, bộ, ngành, đoàn thể cần tăng cường phối hợp liên ngành trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Các đơn vị liên quan cần tiếp tục phổ biến và chỉ đạo thực thi nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá nhằm tăng cường thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng chống tác hại thuốc.

Nội dung phòng, chống tác hại thuốc lá cần được đưa vào kế hoạch hoạt động hằng năm, đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của các cơ quan, đơn vị.

Đồng thời, việc thực thi quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc của các cơ quan, đơn vị cần được giám sát thường xuyên, lãnh đạo các đơn vị cần gương mẫu thực hiện, không hút thuốc lá nơi làm việc và các địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

Các đơn vị cần tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ đề của Ngày Thế giới không thuốc lá, lợi ích của việc bỏ thuốc lá, các biện pháp cai nghiện thuốc lá…

Song song với việc tuyên truyền tới các cơ quan, tổ chức và người dân về tác hại của thuốc lá điếu thì cũng cần kịp thời phổ biến thông tin về tác hại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha.

Trên trang thông tin điện tử của Chương trình Phòng, chống tác hại thuốc lá (www.vinacosh.gov.vn) có đầy đủ các thông tin về Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá; tài liệu truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá, tư vấn cai nghiện thuốc lá, tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, hướng dẫn giám sát hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá... để mọi tổ chức, cá nhân tham khảo, tìm hiểu./.

Ngày Thế giới Không Thuốc lá (World No Tobacco Day - WNTD) được chọn vào ngày 31 tháng 5 hàng năm, theo Nghị quyết Resolution 42.19 của WHO. Mục đích của Tổ chức Y tế Thế giới WHO muốn tạo ra và khuyến khích khoảng thời gian 24 tiếng không có khói thuốc lá trên toàn cầu.[1]

Ngày Thế giới Không Thuốc lá
World No Tobacco Day
Ngày thế giới không thuốc lá là ngày nào sau đây:

Sinh viên Y khoa ở Jakarta, Indonesia biểu tình chống thuốc lá, chủ nhật 30 tháng 5 năm 2010. Các hành động có ý nghĩa là để nâng cao nhận thức của công chúng về tác động tiêu cực của việc hút thuốc.

Ngày Thế giới Không Thuốc lá là một trong số những ngày lễ hàng năm khởi xướng bởi Tổ chức Y tế Thế giới WHO nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng cư dân toàn cầu, bao gồm:[2]

  • Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới,
  • Ngày Thế giới Phòng chống bệnh AIDS,
  • Ngày Hiến máu Thế giới

cũng như các ngày sự kiện khác của Liên Hợp Quốc.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ World No Tobacco Day (WHO)
  2. ^ a b World No Tobacco Day 2015: Stop illicit trade of tobacco products, truy cập 11/05/2015.

Xem thêmSửa đổi

  • Ngày lễ quốc tế

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Celebrate World Tobacco Day Quit Smoking[liên kết hỏng]
  • http://vikramkarve.sulekha.com/blog/post/2011/05/world-no-tobacco-day.htm[liên kết hỏng]
  • World Health Organization World No Tobacco Days
  • World No Tobacco Days - Gayatri Pariwar