Luồng xanh nghĩa là gì

Luồng xanh đang là khái niệm được nhiều tài xế quan tâm trong thời gian phòng chống dịch Covid-19. Vậy luồng xanh là gì? Cách đăng ký luồng xanh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Luồng xanh là gì?

Luồng xanh được hiểu đơn giản là chứng nhận giúp cho xe vận tải có thể di chuyển trong những ngày giãn cách dễ dàng hơn.

Xe luồng xanh được tạo thuận lợi lưu thông hàng hóa; vận chuyển công nhân, chuyên gia và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đi qua khu vực đang phong tỏa, giãn cách hoặc khu vực ổ dịch trong thời gian cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.

Hình thức vận tải nào đủ điều kiện luồng xanh?

Theo quy định của Tổng cục Đường bộ thì xe đủ điều kiện đăng ký luồng xanh bao gồm:

Ôtô chở các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ an sinh xã hội, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, chở thiết bị, vật tư và sinh phẩm y tế phục vụ phòng chống dịch COVID-19… có hành trình đi, đến hoặc đi qua các khu vực đang phong tỏa, giãn cách hoặc khu vực ổ dịch.

Ôtô chở công nhân, người lao động, chuyên gia phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh có hành trình đi, đến hoặc đi qua các khu vực đang phong tỏa, giãn cách hoặc khu vực ổ dịch.

Hướng dẫn đăng ký luồng xanh vận tải

Bước 1: Bạn truy cập vào trang web Cổng thông tin đăng ký vận tải luồng xanh của Tổng Cục đường bộ Việt Nam: http://luongxanh.drvn.gov.vn

Sau đó bạn nhập Email cá nhân của mình vào và nhận mã xác thực trong Email đó.

Luồng xanh nghĩa là gì

Mã xác thực sẽ được gửi vào Email trên

Luồng xanh nghĩa là gì

Luồng xanh nghĩa là gì

Bước 2: Sau khi điền mã xác thực và nhấn Tiếp tục. Bạn sẽ được chuyển sang một trang yêu cầu điền các thông tin chi tiết như sau:

Đầu tiên bạn cần khai các thông tin liên quan đến phương tiện di chuyển và thông tin cá nhân như bảng dưới đây:

Luồng xanh nghĩa là gì

Bước 3: Tiếp tục kéo xuống bên dưới, bạn cần khai thông tin hạn đăng kiểm của xe, xe có hoặc không có phù hiệu, có giám sát hành trình hay chưa. Với xe đã có phù hiệu thì phải có giám sát hành trình. Tất cả các xe vận tải có giám sát hành trình cần cam kết sử dụng trong suốt quãng đường di chuyển.

Tiếp theo tải mẫu đơn đăng ký luồng xanh tại đây: Mẫu đơn đăng ký luồng xanh

Sau đó bạn chụp ảnh toàn bộ nội dung mẫu đơn và có thể chụp ảnh giấy xét nghiệm Codvid-19, đăng ký xe (nếu có) để tải lên phần đăng ký.

Tiếp theo bạn nhấn nút Thêm mới tài xế để nhập thông tin tài xế.

Luồng xanh nghĩa là gì

Bước 4: Bạn nhìn sang bên phải và điền thông tin Địa chỉ xuất phát, địa chỉ kết thúc trong lần di chuyển của phương tiện.

Phần Lộ trình di chuyển bên dưới sẽ cần chọn chính xác. Nếu bạn chỉ di chuyển trong tỉnh hay thành phố thì nhấn Lựa chọn lộ trình nội tỉnh.

Nếu chọn lộ trình liên tỉnh thì nhấn Lựa chọn lộ trình quốc gia, rồi chọn lộ trình. Với lộ trình liên tỉnh sẽ chỉ được chọn 3 luồng xanh mà thôi.

Và tiếp theo bạn chọn thời gian yêu cầu cấp luồng xanh và khai loại hàng hóa bạn vận chuyển.

Luồng xanh nghĩa là gì

Bước 5: Tích chọn vào hàng mau hỏng nếu hàng hóa của bạn thuộc diện này và làm đúng theo yêu cầu phần chữ màu đỏ.

Luồng xanh nghĩa là gì

Cuối cùng chọn đơn vị tiếp nhận hồ sơ là đơn vị vận tải lựa chọn Sở GTVT nơi đăng ký hoạt động kinh doanh, rồi nhấn nút Gửi đề nghị.

Luồng xanh nghĩa là gì

Nhận thẻ đăng ký luồng xanh vận tải như thế nào?

Khi bạn đã gửi đơn đăng ký thì bạn nhấn vào phần Danh sách thẻ đăng ký, đơn của bạn sẽ ở trạng thái Chờ cấp.

Nếu đơn đã được duyệt thì sẽ hiện trong cột Đã duyệt, kèm theo mã đơn đăng ký. Lúc này, bạn nhấn vào mũi tên tại mã đơn để xem thẻ thông báo.

Luồng xanh nghĩa là gì

Khi đó bạn sẽ nhìn thấy thẻ đã duyệt kèm tùy chọn tải thẻ được duyệt luồng xanh đầy đủ thông tin và mã QR code để chúng ta in và dán trên xe khi di chuyển.

Chúc các bạn thành công!

Việc phân luồng hàng hóa (hàng xuất, hàng nhập) trong Hải quan, gọi tắt là phân luồng Hải quan, được cho là một công cụ, thủ tục và hình thức hữu hiệu giúp cơ quan Hải Quan thực hiện việc giám sát, kiểm tra và quản lý hàng hóa ra và vào lãnh thổ Việt nam. Hiện nay, Hải quan Việt Nam sẽ phân loại hàng hóa dưới hình thức 3 luồng: Luồng xanh, vàng và đỏ. Mỗi luồng hàng được phân loại nói lên mức độ đánh giá của cơ quan Hai quan đối với hàng hóa trong quá trình quản lý rủi ro. Theo đó, mức (1)-Luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; mức (2)-Luồng vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; Và mức (3)-luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.

Luồng xanh nghĩa là gì
Luồng xanh nghĩa là gì
Phòng phân luồng hải quan

Việc ước lệ các luồng bằng ba màu sắc cho thấy các cảnh báo quen thuộc trong đời sống đã được vận dụng vào Hải quan. Nó làm cho chúng ta liên tưởng đến ba màu sắc thông dụng của tín hiệu đèn giao thông: Cột đèn đỏ với 3 màu sắc Xanh Vàng Đỏ. Cũng có thể hình dung việc phân luồng hàng hóa giống như việc điều tiết phương tiện giao thông trên đường. Những hàng hóa tuân thủ đúng các quy định của cơ quan Hải quan sẽ được thông quan nhanh chóng ở các chặn màu Xanh (Luồng xanh) và chặn màu Vàng (Luồng Vàng), hàng hóa có nhiều dấu hiệu vi phạm sẽ bị chặn lại ở luồng đỏ với các hàng rào kiểm định và thủ tục thông quan khắc khe.

Theo đó mức độ kiểm tra và cảnh giác của cơ quan kiểm soát sẽ tăng dần từ xanh, vàng và cuối cùng là luồng có mức độ kiểm soát cao nhất: Luồng đỏ. Ở luồng đỏ, nó cho thấy một số vấn đề về nguồn hàng đã làm gia tăng sự quan ngại của cơ quan Hải quan đối với tính tuân thủ Pháp luật của đơn vị kinh doanh. Và việc thông quan hàng hóa cũng sẽ được giám định nghiêm ngặt hơn thông qua một số quá trình kiểm tra theo luật định.

2. Quá trình thực hiện phân luồng và các quy định về kiểm tra thực tế hàng hóa

2.1 Quá trình thực hiện phân luồng

Theo QĐ 874/QĐ-TCHQ ngày 15/05/2006 của Tổng cục Hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa thương mại gồm có 5 bước. Toàn bộ quá trình này được gọi là quá trình “Quản lý rủi ro” của Tổng cục Hải Quan. Cụ thể: Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra Bước 2: Đây là bước thông tin từ bước 1 sẽ được nhập vào máy tính, tự động xử lý và đưa ra Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa Bước 4: Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục Hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan

Bước 5: Phúc tập hồ sơ

Quy trình hải quan điện tử và phân luồng hải quan Xanh, Vàng, ĐỏQuy trình hải quan điện tử và phân luồng hải quan Xanh, Vàng, Đỏ

Như vậy, việc phân luồng hàng hóa thuộc luồng xanh, vàng hay đỏ sẽ được thực hiện sau bước 1. Hàng hóa được phân luồng chính thức tại bước 2. Theo đó, Lệnh hình thức sẽ cho ra các kết quả nhằm quyết định mức độ kiểm tra hàng hóa.

Nếu Lệnh hình thức đưa ra kết quả xử lý là Luồng xanh thì hàng hóa xuất/nhập khẩu được chấp nhận thông quan từ nguồn thông tin khai hải quan điện tử. Hàng hóa được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế, đồng thời đi thẳng đến bước 4-Thu lệ phí và đóng dấu, sau đó tiến hành phúc tập hồ sơ.

Nếu hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử cho ra kết quả phân luồng là Luồng vàng, hàng hóa phải được kiểm tra chi tiết hồ sơ (Chứng từ giấy), nhưng miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa. Sau khi việc kiểm tra được tiến hành tại bước 2, nếu không phát hiện thêm bất kỳ vi phạm nào, quá trình thông quan sẽ chuyển tới bước 4, tương tư như Luồng xanh.

Trường hợp Lệnh quyết định hình thức cho kết quả phân luồng là đỏ, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ đồng thời kiểm tra chi tiết hàng hóa. Có 3 mức độ kiểm tra thực tế (Theo Thông tư 112/2005/TT-BTC):

a. Kiểm tra toàn bộ lô hàng

b. Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.

c. Kiểm tra thực tế 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.

Một số trường hợp, chẳng hạn như sau khi máy tính xác định được hình thức, mức độ kiểm tra, nhưng cán bộ/nhân viên hải quan xét thấy việc xác định của máy tính là chưa chính xác (Do thông tin về các quy định, chính sách hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục chưa được cập nhật đầy đủ), cán bộ công chức hải quan sẽ đề xuất Lệnh hình thức và mức độ kiểm tra khác phù hợp hơn, việc phân luồng sẽ được ghi nhận lại (Có ghi rõ lý do điều chỉnh), sau đó chuyển cho lãnh đạo Chi cục Hải quan xem xét và quyết định.

2.2 Kiểm tra thực tế hàng hóa

Như vậy, theo Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005, quy định mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa: Nếu hàng hóa của doanh nghiệp kinh doanh chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hải quan, toàn bộ lô hàng sẽ được miễn kiểm tra thực tế. Vậy, một là hàng hóa được phân luồng Xanh, hai là phân luồng Vàng.

Các trường hợp khác, như hàng hóa xuất khẩu (trừ hàng xuất khẩu sản xuất từ nguyên liệu ngoại nhập và hàng hóa xuất khẩu có điều kiện), các máy móc thiết bị thuộc diện miễn thuế của dự án đầu tư nước ngoài và trong nước,…(Xem thêm các trường hợp khác tại Nghị định 154/2005/NĐ-CP) cũng được liệt vào diện miễn kiểm tra thực tế và có nhiều khả năng được phân luồng xanh và vàng.

Cũng theo Nghị định 154 cho thấy, nếu hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu của các chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật Hải quan, hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm qua phân tích thông tin của cơ quan, thì hàng hóa của bạn sẽ buộc phải tiến hành kiểm tra thực tế (Tùy trường hợp, có thể kiểm tra bằng máy móc hoặc thủ công). Và vì vậy, hàng hóa lúc này hiển nhiên được phân vào nhóm luồng đỏ, với các biện pháp kiểm tra cẩn trọng hơn.

Các mức độ kiểm tra thực tế lô hàng tại luồng Đỏ được quy định như sau:
a. Tiến hành kiểm tra toàn bộ lô hàng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan.(Giảm dần mức độ kiểm tra nếu doanh nghiệp không còn vi phạm)

b. Tiến hành kiểm tra 10% lô hàng đối với hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng Hải quan phát hiện có dấu hiệu sai phạm. (Nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, ngược lại thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi có kết luận chính xác về mức độ)

c. Kiểm tra xác suất tối đa 5% tổng số tờ khai Hải quan hoặc kiểm tra thực tế không quá 5% lô hàng: Được tiến hành nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật về hải quan của chủ hàng. Trường hợp kiểm tra thực tế, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có vi phạm thì kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.

3 Kết luận

Hiện nay, công tác thông quan hàng hóa xuất và nhập trên lãnh thổ Việt Nam đã ngày càng được đồng bộ hóa và hiện đại hóa bằng các thủ tục khai hải quan điện tử hay các hệ thống xử lý, đánh giá mức độ kiểm tra khách quan, cùng đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm. Phân luồng Xanh-Vàng –Đỏ giúp Hải quan Việt Nam thực hiện tốt quá trình quản lý pháp luật về thu tục hải quan đối với hàng hóa XNK, đồng thời phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất kinh doanh hàng hóa, chặn đứng các nguồn hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng, … Chính sách quản lý này cũng giúp các doanh nghiệp nâng cao ý thức, trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh, hoàn thiện tốt nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, cũng là quá trình giúp Hải quan Việt Nam tự hoàn thiện hệ thống quản trị, quản lý cho chính mình trong sự nghiệp hiện đại hóa và đi lên.
Hy vọng sau bài viết này mọi người sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến ngoại thương, rất mong sự góp ý và nhận xét chân thành của mọi người để bài viết được hoàn thiện hơn.