4 tại chỗ là gì

Hà Tĩnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm trên 60% diện tích tự nhiên. Việc chủ động các phương án phòng, chống, chữa cháy rừng luôn được quan tâm, trong đó phương châm “4 tại chỗ” được xem là giải pháp hàng đầu.

 

4 tại chỗ là gì

          Hạt Kiểm lâm Cẩm Xuyên tổ chức dọn thực bì, phòng cháy rừng

Các vụ cháy rừng trên địa bàn tỉnh thường xảy ra ở những vùng đồi núi cao, cháy giữa trưa nắng, gió Lào thổi mạnh, việc tiếp cận với các đám cháy rất khó khăn. Thực tế cho thấy, khi xảy ra cháy rừng, sử dụng tốt phương châm 4 tại chỗ “Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ” thì việc chữa cháy rừng mới hiệu quả. Phương châm này phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người dân, của chủ rừng trong phòng, chống, chữa cháy rừng, bởi lực lượng này gần rừng nhất và thông thạo địa hình nhất.

Thời gian qua, một số địa phương thực hiện khá tốt phương châm “4 tại chỗ” trong phòng, chống, chữa cháy rừng, ví dụ như xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê. Xã có 3.600 ha rừng và đất rừng, diện tích rừng trồng lớn, số hộ dân sống dựa vào rừng nhiều. Để phòng, chống, chữa cháy rừng, tại Ủy ban nhân dân xã có một phòng riêng để cán bộ lâm nghiệp lưu giữ, bảo dưỡng, kiểm tra các phương tiện; các vật dụng cần thiết như: giày, áo bảo hộ, loa chỉ huy, loa cầm tay, đèn pin... được trang bị đầy đủ và thường xuyên kiểm tra để đảm bảo khi phát sinh sự cố có thể dùng được ngay. Vì vậy, khi có đám cháy xảy ra đều kịp thời dập tắt, diện tích rừng bị thiệt hại không nhiều. Hiện nay, xã Phương Mỹ đang tiến hành thành lập quỹ phòng, chống cháy rừng với sự tham gia của tất cả hộ dân có rừng và sống dựa vào rừng.Đây là mô hình hay để các địa phương trong tỉnh tham khảo, học tập.

Tuy nhiên, việc triển khai phương châm “4 tại chỗ” chưa đồng đều ở các địa phương trong tỉnh. Ví dụ, ở xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn (khu vực rừng giáp ranh với tỉnh Nghệ An) có diện tích rừng và đất rừng là 3.300 ha, việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn và chủ yếu là rừng thông nên rất dễ cháy. Xã Lộc Yên - địa phương có diện tích rừng lớn nhất huyện Hương Khê với 9.200 ha và luôn là địa bàn nóng của tình trạng cháy rừng vì đây là địa bàn có tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng, diện tích rừng trồng nhiều (2.400 ha), lại nằm ngay sát với khu vực nhà ở của người dân. Các phương án phòng, chống, chữa cháy rừng được cấp ủy, chính quyền các xã rất quan tâm nhưng do nhận thức của người dân về bảo vệ rừng còn hạn chế, kể cả các hộ dân nhận khoán, phần lớn hộ dân sống cạnh rừng lại không phải chủ rừng nên gặp nhiều khó khăn trong việc huy động lực lượng tại chỗ trong phòng, chống, chữa cháy. Các xã có rừng và đất rừng đều đã thành lập đội xung kích, số lượng từ 20 - 40 người. Tuy nhiên, vì đội xung kích cũng là lực lượng ở trong dân, không thường trực nên khi xảy ra cháy rừng, việc liên lạc, tập hợp lực lượng này thường chậm trễ.

Bên cạnh khó khăn trong việc huy động lực lượng còn có khó khăn trong  xây dựng phương án chữa cháy. Hầu hết các phương án của địa phương thiếu chặt chẽ, không sát với thực tế và chưa chỉ ra các tuyến đường lên rừng hợp lý để tiếp cận đám cháy. Công tác huấn luyện, diễn tập chưa được chú trọng nên việc xử lý khi xảy ra cháy rừng còn lúng túng.

Để công tác phòng, chống, chữa cháy rừng hiệu quả, ngoài việc tăng cường công tác phòng cháy, các địa phương, đơn vị cần quan tâm hơn đến vấn đề chủ động các nguồn lực chống cháy và chữa cháy để hạn chế tối đa thiệt hại về diện tích rừng.  

                                           Nguyễn Tâm (Đài PT&TH Hà Tĩnh)

4 tại chỗ là gì

Kè sạt lở bờ vở sông Hồng tại xã Hiền Lương (huyện Hạ Hòa) dài 2km với tổng vốn đầu tư ước khoảng 50 tỷ đồng

Hạ Hòa là huyện trung du và miền núi, có hệ thống sông ngòi, hồ đập lớn, với trên 30km đê sông; 149 hồ đập, phai dâng; 44 cống dưới đê. Hầu như không có năm nào Hạ Hòa không phải chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, lũ, ngập úng, hạn hán, sạt lở đất. Không những thiệt hại về người, tài sản, môi trường sinh thái mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Năm 2020 trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng của 8 đợt thiên tai, trong đó có 2 đợt thiên tai kép (đợt mưa lũ ngày 18 - 22/8/2020 và đợt mưa lớn đêm 26 ngày 27/9/2020) gây thiệt hại về người và tài sản với giá trị thiệt hại trên 84 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Ngọc Hồng - Phó Chủ tịch UBND huyện Hạ Hòa cho biết: Hạ Hòa là huyện có địa bàn rộng, địa hình phức tạp; nhiều hồ đập và suối nhỏ, có trên 70km đê gồm: Đê sông, đê bao, đê bối, đặc biệt là hệ thống các công trình hồ, đập chủ yếu đã xây dựng từ lâu chưa được nâng cấp, sửa chữa, hiện đã xuống cấp khó khăn trong phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng, chống thiên tai. Trước những hình thái thời tiết cực đoan cũng như những diễn biến khó lường về thiên tai, thời tiết những năm gần đây, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện đã kịp thời chỉ đạo khắc phục hậu quả theo phương châm “4 tại chỗ” sớm ổn định đời sống cho người dân. Năm 2020, tổng kinh phí huy động thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai là 73,9 triệu đồng.

Trên địa bàn tỉnh, các cấp ngành, UBND huyện, thành, thị cũng triển khai kịp thời các biện pháp ứng phó và khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra. Trong năm 2020, Chính phủ, các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội đã hỗ trợ, nâng cấp, cải tạo hệ thống đê điều và hỗ trợ nhân dân bị thiệt hại do thiên tai với tổng số tiền trên 183 tỷ đồng. Đối với sự cố vỡ đập hồ Đầm Thìn (huyện Cẩm Khê) ngày 28/5/2020, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã xuống hiện trường kiểm tra, chỉ đạo các biện pháp đảm bảo an toàn cho khu vực hạ du và các xã Cấp Dẫn, Xương Thịnh, Tùng Khê, sơ tán 17 hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, địa bàn tỉnh mật độ sông suối dày, có 3 con sông lớn chảy qua là sông Thao, sông Đà, sông Lô, đặc biệt là trên sông Thao luôn tiềm ẩn lũ lớn. Bên cạnh đó, cao trình một số tuyến đê còn thấp so với thiết kế; một số ngòi lớn như ngòi Lao, ngòi Giành, sông Bứa có lưu vực rộng, độ dốc lớn, lòng suối hẹp nên luôn tiềm ẩn lũ ống, lũ quét bất ngờ khiến cho công tác ứng phó gặp nhiều khó khăn. Trang thiết bị và hệ thống mạng lưới quan trắc số liệu khí tượng thủy văn phục vụ thông tin bão lũ ở các vùng núi còn hạn chế…

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia và Đài Khí tượng thủy văn khu vực Việt Bắc, trong năm 2021, hiện tượng La Nina tiến tục duy trì đến hết tháng 4, 5/2021, sau đó chuyển dần sang trạng thái trung tính. Do đó, dự báo trên địa bàn tỉnh sẽ chịu ảnh hưởng từ 1 - 2 cơn bão và áp thấp nhiệt đới; nhiệt độ có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1 độ C; mưa lớn sẽ tập trung vào đầu mùa và vào nửa cuối tháng 8, 9/2021.

Để công tác PCTT&TKCN có hiệu quả, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã được củng cố, kiện toàn và xây dựng kế hoạch phòng chống, giảm nhẹ thiên tai với những nhiệm vụ và biện pháp thực hiện một cách chi tiết, cụ thể bằng những nhóm công việc trước mắt và lâu dài.

4 tại chỗ là gì

Hồ Ngòi Vần - xã Hiền Lương (huyện Hạ Hòa) đảm bảo yều cầu tiêu thoát nước khi mưa lũ xảy ra

Các huyện, thành, thị trong tỉnh đã chủ động xây dựng các phương án PCTT&TKCN theo phương châm “4 tại chỗ” trên cơ sở phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, đơn vị mình. Các sở, ngành kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN, xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo từng cấp độ rủi ro; hiệp đồng hỗ trợ cho các huyện, thành, thị khi có yêu cầu.

Đảm bảo thông tin liên lạc là một trong những yêu cầu quan trọng trong PCTT&TKCN. Chính vì vậy, ngành Thông tin và Truyền thông đã sớm có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông xác định rõ trách nhiệm để kịp thời điều hành ứng phó các tình huống trong thực hiện nhiệm vụ; thường trực 24/24 giờ để xử lý, ứng cứu các sự cố xảy ra trên các tuyến truyền dẫn, trạm BTS; ưu tiên xử lý theo mức độ thông tin liên lạc phục vụ điều hành của tỉnh. Đối với những vùng bị mất liên lạc hoàn toàn (cố định và di động) có phương án sử dụng hệ thống thông tin vô tuyến hoặc liên lạc bằng máy điện thoại di động vệ tinh. Cùng với đó, đảm bảo vận chuyển thư, bưu phẩm, bưu kiện đúng thời gian và an toàn, an ninh thông tin trên mạng bưu chính.

4 tại chỗ là gì

Nhân viên Điện lực Đoan Hùng kiểm tra trạm biến áp đề phòng khi có sự cố thiên tai xảy ra

Theo ông Trần Quốc Bình - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh yêu cầu các địa phương rà soát, kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình liên quan đến PCTT, xác định các công trình trọng yếu để củng cố, nâng cấp; các công trình liên quan đến PCTT cần khẩn trương thi công, hoàn thành đưa vào sử dụng trước ngày 30/6/2021. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, bảo vệ các công trình điện, công trình thông tin, công trình an toàn giao thông. Các đơn vị tiến hành tổ chức thực hiện tốt công tác tập huấn, diễn tập công tác PCTT&TKCN đảm bảo tính khả thi, sát với tình hình thực tiễn. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân chủ động nắm bắt thông tin về thời tiết và có những biện pháp tự bảo vệ tính mạng, tài sản của mình.

Với việc chủ động, chuẩn bị một cách kỹ lưỡng các phương án, phương tiện, thiết bị, lực lượng cho công tác PCTT&TKCN của các cấp, các ngành, các địa phương, mỗi hộ gia đình và mỗi người dân sẽ góp phần quan trọng để hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra.

Nguyễn Liên