Nghe phớt lờ là gì

Chào bạn, chắc bạn đã từng nghe!

Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương

Nghe phớt lờ là gì



Nói vậy thôi, kỹ năng lắng nghe là cả một nghệ thuật. Để có kỹ năng lắng nghe thì ta phải thay đổi chính bản thân mình, vậy thay đổi gì ?

Thay đổi thái độ: Muốn lắng nghe hiệu quả thì đầu tiên phải Muốn. Nếu không muốn lắng nghe thì mọi kỹ năng đều vô ích.

Thay đổi cử chỉ: Thay vì nhìn lơ đãng thì hãy chú ý vào người nói thể hiện sự mong muốn lắng nghe. Gật đầu hòa nhịp cùng người nói. Vẻ mặt thể hiện sự hào hứng lắng nghe. Đơn giản ta có thể tổng kết bằng một câu: "Mắt chớp chớp, mồm đớp đớp, mặt hóng hớt, đầu gật như lạy phật".

Thay đổi lời nói: Thay vì ngồi im thì hãy thể hiện cho người nói biết mình đang lắng nghe họ bằng những tiếng đế: "Tuyệt! Hay quá! Ối giời ơi!..."; tiếng đệm: "Dạ! Vâng!..."; hoặc câu hỏi: "Vậy à? Thế á? Cái gì cơ? Thật không? Gì nữa?...". Đơn giản hóa ta có thể tổng kết bằng một câu: "Thế á! Thật không? Ối giời 

Vậy lắng nghe có mấy cấp độ ?

Dù bạn là ai, bạn đang ở đâu, thì kỹ năng lắng nghe được gói gọn trong 5 cấp độ dưới đây:

Nghe phớt lờ

Nghe giả vờ

Nghe chọn lọc

Nghe chú tâm

Nghe thấu cảm

Hỏi thật bạn nhé, bạn đã nghe theo cấp độ phớt lờ hoặc giả vờ chưa ?

Chúc bạn một tuần làm việc vui vẻ

Khi nhắc đến kỹ năng lắng nghe, bạn thường nghĩ đến điều điều gì? Chỉ đơn giản là nghe người khác nói, hay còn hơn thế nữa. Trên thực tế, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu kỹ năng lắng nghe là gì, vì thế nhiều cuộc giao tiếp diễn ra không thành công do mất đi yếu tố này. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về kỹ năng này và cách thức giúp tăng cường nó nhé.

Để hiểu rõ hơn về kỹ năng lắng nghe, chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về nó trước, sau đó sẽ đến các bước giúp cải thiện kỹ năng lắng nghe.

Tổng quan về kỹ năng lắng nghe

Bạn có thể hiều một các đơn giản về kỹ năng lắng nghe, đó là cách thức để nghe và hiểu được nội dung mà người khác đang truyền đạt là gì.

Nói thì đơn giản như vậy, nhưng trên thực tế, đa phần chúng ta chỉ dừng lại được ở mức “Nghe”. Còn về phần “Hiểu” vẫn có nhiều người vẫn chưa đạt được đến mức này, hoặc chỉ ở mức trung bình.

Vậy để có thể trang bị được kỹ năng lắng nghe, giúp bản thân giao tiếp tốt hơn với người khác và nắm được nội dung họ truyền đạt. Hãy cố gắng tập trung vào cuộc nói chuyện, tránh bị phân tâm bởi những điều xung quanh, hoặc những suy nghĩ vẩn vơ. Làm được điều như thế, bạn sẽ đạt được kỹ năng lắng nghe hiệu quả.

Nghe phớt lờ là gì
Kỹ năng lắng nghe là một yếu tố quan trọng trong giao tiếp

Một số phương pháp cải thiện khả năng lắng nghe

Để có thể lắng nghe tốt nhất, bạn hãy tham khảo những phương pháp sau đây, giúp cải thiện kỹ năng lắng nghe.

Phương pháp “người đến từ hành tinh xa”

Nghe cái tên này, chắc hẳn nhiều bạn chưa hình dung ra được phương pháp sẽ được áp dụng như thế nào. Có thể hiểu phương pháp này như sau: “Bạn là một người đến từ một nơi nào đó ngoài vũ trụ, đáp xuống trái đất để tìm hiểu thông tin mới. Lúc này, trong đầu bạn hoàn toàn không có suy nghĩ nào khác, ngoài mục tiêu phải thu thập được thông tin.”

Với phương pháp này, việc lắng nghe của bạn sẽ tốt hơn và không bị chi phối quá nhiều bởi những yếu tố xung quanh. Mục đích cuối cùng là để thu thập được thông tin của người khác đang truyền đạt.

Phương pháp “tìm kiếm những bằng chứng chống lại cảm xúc cá nhân”

Thông thường, khi lắng nghe một ai đó trò chuyện, bạn thường dễ bị cảm xúc chi phối. Ví dụ: 

  • Khi bạn ghét một ai đó, bạn sẽ chẳng quan tâm họ nói gì, mà chỉ nghe phớt lờ, điều này không tốt. 
  • Hoặc một ví dụ khác, khi bạn ra nước ngoài, rào cản ngôn ngữ sẽ làm cho bạn thấy mặc cảm, khó nghe, điều này cũng ảnh hưởng xấu đến quá trình lắng nghe của bạn.

Vì thế, với phương pháp này, bạn sẽ hiểu đơn giản như sau: “Ta sẽ tìm và tập trung lắng nghe những điều chống lại cảm xúc hiện tại của mình, ví dụ như điều đó làm bạn không thích, nhưng hãy lắng nghe nó thật tập trung, gạt bỏ cảm xúc qua một bên” Như vậy, quá trình nghe hiểu sẽ diễn ra tốt hơn và nội dung truyền tải sẽ được tiếp thu trọn vẹn.

Nghe phớt lờ là gì
Cảm xúc là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình lắng nghe của bạn

Phương pháp “lắng nghe ý tưởng thay vì sự việc”

Thông thường, cuộc trò chuyện có nhiều điểm tương đồng như một “tảng băng trôi”. Bạn sẽ dễ dàng nghe hiểu những điều trên bề mặt, còn sâu bên trong đó quá xa lạ với bạn.

Vì thế, khi nghe một ai đó nói về vấn đề gì, hãy tập trung nghe ý tưởng được truyền đạt, thay vì chú ý quá sâu vào trong tiểu tiết. Khi làm được như thế, bạn sẽ dễ dàng tìm hiểu những thông tin trong cuộc trò chuyện, còn những việc chuyên sâu, bạn có thể sắp xếp để tìm hiểu sau.

Trên đây là những phương pháp giúp tăng cường kỹ năng lắng nghe của bạn, hãy áp dụng cho chính mình để có thể hiểu người khác đang muốn truyền đạt điều gì. Ngoài ra, việc nghe hiểu cũng sẽ giúp cho quá trình tương tác với mọi người sẽ diễn ra tốt hơn.

Nghe phớt lờ là gì
Câu hỏi đặt ra là

Tại sao cần phải lắng nghe người khác? Và nếu không lắng nghe người khác có được hay không?

Đây là quyền lựa chọn của mỗi người. Tuy nhiên trong thực tế thì tôi tin rằng ai trong các bạn cũng muốn chúng ta có được các mối quan hệ tốt đẹp, những cuộc nói chuyện cởi mở, hiệu quả và xa hơn nữa là duy trì được tình bạn hoặc một mối quan hệ nào đó nó lâu dài và bền vững.

Ai cũng muốn điều đó. Tuy nhiên, đó chỉ là những hệ quả tất yếu của một quá trình bạn giao tiếp với nhau hiệu quả và quá trình giao tiếp hiệu quả đó sẽ bắt đầu bằng việc bạn phải hiểu được người đối diện và làm sao để hiếu được họ nếu như bạn không có lắng nghe họ một cách thật sự, thấu cảm.

Tại sao trong thực tế cuộc trò chuyện đôi khi chúng ta hay có khuynh hướng là quên đi việc lắng nghe người khác? Thông thường nó sẽ có hai lý do phổ biến:

Vì chúng ta quá nôn nóng muốn đưa ra lời khuyên sớm nhất

Vì chúng ta cảm thấy việc lắng nghe mất quá nhiều thời gian trong cuộc nói chuyện đó.

Tôi sẽ đưa ra 4 cấp độ lắng nghe để bạn nhìn nhận lại bản thân trong quá trình giao tiếp, lắng nghe người khác bạn đã đạt đến cấp độ nào rồi?

Cấp độ 1: Giả vờ nghe

Khi bạn ngồi đối diện với người khác, thật ra trong tâm trí của bạn đang ở một nơi nào đó nên thỉnh thoảng bạn cũng gật gù, à ờ,…tạo cho người đối diện một cái cảm giác rằng bạn đang nghe họ. Cho nên với mức độ này chắc chắn gần như bạn nghe nhưng sẽ không nghe được gì hết, cái mức độ tiếp thu, thấu cảm của bạn gần như là bằng 0.

Cấp độ 2: Lắng nghe một cách có chọn lọc

Trong cuộc nói chuyện đó bạn chỉ chọn một số ý cảm thấy thú vị với bạn, cần thiết với bạn thì bạn nghe mà thôi còn những ý khác bạn sẽ phớt lờ qua một bên.

Cấp độ 3: Lắng nghe có suy nghĩ

Khi mà bạn lắng nghe câu chuyện người đối diện chia sẻ với bạn thì bạn vừa nghe và vừa xử lý trong đầu (đồng thời hai quá trình cùng nhau), mục đích của bạn để xem lát nữa bạn sẽ trả lời đối đáp, hỏi câu hỏi, ra lời khuyên như thế nào đây.

Cấp độ 4: Lắng nghe và thấu hiểu

Trong cuộc nói chuyện với người đối diện, vô thức ta hay sử dụng từ "Tôi cảm nhận,Tôi cảm thấy..." Thì đó là lúc bạn đang thực sự là ở mức "Lắng nghe và thấu hiểu" cao nhất. Sự tương tác qua lại giữa hai người trong cuộc nói chuyện trở lên cao hơn. Những câu hỏi, câu trả lời được đưa ra từ hai phía.

Lúc này bạn thị nhị 100% vừa về mặt cơ thể, lẫn tâm trí của bạn đối với cuộc nói chuyện của người đối diện bạn.

Phương pháp rèn luyện đạt được mức độ lắng nghe thấu hiểu:

Bạn nên tìm hiểu kỹ về 4 chữ “lắng nghe thấu hiểu”

  • Trước tiên bạn muốn nghe một ai đó thì đòi hỏi bạn phải làm một việc đó là không phải nghe người đó mà đòi hỏi bạn phải lắng cái lòng mình lại, rồi sau đó mới có thể nghe người đối diện. Và làm sao để có thể lắng cái lòng mình lại bằng cách là bạn phải làm chủ được tâm trí của bạn trong cái bối cảnh bạn đang hiện diện với người đối diện đó.
  • Đặt bạn vào vị trí của người khác
  • Khi bạn muốn chia sẻ một ai đó thì bạn cần phải đặt bạn vào vị trí của người ta. Nhưng cho dù bạn đặt vị trí của bạn vào vị trí của người ta đến mức độ nào đi chăng nữa thì bạn hãy biết rằng là bạn không bao giờ đạt được mức độ 100% như người đối diện. Cho nên nếu như bạn có một lời khuyên nào đó hoặc một kinh nghiệm gì đó tương tự như họ thì nó cũng chỉ là một phương pháp để giúp cho bạn đồng cảm hơn với họ hoặc để họ tham khảo.
  • Xác nhận lại những điều người khác vừa nói
  • Đôi khi người khác vừa nói một cái gì đó và họ hỏi bạn là bạn đã hiểu chưa và bạn trả lời hiểu rồi. Đôi khi việc hiểu rồi nó lại không chính xác, bởi vì bạn hiểu rồi theo cách của bạn nên nó khác với cách người khác muốn truyền đạt lại cho bạn.
  • Khi bạn lắng nghe và hiểu người khác thật sự, thì chắc chắn người ta cũng sẽ bắt đầu cảm nhận được bạn và dần sẽ lắng nghe những quan điểm ý kiến của ban đưa ra.