Ngủ ngáy nhiều là bệnh gì

Đây là tình trạng vừa ngủ vừa phát ra âm thanh gây ồn ào trong vô thức, do dòng khí khi thở vào làm rung vùng mô đường hô hấp trên (hầu thanh quản). Ngáy là âm thanh khò khè phát ra khi thở nhưng luồng không khí không thể đi qua mũi và cổ họng một cách tự nhiên trong lúc ngủ.

Hầu như ai cũng có thể gặp hiện tượng này, tuy nhiên không phải ai gặp phải tình trạng này cũng sẽ ngáy mỗi đêm. Tình trạng này thường xuất hiện thường xuyên và kéo dài, còn được gọi là ngủ ngáy theo thói quen, thường gặp ở những người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Lúc này, ngủ ngáy lại là vấn đề mãn tính và có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe.

Nguyên nhân dẫn đến việc ngủ ngáy

Khi bạn chuyển sang giấc ngủ sâu, các cơ ở vòm họng, lưỡi và cổ họng của bạn sẽ được thư giãn. Các mô trong cổ họng của bạn có thể giãn ra, đủ để chúng chặn một phần đường thở của bạn và rung lên, gây ra tiếng ngáy.

Khi đường thở của bạn càng bị thu hẹp, luồng không khí bị chặn càng trở nên mạnh mẽ hơn. Điều này sẽ làm tăng độ rung của mô, khiến cho tiếng ngáy của bạn lớn hơn. Ngáy có thể do một số yếu tố sau đây:

Tuổi tác

Khi bước qua tuổi trung niên trở đi, cổ họng bạn sẽ trở nên hẹp hơn và trương lực cơ trong cổ họng ngày càng yếu làm cho các mô xung quanh mềm đi, đường thở hẹp lại và tạo âm thanh. Bạn có thể thay đổi tình trạng này bằng cách thay đổi lối sống, thói quen đi ngủ và các bài tập cổ họng để giúp làm chậm đi tiến trình hẹp dần của vùng hầu họng do lão hóa, điều này góp phần ngăn ngừa chứng ngủ ngáy.

Người lớn tuổi dễ có tình trạng ngủ ngáy

Cấu tạo cơ thể và yếu tố di truyền

Tỉ lệ nam giới mắc chứng ngủ ngáy cao hơn phụ nữ. Bởi vì đường dẫn khí ở nam giới thường sẽ hẹp hơn phụ nữ. Một số trường hợp như một số người có đặc tính giải phẫu như vòm họng hẹp hay phì đại tuyến giáp cũng là một trong những yếu tố khiến cho tình trạng này xuất hiện nhiều hơn.

Ngủ ngáy là bệnh không lây truyền nhưng có thể do di truyền. Ví dụ nếu gia đình bạn có tiền sử béo phì thì bạn cũng có nguy cơ tương tự.

Các vấn đề về mũi và xoang

Đường thở bị tắc nghẽn hay nghẹt mũi sẽ gây cản trở việc hít thở. Một số dị dạng bẩm sinh gây hẹp đường thở như cổ họng hẹp, cuống họng dài, amidan quá to, vẹo vách ngăn mũi,… Trường hợp một số người thường xuyên bị các vấn đề tăng tiết dịch nhầy mũi xoang như viêm xoang, viêm mũi dị ứng,… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh ngủ ngáy.

Ngủ ngáy do tư thế ngủ

Những người có thói quen gối đầu quá cao khi ngủ rất dễ phát ra tiếng ngáy, bởi các tư thế ngủ này làm hẹp đi đường thở. Được biết, ngáy xảy ra thường xuyên nhất và to nhất khi ngủ nằm ngửa bởi vì tác động của trọng lực lên cổ họng sẽ thu hẹp đường thở. Nằm nghiêng sẽ giúp giảm bớt tình trạng này.

Sử dụng rượu, hút thuốc

Rượu làm ức chế và gây rối loạn các hoạt động của hệ thần kinh trung ương, làm giãn các cơ ở vùng cổ. Khi tất cả mô và cơ xung quanh cổ họng giãn ra, đường hô hấp sẽ dễ đóng lại hơn, từ đó dẫn đến ngủ ngáy.

Việc uống rượu, hút thuốc có thể làm tăng giãn cơ, tiết ra chất nhầy khiến đường thở bị thu hẹp và dẫn đến ngáy khi ngủ.

Thừa cân dẫn đến ngủ ngáy

Việc mô mỡ tăng bám ở cổ sẽ khiến trương lực cơ trong cổ họng kém đi, góp phần gây ra tình trạng này. Vì vậy, bạn nên siêng tập thể dục giảm cân để có thể làm giảm chứng ngủ ngáy. Ngoài ra, việc giảm cân có thể làm giảm đáng kể cường độ ngáy. Để có thể duy trì cân nặng phù hợp, bạn cần kết hợp giảm cân với tăng cường hoạt động thể chất mỗi ngày.

Ngáy do lưỡi

Nếu bị ngáy nặng trong một thời gian, tổn thương dây thần kinh và cơ của đường hô hấp trên sẽ khiến nó dễ bị sập xuống. Tình trạng này làm hẹp đường thở và khiến mô lưỡi bị rung, từ đó gây tắc nghẽn đường thở. Các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng các thiết bị hỗ trợ hàm dưới có thể giúp giữ lưỡi không chèn vào thành sau họng.

Ngủ ngáy có nguy hiểm không?

Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp và gây khó chịu đối với người ngủ cùng, thì bản thân người mắc bệnh ngủ ngáy cũng có thể cảnh báo một số nguy cơ sức khỏe.

Ảnh hưởng đến tim mạch

Mặc dù không thể nói ngáy chắc chắn sẽ gây hại cho tim mạch, nhưng có một loại ngủ ngáy có thể gây hại cho tim, được gọi là hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Người bệnh có thể ngừng thở một thời gian ngắn sau khi đã chìm vào giấc ngủ, điều này có thể gây ra các nguy cơ như suy tim và đột quỵ.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trên thực tế, trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng hay gặp ở những người bị ngáy ngủ hoặc chứng ngưng thở khi ngủ. Những bất thường trong đường thở ở người bị ngưng thở khi ngủ có thể gây ra sự thay đổi áp suất trong lồng ngực, khiến cho axit trong dạ dày trở ngược lại thực quản.

Nguy cơ chấn thương và tai nạn

Những người ngáy nhiều hoặc bị ngưng thở khi ngủ có thể khiến bạn buồn ngủ vào ban ngày. Điều này vô cùng nguy hiểm vì bạn có thể ngủ gật khi đang lái xe, gây chấn thương cho bản thân và người xung quanh.

Cách chữa ngủ ngáy hiệu quả

Thay đổi tư thế ngủ

Nằm ngửa khi ngủ có xu hướng làm cho các cơ vùng họng giãn hơn. Điều này sẽ làm cho lưỡi chèn vào họng gây thiếu không khí. Bởi vậy, bạn hãy thử thay đổi tư thế ngủ sang nằm nghiêng để cải thiện chứng.

Hạn chế uống rượu, chất kích thích

Rượu làm giảm trương lực cơ cổ họng, khiến tình trạng ngáy xảy ra thường xuyên hơn và thậm chí nó có thể gây ngưng thở khi ngủ. Việc tránh uống rượu vào gần giờ đi ngủ rất quan trọng trong việc cải thiện chứng ngủ ngáy.

Giữ mũi thông thoáng

Dùng thuốc xịt mũi nếu như đang bị viêm mũi, gây tiết dịch cản trở đường hô hấp. Điều này giúp đường thở được nới rộng, không làm cản trở đường đi của không khí. Ngoài ra, có thể cải thiện bằng thuốc xịt giúp ngăn ngừa được hiện tượng khô miệng diễn ra vào buổi sáng.

Giữ mũi thông thoáng bằng thuốc xịt giúp chữa ngủ ngáy

Gối cao khi ngủ

Sử dụng gối cao có thể giúp khai thông đường thở. Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc nằm nghiêng khi ngủ kết hợp với đầu kê cao hơn 12 độ giúp ngủ ngon hơn, có thể giúp giảm chứng ngủ ngáy.

Tránh ăn quá no

Việc ăn no gần giờ đi ngủ sẽ dễ gây ngáy vì quá trình tiêu hóa cũng làm giãn cơ họng và lưỡi. Nếu ăn muộn, bạn nên tránh dùng các sản phẩm từ sữa nhiều chất béo, chẳng hạn như kem trước khi ngủ.

Thực hiện bài tập cho lưỡi

Bạn có thể tập luyện các bài tập như:

  • Hút lưỡi: Để vòm miệng hút lưỡi cho đến khi không còn khoảng trống hay không khí ở giữa.
  • Trượt lưỡi: Đặt đầu lưỡi ở phía sau răng cửa và trượt tất cả về phía cổ họng.
  • Thảm lưỡi: Đặt lưỡi vào phía sau của hàm dưới, tiếp theo đặt lưỡi xuống đáy miệng như một tấm thảm trong khi giữ nó tiếp xúc với răng.

Các bài tập này thường sẽ mất vài tuần luyện tập mới có thể phát huy tác dụng. Bạn cần sự kiên trì để đạt được một kết quả tốt.

Uống đủ nước

Trước khi đi ngủ bạn nên uống một ly nước ấm, điều này giúp tạo độ ẩm cho cổ họng, ngăn tình trạng ngủ ngáy do tắc nghẽn vì ít chất nhầy trong mũi. Vì vậy, bạn nên uống đủ nước, khoảng 8 đến 10 cốc nước mỗi ngày để tránh trường hợp ngáy ngủ.

Ngủ ngáy không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người bệnh mà còn khiến những người xung quanh khó chịu. Vì vậy, hãy tìm và hiểu rõ nguyên nhân, khắc phục và kết hợp với thay đổi thói quen sinh hoạt để nâng cao chất lượng giấc ngủ bạn nhé.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Ngủ ngáy có ảnh hưởng gì không?

Người ngủ ngáy làm tăng nguy cơ mắc phải các rối loạn về tim mạch. Nếu chứng ngừng thở kéo dài có thể gây ra: Tình trạng gián đoạn hô hấp thường xuyên mỗi khi ngủ, với mỗi lần ngừng thở có thể kéo dài đến 10 giây do đường thở bị tắc nghẽn. Thức giấc khi ngủ hoặc gián đoạn hô hấp.

Điều trị ngủ ngáy hết bao nhiêu tiền?

Ngày hiệu lực 01-01-2023.

Ngủ ngáy là biểu hiện của bệnh gì?

Ngáy thường là biểu hiện của bệnh lý hô hấp về giấc ngủ, nhiều mức độ từ hội chứng đường hạn chế hô hấp trên đến ngừng thở khi ngủ đọc thêm (OSA). Các trường hợp đều có chung sinh lý bệnh tắc nghẽn đường hô hấp trên nhưng khác nhau về mức độ và biểu hiện lâm sàng của tắc nghẽn đường thở.

Tại sao người già hay ngủ ngáy?

Ở người già, trương lực cơ ngày càng yếu đi làm thả lỏng các mô mềm xung quanh đường thở. Điều này khiến cho đường thở bị thu hẹp lại và dẫn đến ngáy. Nhiều nghiên cứu cho thấy nam giới có tỷ lệ ngáy ngủ nhiều hơn ở nữ giới. Do đường thở của nam lúc sinh ra thường hẹp hơn so với nữ.

Chủ đề