Nghĩ luận về câu tục ngữ: an vóc học hay

Bài làm

Nhân dân ta từ xưa đến nay vốn sáng tạo trong cả lao động và cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, có nhiều câu ca dao, tục ngữ được truyền tai nhau để nhắc nhở cũng như truyền đạt những kinh nghiệm về cách sống và lối sống. Một trong số có câu: “Ăn vóc học hay”. Bạn có hiểu ý nghĩa của câu nói này hay không?

Nếu “ăn” chỉ hoạt động nạp năng lượng nuôi sống cơ thể của con người thì “học” chỉ quá trình tiếp thu và lĩnh hội tri thức và kĩ năng. Con người có nhiều cách để lĩnh hội tri thức, không chỉ qua cách vở và có lúc qua cả thực tế đời sống. “Vóc” vốn được hiểu là danh từ chỉ sức vóc, cơ thể, hình thể của con người. Nhưng trong câu này, để câu nói có ý nghĩa và cân chỉnh vế đối “ăn vóc” với “học hay”, “vóc” lại được hiểu thành tính từ, là sự khỏe khắn, dẻo dai. “Hay” chính là hiểu biết nhiều, có kiến thức…vv… “Ăn vóc” dùng để chỉ con người thông qua việc ăn uống sẽ phát triển về thể chất. Cũng từ đó mà sức khỏe tăng lên. “Học hay” được hiểu là học sẽ mở được trí tuệ. Qua đó, câu tục ngữ này là lời nhắn gửi của cha ông với chúng ta: Ăn uống đầy đủ thì người khỏe mạnh, có sức vóc, chịu khó học hành, tích lũy kiến thức thì mở mang trí tuệ, ngày càng hiểu biết nhiều, ngày càng giỏi hơn. Có thể nói, đây là một câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn.

Trong cuộc sống con người, chúng ta vẫn thấy, ăn uống là nhu cầu không thể thiếu. Cuộc sống con người càng phát triển thì nhu cầu hưởng thụ thức ăn càng tăng. Nếu ngày trước, cuộc sống khó khăn, chiến tranh, nạn đói liên miên thì nhu cầu của con người chỉ là ăn đủ no, mặc đủ ấm. Nhưng bây giờ, ăn không chỉ cần no mà cần ăn ngon. Thức ăn cũng không chỉ ngon về mùi vị mà nhiều khi còn đòi hỏi cách trang trí, trình bày sao cho bắt mắt, hấp dẫn. Nhưng dù ở thời đại nào, con người cũng rất quan tâm đến chất lượng của thức ăn. Nghĩa là, thực phẩm này cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể này không. Chính vì vậy, chúng ta luôn cố gắng lựa chọn loại thức ăn giàu vitamin và các chất cần thiết. Bản thân mỗi người đều hiểu, thực phẩm có giá trị quan trọng và cần thiết như thế nào đối với cuộc sống con người.

Giải thích câu tục ngữ "Ăn vóc học hay"

Không chỉ vậy, ngoài việc tăng cường sức khỏe cho cơ thể, con người cũng vô cùng chú trọng đến trí tuệ, sự hiểu biết. Bởi lẽ, trí tuệ, tầm hiểu biết là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá con người. Có lẽ chỉ đứng sau nhân cách mà thôi. Một người học rộng, biết nhiều sẽ được mọi người kính phục, nể trọng, dễ đạt được thành công trong cuộc sống. Và ngược lại, người kém hiểu biết, đặc biệt lại không có ý thức tự trau dồi tri thức, tầm hiểu biết của mình, luôn thỏa mãn với những gì mình biết thì đây là điều rất khó để chấp nhận. Chắc chắn, những người như vậy sẽ bị mọi người xa lánh và phê phán. Từ đó, người hiểu rằng việc tích lũy tri thức là vô cùng quan trọng. Như đã nói ở trên, con người có nhiều cách để tích lũy tri thức như thông qua sách vở. Cụ thể hơn đối với học sinh là việc học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Không chỉ vậy, còn qua cả cách chúng ta học tập ở ngoài đời sống. Ngoài thực tiễn cuộc sống, nhiều khi cung cấp cho chúng ta những kiến thức phong phú, mới lạ hơn trong sách rất nhiều.Và có khi, nó càng làm cho kiến thức sách vở thêm hấp dẫn hơn và có giá trị hơn. Qua đây, chúng ta càng hiểu được tầm quan trọng của việc học. Vì vậy nhất định phải phân bố thời gian để học tập hiệu quả, nâng cao tầm hiểu biết để không trở thành một người lạc hậu, kém cỏi nhất là trong xã hội như hiện nay-xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cuộc sống con người đang phát triển từng ngày mà không hề chờ đợi ai

>> Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Cô bé bán diêm

Thế mới biết, cha ông ta đã rất sáng suốt khi để lại kinh nghiệm sống còn cho con cháu sau này qua những câu nói ngắn gọn mà súc tích, giản dị mà thâm ý sâu xa. Để không phụ lòng của các bậc cha ông đi trước, chúng ta cần rèn luyện chính bản thân mình cả về sức khỏe lẫn trí tuệ.

Nhẫn Đông

Tags: Ăn vọc học hayGiải thích câu tục ngữ "Ăn vóc học hay"

Trong câu tục ngữ này các từ vóc và hay là những từ khó hiểu, cần được làm sáng rõ. Trước hết hay trong học hay có nghĩa là giỏi. Chúng ta cũng đã từng gặp hay theo nghĩa này qua các từ ngữ hay giỏi, hay chữ (Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy). Vì hay là một tính từ nên vóc - từ đối ứng với nó cũng phải là một tính từ. Tuy vậy trong văn học dân gian và các truyện Nôm, vóc thường xuất hiện với nghĩa danh từ để chỉ thân thể, dáng hình của con người, chẳng hạn: vóc ngọc mình vàng, lớn người to vóc, vóc sương, vóc bồ liễu... Với ý nghĩa này, vóc không tương ứng với hay trong học hay. Nhưng có lẽ trong tiếng Việt, vóc đã được chuyển nghĩa từ chỗ chỉ thân thể sang chỉ đặc tính khoẻ mạnh của con người, chẳng hạn, có vóc được dùng để chỉ "sự cao lớn chắc chắn", vóc dạc chỉ hình tích cao lớn. Do đó, câu tục ngữ ăn vóc học hay được hiểu là ăn khoẻ, học hành giỏi giang. Cố nhiên, ăn vóc học hay thường thể hiện quan niệm và lòng mong muốn của các bậc cha mẹ đối với con cái. Họ hiểu rằng công sức, tiền của dùng để nuôi dưỡng và cho con cái ăn học cũng cốt để cuối cùng làm cho con cái mình khoẻ mạnh, khôn lớn, tuyệt nhiên là không lãng phí, vô ích. Ăn vóc học hay vì vậy trở thành niềm vui, sự động viên, lòng tin tưởng của các bậc cha mẹ đối với nhiệm vụ nuôi dạy con cái. Mở rộng ra, ăn vóc học hay cũng trở thành niềm tin của mọi người đối với công sức của mình trong việc rèn luyện và học tập. Phàm những ai biết khổ luyện và chịu khó học hành nhất định sẽ tài giỏi hơn và có cơ để thành đạt trong sự nghiệp và cuộc đời.

Bài làm

Trong cuộc sống thường ngày, chuyện “ăn”, chuyện “học” là những điều được mọi người quan tâm nhằm phát triển thể chất và năng lực của con người và đặc biệt là sự quan tâm của người lớn đối với con cháu trong gia đình. Để khuyên răn lớp trẻ ông cha ta có câu: “Ăn vóc học hay”.

Trước hết khi nhìn vào câu tục ngữ này nhiều người sẽ còn thắc mắc và chưa nắm được nghĩa của từ “vóc”. Vậy để hiểu câu tục ngữ này đầu tiên ta sẽ tìm hiểu vế sau trước. “Học hay”, hay ở đây nghĩa là giỏi, là tốt. Chúng ta đã bắt gặp từ “hay” này trong rất nhiều câu ca dao, tục ngữ và nó trở thành biểu tượng quen thuộc cho việc giỏi, tốt về một vấn đề nào đó. Trong tục ngữ thường được hình thành bởi hai vế sóng đôi nên khi “hay” là tính từ thì chắc chắn “vóc” cũng là một tính từ. Mặc dù trong dân gian chúng ta gặp từ “vóc” trong vai trò một danh từ rất nhiều như: vóc dáng chỉ hình dáng của con người. Tuy nhiên ở câu tục ngữ này thì từ “vóc” đã được chuyển nghĩa thành chỉ sự khỏe mạnh của con người. “Ăn vóc” mang ý nghĩa là ăn khỏe, còn vế sau nghĩa là học hành giỏi.

Em hãy giải thích câu tục ngữ: Ăn vóc học hay”.

“Ăn vóc, học hay” là quan niệm mà mỗi bậc cha mẹ luôn mong muốn con mình đạt được. Mỗi bậc cha mẹ hằng ngày làm lụng vất vả để kiếm tiền cũng chỉ là để có điều kiện cho con cái có cuộc sống tốt hơn. Tiền cha mẹ kiếm được không ngoài mục đích để cho con cái ăn học, mong muốn con mình khỏe mạnh, lớn khôn và có cơ hội thành đạt trong sự nghiệp. Ông cha ta mong muốn chúng ta “ăn vóc”, ăn khỏe, để có được một cơ thể khỏe mạnh bởi họ quan niệm sức khỏe quý hơn vàng bạc. Để làm bất cứ việc gì chúng ta cũng cần phải có sức khỏe, có sự dẻo dai. Trái lại nếu chúng ta có một thân thể yếu ớt thì sẽ chẳng làm được việc gì lớn. Chính vì quan niệm như vậy nên ông bà, bố mẹ không bao giờ tiếc tiền nong vào việc ăn uống hằng ngày, hay việc chữa bệnh cho con cái. “Một mặt người bằng mười mặt của”, đúng vậy có sức khỏe là có tất cả, chỉ khi nào chúng ta có sức khỏe tốt chúng ta mới có sức để “học hay”. Sức khỏe là yếu tố đầu tiên, tiền đề cho con người có thể hoạt động, tiếp thu tri thức và thành công trong công việc cũng như cuộc sống.

“Học hay” ý muốn nói việc tiếp thu những điều hay lẽ phải. Mỗi chúng ta không chỉ học tập ở gia đình, trường học mà còn học cả ở ngài xã hội. Dân gian có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chính vì lẽ đó. Học ở gia đình, nhà trường chúng ta có người dẫn dắt, chúng ta tiếp xúc với nhiều cái tốt, cái đẹp hơn. Nhưng một khi bước ra ngoài xã hội chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều điều mà trong đó cái tốt, cái xấu đan xen, thậm chí là song song tòn tại. Khi ấy mỗi người cần phải trang bị cho bản thân những kiến thức để có thể phân biệt tốt xấu, để có sự chọn lọc tiếp thu những cái hay, cái tốt và loại trừ lên án những cái xấu xa. Để đi nhiều, để học được nhiều thì phải có sức khỏe tốt, qua đó ta thấy được mối quan hệ gắn bó giữa ăn và học, giữa sự phát triển của thể chất với trí tuệ. Nếu chúng ta chỉ biết ăn mà không bồi dưỡng kiến thức, không học hỏi thì sẽ trở nên vô dụng. Ngược lại nếu chúng ta quá chú tâm vào học tập, làm việc mà bỏ bê không quan tâm đến sức khẻ của bản thân thì sẽ chẳng có cơ hội vận dụng hết những cái ta đã học, đã tìm hiểu vào công việc, vào cuộc sống.

“Ăn vóc học hay” là bài học sâu sắc để mỗi chúng ta có ý thức cân bằng giữa ăn và học, không được quá coi trọng một bên nào đó mà ảnh hưởng đến bên còn lại. Qua đó cũng phê phán những kẻ phàm phu tục tử, ham ăn uống, hưởng thụ mà lười học, ngại khó khăn, không có khát vọng vươn lên trong cuộc sống.

Mai Du

Video liên quan

Chủ đề