Nghiên cứu công nghệ xử lý lốp xe máy

Nghiên cứu công nghệ xử lý lốp xe máy

Ngày 29/3, tại Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) diễn ra Lễ khởi công giai đoạn 1 của Nhà máy Sagama Việt Nam. Giai đoạn 1 của nhà máy gồm 2 dây chuyền sản xuất (hạt cao su và gạch cao su) được đầu tư hoàn toàn mới và nhập khẩu từ châu Âu. Đây là nhà máy đầu tiên của Việt Nam có mô hình tái chế rác thải từ lốp cao su thành đồ dùng thường ngay như: thảm cao su, đệm cao su, sân đá bóng cỏ nhân tạo…

Hiện nay, dân số tại Việt Nam đạt gàn 95 triệu dân. Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân bằng xe máy, vài năm trở lại đây kinh tế phát triển và lượng ô tô tăng nhanh. Ước tính, tại Việt Nam mỗi năm chúng ta thải ra môi trường 400.000 tấn phế liệu, tương đương 30.000 tấn/tháng. Việc xử lý rác thải vẫn luôn là vấn đề nam giải hiện nay không những ở Việt Nam và trên thế giới. Hầu hết các loại cao su phế thải rất khó phân hủy, phải mất vài chục năm mới phân hủy được vào đất.

Vì vậy, Nhà máy sản xuất hạt cao su, gạch và thảm cao su từ lốp xe ô tô phế thải được xây dựng, nhằm đáp ứng lượng lớn lốp xe ô tô phế liệu bỏ đi. Với công nghệ sản xuất hoàn toàn mới và được nhập khẩu từ châu Âu sẽ đáp ứng được vấn đề sản xuất sạch và đảm bảo về vấn đề môi trường.

Giám đóc Nhà máy Sagama Việt Nam - ông Nguyễn Văn Thanh cho biết, toàn bộ dây chuyền thiết bị được đầu tư mới hoàn toàn và nhập khẩu từ châu Âu. Giai đoạn 1 nhà máy đầu tư 2 dây chuyền sản xuất là hạt cao su và gạch cao su. Hạt cao su được nghiền và bóc tách từ những chiếc lốp ô tô đã qua sử dụng, phần lớn hạt cao su được sử dụng trong các ứng dụng như cỏ nhân tạo, trải mặt đường, gạch cao su, thảm cao su….

Hy vọng giai đoạn 1 của Nhà máy sẽ thu gom và xử lý được lượng lớn lốp ô tô phế thải để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.

Nghiên cứu công nghệ xử lý lốp xe máy

Một nhóm chuyên gia từ Đại học Nam Úc và Đại học RMIT Melbourne đã phân tích lợi thế của bê tông cao su vụn được tạo ra từ lốp xe đã qua sử dụng trong điều kiện thực tế bằng cách sử dụng chúng làm vật liệu xây dựng và theo dõi trong vài năm, nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Structures.

Bê tông là một trong những ngành công nghiệp sử dụng nhiều carbon nhất trên hành tinh, chiếm 9% tổng lượng khí thải CO2 trên toàn thế giới vào năm 2018. Bê tông là mục tiêu nổi bật của các tập đoàn do lượng khí thải carbon cao. Các vật liệu xanh hơn đang được các nhà nghiên cứu phát triển cho tương lai của ngành xây dựng. Theo kết quả nghiên cứu, các tấm bê tông được tạo ra từ lốp xe đã qua sử dụng tái chế có hiệu quả về chi phí và độ bền cao hơn so với bê tông thường trong thế giới thực.

Nghiên cứu công nghệ xử lý lốp xe máy

Bê tông có thể được chế tạo bằng cách nghiền vụn lốp cao su cũ.

Các nhà nghiên cứu muốn giải quyết một phần vấn đề chôn lấp lốp xe cũng như tác hại môi trường do ngành bê tông gây ra bằng cách tái sử dụng lốp xe đã qua sử dụng làm vật liệu xây dựng. Loại bê tông nói trên được gọi là bê tông cao su vụn. Kết quả là, để tạo ra bê tông cao su nghiền, họ nghiền lốp cao su cũ thành các hạt nhỏ như cát. Những vật liệu phế thải này sau đó có thể được sử dụng để thay thế một phần cát thường được kết hợp với xi măng, nước và các thành phần khác để sản xuất bê tông. Công thức này sẽ khác nhau dựa trên cấu trúc và mục đích của tòa nhà. Điều này sẽ giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên đồng thời mang lại sức sống tươi mới cho lốp cao su cũ.

Trên thực tế, bê tông truyền thống sử dụng rất nhiều carbon, vì vậy khi nó bắt đầu nứt, phân hủy hoặc sụp đổ và các cấu trúc cần được xây dựng lại, nó sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho môi trường. Do đó, bê tông cao su được coi là một sản phẩm quan trọng trong công nghệ bê tông, với những phẩm chất đáng chú ý như độ chảy cao, cường độ nén cao và độ bền tuyệt vời. Đây thật sự một tin tuyệt vời cho toàn ngành xây dựng, vì nghiên cứu này chứng minh rằng cao su vụn là một chất thay thế tuyệt vời cho các cốt liệu thường được sử dụng trong bê tông truyền thống.

Nguồn: Vật liệu Xây dựng

Theo dõi KTMT trên

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, lốp xe giải phóng hóa chất độc hại ra môi trường tự nhiên, bao gồm kim loại nặng - cực kỳ độc hại đối với con người. Đặc biệt, khi cao su mòn đi, lốp xe trơ trọi các hạt nhựa polymer nhỏ và chảy từ sông suối ra gây ô nhiễm cho đại dương.

Lốp xe được làm bằng gì?

Lốp xe có 19% là cao su tự nhiên (lấy từ cây cao su trồng ở khu vực Đông Nam Á), 38% là cao su tổng hợp (butadien, styrene, cao su halobutyl) và các chất phụ gia nhằm ngăn ngừa tác động từ khí ozone và oxy và giúp đẩy mạnh quá trình lưu hóa. Ngoài ra là 4% đai vải polymer tổng hợp (nilon, tơ nhân tạo và aramit) để gia cố, 12% dây kim loại (thép nhiều carbon) để gia cố thêm và 26% chất trám trét (carbon đen, ôxit silic).

Nghiên cứu công nghệ xử lý lốp xe máy
Ô nhiễm môi trường do lốp xe đang ngày càng trầm trọng. Ảnh minh họa.

Ngày nay, lốp xe bao gồm khoảng 19% cao su tự nhiên và 24% cao su tổng hợp, là một loại nhựa polymer. Phần còn lại được tạo thành từ kim loại và các hợp chất khác.

Việc sản xuất lốp xe vẫn ảnh hưởng lớn đến môi trường, từ việc phá rừng liên tục đến nhiên liệu hóa thạch gây hại cho khí hậu được sử dụng để sản xuất cao su tổng hợp. Sản xuất lốp xe ô tô hiện đại cần khoảng 7 gallon (tức là hơn 26 lít) dầu, trong khi lốp xe tải mất 22 gallon (tức là hơn 83 lít) dầu.

Lốp xe được làm bằng cao su và nhựa tự nhiên nên ít ai ngờ nó lại là thủ phạm phát tán 28% tổng số hạt vi nhựa ra đại dương, góp phần làm cho việc ô nhiễm nhựa ở biển ngày càng trầm trọng. Một điều ngày càng trở nên rõ ràng là, khi cao su mòn đi, lốp xe trơ trọi các hạt nhựa polymer nhỏ và chảy từ sông suối ra gây ô nhiễm cho đại dương.

Ông Jo Ty ​​Sousa, chuyên nghiên cứu về nhựa biển tại Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế xếp hạng rất cao về mối nguy hiểm của hạt vi nhựa từ lốp xe.

Ác mộng môi trường mang tên lốp xe

Trong thập niên 80, người ta từng thực hiện thí nghiệm thả 25.000 lốp xe xuống làn nước biển Địa Trung Hải trong vắt để tạo thành khu bảo tồn sinh vật biển gần nước Pháp. Khu bảo tồn bằng lốp xe này hiện đang được dọn đi khi phát hiện rằng thay vì bảo vệ, nó đang làm ô nhiễm môi trường biển ở nơi đây.

Nghiên cứu công nghệ xử lý lốp xe máy
Lốp xe rất khó phân hủy và là nguyên nhân gây ô nhiễm đại dương. Ảnh minh họa.
Nghiên cứu năm 2005 của Đại học Nice phát hiện, lốp xe giải phóng hóa chất độc hại ra môi trường tự nhiên, bao gồm kim loại nặng - cực kỳ độc hại tới conngười.

Lốp xe thực sự là một trong những chất gây ô nhiễm nhựa phổ biến nhất trên trái đất. Một nghiên cứu năm 2017 của Pieter Jan Kole tại Đại học Mở Hà Lan, được công bố trên Tạp chí quốc tế về Nghiên cứu môi trường và sức khỏe cộng đồng, ước tính rằng lốp xe chiếm tới 10% tổng thể chất thải vi dẻo trong các đại dương trên thế giới. Một báo cáo năm 2017 của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế đã đưa con số đó ở mức 28%.

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết các vi sinh vật từ lốp xe và hàng dệt may là nguồn gốc gây ô nhiễm biển còn lớn hơn sự phân hủy của rác thải nhựa ở một số khu vực. Có tới 30% nhựa phát tán vào đại dương mỗi năm đến từ các vi sinh vật sơ cấp, chứ không phải là sự phân hủy của các mảnh lớn hơn. Rác thải do việc mài mòn các lốp xe và vải tổng hợp là những nguồn chính.

Nghiên cứu công nghệ xử lý lốp xe máy
Rác thải do việc mài mòn các lốp xe chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Ảnh minh họa.
IUCN đã xem xét dữ liệu từ bảy khu vực trên toàn cầu để tìm xem có bao nhiêu trong khoảng 9,5 triệu tấn chất thải nhựa mới được thải ra các đại dương mỗinăm là từ các loại vi chất sơ cấp.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có từ 15% đến 31% ô nhiễm nhựa đến từ nhựa sơ cấp, với phần đóng góp lớn nhất (gần 2 phần 3) là do vải tổng hợp bị mài mòn trong khi giặt và lốp xe bị mòn trong khi đi. Cao su tổng hợp được làm từ một loại nhựa, chiếm đến 60% lượng cao su sử dụng trong lốp.

François Simard, Phó Giám đốc Chương trình Hàng hải của IUCN, cho biết những phát hiện này thật là bất ngờ. Ông nói với BBC News rằng: "Chúng tôi phát hiện ra rằng hầu hết các chất dẻo là từ quần áo hoặc từ lốp. Các chất dẻo đang đi khắp biển và tham gia vào chuỗi thức ăn, chúng ta hãy ngăn chặn cái vòi nhựa này."

Andersen - Tổng giám đốc IUCN, cho rằng báo cáo này khiến chúng ta “thực sự được mở mắt”. Bà nói: "Các hoạt động hàng ngày của chúng ta, như giặt quần áo và lái xe, góp phần đáng kể vào tình trạng ô nhiễm của các đại dương, có thể gây ra những hậu quả tai hại cho sự đa dạng phong phú của cuộc sống bên trong chúng và về sức khoẻ con người.

Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ nghề "xẻ thịt" lốp xe

Sự hao mòn của lốp đã trở thành một nguồn nhựa vi mô tàng hình trong môi trường, Kole và các đồng tác giả đã viết. Tuy nhiên, hiện tại, nhận thức của người dân về vấn đề này còn thấp và thực sự lốp xe là không thể thay thế.

Đầu năm 2018, lốp xe cũ bỏ đi là một trong những vấn đề được đề cập trong Chiến lược Nhựa của Ủy ban châu Âu.

Tại Việt Nam, việc tái chế lốp xe ở nhiều cơ sở sản xuất vẫn chưa được quản lý chặt chẽ theo hướng an toàn cho môi trường. Các địa điểm xử lý đã cố gắng loại bỏ lốp xe cũ bằng cách đốt cháy chúng và thường là đốt ngay ngoài môi trường không qua xử lý khí thải.

Nghiên cứu công nghệ xử lý lốp xe máy
Tại Việt Nam, việc tái chế lốp xe chưa được quản lý chặt chẽ theo hướng an toàn cho môi trường. Ảnh minh họa.

Những quá trình này không chỉ tạo mùi khét khó chịu, thậm chí khó thở cho những nhà dân xung quanh, mà còn giải phóng các hóa chất vô cùng độc hại. Thải trực tiếp ra môi trường hoặc ngấm xuống cống, rãnh, kênh, hồ và từ đó đi thẳng vào nguồn nước gây ô nhiễm.

Việc thu mua, tái chế lốp xe cũ mặc dù đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt nhưng việc làm này lại đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường, mất an toàn lao động. Do người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với bụi cao su trong quá trình tái chế, lâu ngày sẽ gây ra những bệnh liên quan đến đường hô hấp...

Làm sao để hạn chế ô nhiễm từ lốp xe?

Trong nhiều thập kỷ qua, người ta đã không quan tâm thiết kế lại lốp xe, nhưng gần đây đã có một nỗ lực lớn hơn để phát triển các giải pháp bền vững.

Chẳng hạn, năm 2017, các nhà nghiên cứu do Đại học Minnesota dẫn đầu đã tìm ra cách sản xuất isoprene, thành phần chính trong cao su tổng hợp, từ các nguồn tự nhiên như cỏ, cây và ngô thay vì nhiên liệu hóa thạch. Năm ngoái, Goodyear đã tiết lộ ý tưởng về một chiếc lốp xe được làm từ cao su tái chế bổ sung thêm rêu ở giữa để hấp thụ carbon dioxide khi nó di chuyển. Tuy nhiên, những mảnh lốp xe mới này cũng có thể phát tán trong môi trường.

Theo Giáo sư Weinstein, bề mặt đường có thể được làm cho ít mài mòn hơn hoặc xốp hơn, hoặc mặt đường có thể thu thập các hạt mòn lốp. Ông cũng tin rằng, có thể tìm ra công nghệ tốt hơn để nắm bắt dòng chảy hạt lốp từ đường ra sông suối và xuống biển. Tuy nhiên, nhìn chung, điều ông thấy cấp bách nhất là cần những nghiên cứu khoa học chuyên sâu hơn và nâng cao nhận thức cho cộng đồng.

Nghiên cứu công nghệ xử lý lốp xe máy

Ở Việt Nam, tái chế lốp xe cũ thành sân chơi cho trẻ em là một việc làm hết sức ý nghĩa, thiết thực. Không chỉ dừng lại ở việc tạo nên những sân chơi cho các em nhỏ, nó còn tạo nên một phong trào hành động cho thanh thiếu niên trên toàn quốc nhằm bảo vệ môi trường.

Nghiên cứu công nghệ xử lý lốp xe máy
Tái chế lốp xe làm sân chơi cho trẻ em do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động được nhiều địa phương trên cả nước hưởng ứng.

Với sự sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của những đoàn viên thanh niên, việc tái chế lốp xe cũ tạo ra sân chơi thú vị cho trẻ em, vừa đẹp mắt, vừa tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

Nguyễn Luận (T/h)