Nghiệp vụ giám sát đánh giá đầu tư năm 2024

Theo Điều 81 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư như sau:

“Điều 81. Trách nhiệm giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư
1. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý.
2. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá tổng thể đầu tư theo ngành, lĩnh vực quản lý.
3. Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý.
4. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá tổng thể đầu tư của doanh nghiệp.”

Nghiệp vụ giám sát đánh giá đầu tư năm 2024

Trách nhiệm giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư

Nội dung giám sát tổng thể đầu tư gồm những gì?

Theo Điều 82 và Điều 83 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về nội dung giám sát tổng thể đầu tư như sau:

(1) Nội dung theo dõi tổng thể đầu tư

- Việc ban hành văn bản hướng dẫn các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư theo thẩm quyền.

- Việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện các quy hoạch.

- Việc tập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư.

- Việc thực hiện kế hoạch đầu tư công theo quy định tại Điều 69 của Luật Đầu tư công.

- Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án PPP.

- Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài vốn đầu tư công.

- Việc quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác:

+ Việc thu hút đầu tư, thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quản lý thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

+ Việc thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và quản lý thực hiện dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tư nhân trong nước.

- Việc tổ chức thực hiện công tác giám sát và đánh giá đầu tư.

(2) Nội dung kiểm tra tổng thể đầu tư

- Việc thực hiện các quy định của các văn bản hướng dẫn các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư.

- Tiến độ thực hiện và việc chấp hành các quy định trong lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện các quy hoạch.

- Tiến độ thực hiện và việc chấp hành các quy định trong lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư.

- Việc thực hiện kế hoạch đầu tư công theo quy định lại Điều 69 của Luật Đầu tư công.

- Tiến độ thực hiện và việc chấp hành các quy định trong lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án PPP.

- Tiến độ thực hiện và việc chấp hành các quy định trong lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài vốn đầu tư công.

- Tiến độ thực hiện và việc chấp hành các quy định trong quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác.

- Việc tổ chức thực hiện công tác giám sát và đánh giá đầu tư.

Nội dung đánh giá tổng thể đầu tư gồm những gì?

Theo Điều 84 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về nội dung đánh giá tổng thể đầu tư như sau:

“Điều 84. Nội dung đánh giá tổng thể đầu tư
1. Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả đầu tư của nền kinh tế theo các chỉ tiêu về quy mô, tốc độ, cơ cấu, tiến độ, hiệu quả đầu tư.
2. Đánh giá mức độ đạt được so với quy hoạch được duyệt, nhiệm vụ kế hoạch hoặc so với mức đạt được của kỳ trước; đánh giá tính khả thi của các quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
3. Đánh giá kế hoạch đầu tư công theo quy định tại Điều 70 của Luật Đầu tư công.
4. Đánh giá tổng thể về tình hình quản lý đầu tư.
5. Xác định các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình và kết quả đầu tư; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong kỳ hoặc giai đoạn kế hoạch sau.”

Theo đó, nội dung đánh giá tổng thể đầu tư gồm:

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả đầu tư của nền kinh tế theo các chỉ tiêu về quy mô, tốc độ, cơ cấu, tiến độ, hiệu quả đầu tư.

- Đánh giá mức độ đạt được so với quy hoạch được duyệt, nhiệm vụ kế hoạch hoặc so với mức đạt được của kỳ trước; đánh giá tính khả thi của các quy hoạch, kế hoạch được duyệt.

- Đánh giá kế hoạch đầu tư công theo quy định tại Điều 70 của Luật Đầu tư công.

- Đánh giá tổng thể về tình hình quản lý đầu tư.

- Xác định các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình và kết quả đầu tư; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong kỳ hoặc giai đoạn kế hoạch sau.

Ngày 30 tháng 06 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 05/TT-BKHĐT quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư, chế độ báo cáo trực tuyến và quản lý vận hành hệ thống thông tin giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước.

Nghiệp vụ giám sát đánh giá đầu tư năm 2024

(ST)

Thông tư này quy định về các mẫu báo cáo về hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định của Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư, trừ các dự án đầu tư ra nước ngoài. Các dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thực hiện các mẫu báo cáo theo thông tư này; những vấn đề khác biệt do đặc thù của việc sử dụng nguồn vốn này, thực hiện theo quy định của pháp luật về sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; Chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ để thực hiện giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước và quản lý vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước.

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc lập và báo cáo về hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2023 và thay thế Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT ngày 18 tháng 12 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về mẫu báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư và Thông tư số 13/2016/TT-BKHĐT ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về chế độ báo cáo trực tuyến và quản lý vận hành hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước./.