Người nghệ an có tính cách như thế nào

Tết cận kề, tôi gặp TS. Nguyễn Sĩ Dũng tại nhà riêng để đặt vấn đề cho cuộc phỏng vấn trên số báo đặc biệt Xuân Kỷ Hợi với chủ đề Nết Nghệ. Ông bảo, tôi là một Nghệ nhân. Nghệ nhân ở đây không phải là người giỏi tay nghề, mà chỉ đơn giản là người xứ Nghệ. Nhận xét về người xứ Nghệ vì vậy chẳng qua là tự nhận xét về mình. Kiểu gì cũng khó khách quan (cười). Thế rồi câu chuyện giữa chúng tôi cứ thế được bắt đầu.

 TS. Nguyễn Sĩ Dũng

Đã phò thì trung thành tuyệt đối

TS Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, đất nước nào cũng có các vùng văn hóa. Các vùng này được hình thành do ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, xã hội và các yếu tố lịch sử khác. Thường khi người ta nói dân xứ Nghệ là nói đến cả người Nghệ An và người Hà Tĩnh. (Ví giặm là di sản của cả Nghệ An và Hà Tĩnh). Nói nết Nghệ là nói đến những tính cách đặc trưng của những người dân Nghệ An và Hà Tĩnh. Mặc dù, có vẻ dân Hà Tĩnh “mềm mại” hơn dân Nghệ An một ít.

Vậy đâu là những tính cách đặc trưng của người Nghệ, thưa ông?

Hình như chưa có một công trình nghiên cứu công phu nào về những đặc tính của người Nghệ. Vì vậy, những gì tôi kể ra đây có thể cũng chỉ là những cảm nhận mang tính chủ quan của một cá nhân mà thôi.

Theo tôi, đặc tính đầu tiên là sự cố kết rất hợp tình mà không phải bao giờ cũng hợp lý theo kiểu đồng hương, đồng khói. Cho dù có ở nơi đâu - trong Nam hay ngoài Bắc, trong nước hay ngoài nước, cứ nghe giọng nói trọ trẹ là người Nghệ đã có cảm tình, đã kết bè, kết cánh với nhau và ủng hộ nhau ra mặt. Tình đồng hương của người dân ở các vùng miền khác có hay không? Tất nhiên là có! Thế nhưng, cách biểu hiện chân thành, nhiều khi hơi thái quá như vậy thì chỉ có ở người Nghệ.

Sự cố kết này tốt hay không tốt? Hỏi tốt hay không tốt ở đây thì cũng giống như hỏi bên nào là bên phải, bên nào là bên trái khi chưa biết hướng của chuyển động. Một mặt, sự cố kết với nhau khi phải sống xa quê hương tạo nên sức mạnh cho người Nghệ. Nhờ sự cố kết này mà người Nghệ sẵn sàng giúp đỡ nhau, tạo điều kiện cho nhau để cùng vươn lên và thành đạt.

Mặt khác, sự cố kết quá mức theo kiểu khi một người Nghệ vi phạm kỷ luật bị xử lý, thì cả tập thể người Nghệ đứng lên đấu tranh bảo vệ, gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp và chính quyền sở tại. Đây cũng là lý do tại sao một số doanh nghiệp ở một vài tỉnh phía Nam ngại tuyển dụng lao động người xứ Nghệ.

Đặc tính thứ hai của người Nghệ là trực tính. Trực tính, có lẽ, là nét tính cách chung của người dân miền Trung. Tuy nhiên, chính cái sự hơi thái quá đã làm nên đặc tính của người Nghệ. Sự bộc trực nằm ở làn ranh giới cuối cùng trước khi trở thành bốp chát là cách chúng ta có thể định vị cho sự trực tính của người Nghệ.

Ý ông là…

Anh để tôi nói tiếp. Thực tế thì, nói thẳng chưa chắc đã dễ nghe, nhưng rõ ràng là dễ hiểu. Tuy nhiên, trực tính quá nhiều khi cũng làm cho người ta e ngại. Ở đời, một thông điệp tinh tế không chỉ dễ nghe hơn, mà không khéo còn dễ được việc hơn.

Đặc tính thứ ba là tinh thần đấu tranh cho lẽ phải. Người Nghệ sẽ không e ngại dấn thân khi thấy việc mình làm là đúng. Cái gì đã cho là đúng, thì khó khăn, thua thiệt vẫn làm. Từ đây một nét tính cách khác cũng hình thành, đó là sự trung kiên. Người Nghệ thấy đúng mới phò. Đã phò thì trung thành tuyệt đối. Phải chăng đây cũng là lý do tại sao từ ngàn xưa những cận vệ thân tín của vua, chúa thường đều là người Nghệ.

Những đặc tính khác là chịu thương, chịu khó, là phấn đấu không ngừng để vươn lên.

Ngoài ra, người Nghệ thường có khiếu ăn nói dõng dạc, trình bày vấn đề khúc chiết, mạch lạc gây ấn tượng cho người nghe. Nhiều người Nghệ có năng khiếu văn thơ, và cũng sính văn thơ. Nhiều người có thứ năng khiếu rất được ưa chuộng hiện nay, đó là đá bóng…

Ngoài ra, gàn cũng là một đặc điểm tính cách của dân xứ Nghệ, thưa ông?

Thì gàn có vẻ cũng là một phần của “thương hiệu”. Từ xa xưa người ta đã nói “Gàn như đồ Nghệ”. Mà thầy gàn, thì trò cũng học đó mà gàn theo. Cho nên, hình như không chỉ có các ông đồ Nghệ mới gàn, mà người Nghệ nói chung đều gàn. Khác nhau có chăng chỉ là ở cấp độ của cái sự gàn mà thôi.

Gàn là không chịu nghe ai, không chịu thỏa hiệp với ai, cứ ý mình, cách mình mà làm. Tính cách này có vẻ không hay lắm, nhưng tính cách làm gì cũng thay đổi liên tục theo kiểu “đẽo cày giữa đường” chắc gì đã hay hơn?!

Mở rộng giao lưu để thấy lắm kẻ còn dòn hơn ta

Thưa ông, điều gì làm nên hằng số văn hóa tính cách xứ Nghệ và người Nghệ sẽ làm gì để phát huy hằng số văn hóa tính cách ấy?

Hằng số văn hóa là những từ nghe rất sang, nhưng có vẻ không thật rõ nghĩa cho lắm. Còn điều gì làm nên những nét văn hóa đặc trưng của người Nghệ thì đó là: Điều kiện địa lý, khí hậu; hoàn cảnh lịch sử và sự giao lưu, gắn kết của cộng đồng người dân sống ở đây.

Để phát huy những di sản văn hóa (đúc kết trong tính cách của người Nghệ), thì quan trọng là tìm cách gìn giữ những gì tốt đẹp, khắc phục những gì lỗi thời, lạc hậu. Muốn làm được điều này thì thúc đẩy một nền giáo dục vừa bảo tồn, vừa khai phóng. Ngoài ra, phải mở rộng giao lưu để thấy được “Ở nhà nhất mẹ, nhì con - Ra đường lắm kẻ còn dòn hơn ta”.

Phải mở cửa để người ngoại tỉnh, người nước ngoài, đặc biệt là người Nhật đến làm ăn ở Nghệ An. Qua giao lưu, hợp tác, nhiều phẩm chất tốt đẹp của những người này sẽ được chuyển giao cho người dân xứ Nghệ.

Ông vừa nhắc đến người Nhật, vậy xin hỏi, nói về Đông Du 2.0, ông có ý kiến gì giúp cho xứ Nghệ mạnh dạn hội nhập để phát triển?

Đông Du 1.0 là khi Phan Bội Châu kêu gọi hướng về Nhật Bản để tìm cách giải phóng dân tộc. Đông Du 2.0 là ngày nay chúng ta cần hướng về Nhật Bản để tìm cách phát triển kinh tế và chấn hưng đất nước. Nghệ An là quê hương của Cụ Phan, nên Nghệ An phải là nơi Đông Du 2.0 được thúc đẩy mạnh mẽ nhất nước.

Hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản để thúc đẩy kinh tế phát triển và để tiếp nhận những phẩm chất văn hóa tốt đẹp của họ là chìa khóa để thành công lâu dài và bền vững.

Có câu: “Gái Nghệ là người luôn sẵn sàng mặc áo vá cho chồng được ăn ngon, nhưng cũng sẵn sàng đốt nhà nếu như chồng về muộn không có lý do”, ông thấy có đúng?

Quá đúng! Nhưng tại sao lại chỉ có con gái Nghệ?

Câu hỏi của ông nghe có lý (cười)! Thế còn đàn ông Nghệ thì sao thưa ông. Vợ tôi là người Bắc, cô ấy thi thoảng vẫn nói rằng đàn ông xứ Nghệ là chúa gia trưởng?

Đàn ông gia trưởng ở nước ta quả thật đang nhiều trên mức cần thiết. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào khẳng định đàn ông xứ Nghệ là chúa ở đây cả!

Có câu người ta hay nói là, cầm vàng còn sợ vàng rơi, lấy chồng xứ Nghệ cả đời ấm no. Đó là một kiểu tự hào của dân Nghệ. Từ câu nói đó ta thấy, dân Nghệ rất biết chăm lo cho gia đình, phấn đấu hết sức mong thành đạt để chăm lo cho gia đình.

Trân trọng cảm ơn ông và xin kính chúc ông cùng gia đình năm mới An khang Thịnh vượng!

Tính cách ấy không thuộc độc quyền của người Nghệ!

Trước lúc chào ra về, tôi nói, em có nghe được đâu đó câu chuyện đại ý là, một người Nghệ rơi xuống hố thì tự ngoi lên được, nhưng nếu là ba người thì… không vì bị hai người kia giữ chặt lại. Có chuyện đó không, thưa ông? TS Dũng nhìn tôi rồi bảo, anh nghe người ta kể chuyện cười này để so sánh tính cách của người Việt với người Nhật, người Hàn, chứ làm gì có chuyện tính cách này chỉ thuộc độc quyền của người Nghệ!

Xứ Nghệ bao gồm đất Nghệ An và Hà Tĩnh, từ huyện Quỳnh Lưu ở phía Bắc cho tới Kỳ Anh ở phía Nam với chiều dài khoảng 200 km, tuy hai vùng hành chính khác nhau nhưng đều là một, một tiểu vùng văn hóa thống nhất.

Bạn đang xem: Tính cách người nghệ an

Kỳ thực, người Nghệ An và Hà Tĩnh trong nếp nghĩ và sinh hoạt hằng ngày đều không có sự phân chia tách bạch đâu là Nghệ An đâu là Hà Tĩnh. có thể nói, đó là một ranh giới mờ. Trong bài viết này, tôi cũng không có ý định tách bạch vì làm điều này là rất khó mà nhìn nhận điểm chung thống nhất trong tính cách Nghệ đã được hình thành từ bao đời nay.

Đâu là hằng số văn hóa tính cách xứ Nghệ?

Dưới góc nhìn của nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn hóa thì xứ Nghệ có nhiều điểm mạnh trong tính cách, nói rộng ra là nhân cách, khó pha lẫn với một vùng miền nào khác của đất nước.

Cố học giả Đặng Thai Mai khi nói về con người xứ Nghệ, cho rằng họ “can đảm đến sơ xuất, cần cù đến liều lĩnh, kiên quyết đến khô khan và tằn tiện đến ‘cá gỗ"”.

Gs. Vũ Ngọc Khánh một người con của chính đất Nghệ đã nghiên cứu và đưa ra những nhận định, được giới nghiên cứu tán thành, đó là trong mỗi con người Nghệ, có:

– Một kẻ bình dân khố chạc (tiếng địa phương là khố dây, chỉ hạng người cùng cực)– Một con người chữ nghĩa văn chương– Một chiến sĩ tiền phong cách mạng.

Cả ba nhân vật đều có 4 đặc điểm chung nhau:

– Cái chất lý tưởng trong tâm hồn– Sự trung kiên trong bản chất– Sự khắc khổ trong sinh hoạt– Sự cứng cỏi trong giao lưu.

Từ góc nhìn cá nhân, tôi nhận thấy người Nghệ có mấy điểm ưu trội:

– Ý chí vượt khó, khắc phục hoàn cảnh, tiến thủ. Người Nghệ do hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt, đời sống kinh tế nghèo khổ nên trong cuộc sống luôn thể hiện phẩm chất kiên cường, chấp nhận và khắc phục hoàn cảnh với ý chí và quyết tâm cao, thể hiện một tinh thần vươn lên không biết mệt mỏi.

– Chịu khó học hành, ham học hỏi, hiếu học, cầu học và có ý chí thành danh bằng con đường học vấn. Con em xứ Nghệ bao đời nay luôn chịu khó học hành, thành đạt trên con đường khoa cử trong các triều đại phong kiến còn lưu danh sử sách. nhiều học giả, tên tuổi văn hóa lừng danh trong thời hiện đại, đó là niềm tự hào không phải vùng đất nào cũng có được. Truyền thống đó vẫn được tiếp nối trong từng gia đình xứ Nghệ không phải trong hòan cảnh nghèo khó mà ở những gia đình thành đạt, giàu có thì họ vẫn ý thức rất rõ giá trị của học vấn, của sự thành đạt bằng con đường học vấn. Trên đất nước này đất Nghệ được coi là một vùng đất học. Ham học, hiếu học đã đi vào từng nếp nhà, nếp nghĩ của người dân xứ Nghệ. Vì vậy, nhà nhà ai cũng mong con em mình học hành đỗ đạt và sẵn sàng tạo mọi điều kiện để con cái được học tập thành danh, thành người dẫu chỉ bằng cũ sắn cũ khoai người Nghệ cũng dốc sức ăn học thành tài. Hiếu học trở thành một phẩm chất nổi trội, một hằng số trong văn hóa tính cách của người Nghệ.

– Khí khái, thẳng thắn nhưng giàu tình cảm, chân thành trong quan hệ và trong ứng xử. Trong quan hệ ứng xử, người Nghệ thường là chân thành thẳng thắn đến mức khí khái, mà như Gs Khánh gọi là cứng cỏi trong giao lưu. Vì thế, trong quan hệ không phải lúc nào cũng dễ được mọi người xứ khác hiểu, chấp nhận. Đôi lúc cứng rắn nguyên tắc đến mức xem là “gàn”. Có thể nói “gàn” cũng là một nét tính cách người Nghệ. Tuy nhiên, gàn đây không phải là gàn dỡ mà gàn một cách có lý trí.

Điều gì làm nên hằng số văn hóa tính cách xứ Nghệ?

Nhiều người có cách lý giải khác nhau về văn hóa xứ Nghệ, tính cách Nghệ, phần lớn đều do thiên nhiên nghèo khổ, do khắc nghiệt…có thể nói đó là những nét cơ bản nhưng để lý giải được tính cách Nghệ, văn hóa Nghệ quả là không dễ. Theo tôi, đó là sự cộng hưởng của hàng loạt nhân tố mà nói theo ngôn ngữ của người xưa là Thiên – Địa- Nhân, theo ngôn ngữ của chủ nghĩa duy vật lịch sử là các điều kiện kinh tế xã hội.

– Về Thiên địa: tự nhiên, khí hậu, phong thổ, sông suối, sản vật…

– Nhân ở đây không chỉ là yếu tố chủ quan của từng con người cụ thể mà là lối sống, nếp sống của con người, sinh hoạt vật chất của con người được hình thành và lưu giữ qua bao đời.

Những yếu tố này, cộng hưởng nhau, tác động lẫn nhau tao ra một môi trường địa – nhân văn cho người Nghệ.

– Vì khó khăn nên phải chắt chiu tằn tiện.

Xem thêm: Cách Làm Con Chó Bằng Giấy, Hướng Dẫn Cách Gấp Mặt Con Chó Bằng Giấy Đơn Giản

Hình ảnh ông đồ Nghệ đi dạy học với con cá gỗ đã trở thành một giai thoại đôi khi mang tính châm biếm về sự chắt chiu tằn tiện của người Nghệ. Điều này, có lý của nó, người Nghệ quanh năm thiên nhiên khắc nghiệt, làm không đủ ăn nên làm cho họ phải tiết kiệm, phải làm nhút, làm tương, muối cà, muối mắm để dự trữ lâu dài. Trong chi tiêu đều phải chừng mực, đắn đo sao cho hợp với hoàn cảnh của mình, điều này cũng không phải là thói quen xấu.

– Vì nghèo khó nên ước mơ vươn cao, bay xa.

Trên mảnh đất nghèo xứ Nghệ, khó khăn, khắc khổ người Nghệ luôn mơ ước vươn cao bay xa, thoát khỏi cảnh lam lũ, vì thế người Nghệ rất nhiều con em đi ra, lập nghiệp ở các vùng thành phố và những vùng kinh tế mới. nhiều con em xứ Nghệ học tập trụ lại thành phố, tha hương cầu thực, thành danh ở xứ Người. Nếu khảo sát khắp đất nước, số lượng cư dân trong thời hiện đại có gốc gác Nghệ tĩnh là chiếm tỉ lệ rất lớn. Ngay ở thủ đô Hà Nội con số đó theo ước tính của các nhà khoa học là đến ½.

– Vì muốn chế ngự tự nhiên, khẳng định sức mạnh của mình nên mưu cầu học tập, lấy học tập làm động lực con đường vinh quang.

Học tập, đây được xem là một phương thức tối ưu nhất để thoát nghèo, thoát khổ, vươn cao bay xa, khẳng định sức mạnh của con người về mặt trí tuệ, sự thành đạt theo kiểu nếp nghĩ của Nho giáo “học nhi ưu tắc sĩ”.

– Vì thiên nhiên khắc nghiệt nên tính cách của người Nghệ bộc trực thẳng thắn, trọng nghĩa tình …Phong thổ khí hậu có ảnh hưởng đến tính cách con người, đó là điều đã được nhiều lý thuyết đề cập. Sinh ra trong môi trường thiên nhiên không mấy ưu đã người nghệ thường khí khái, coi trọng nghĩa khí, không chịu luồn cúi, ít xu nịnh giả tạo…người Nghệ khi mới tiếp xúc, người vùng miền khác không phải lúc nào cũng dễ chịu nhưng khi đã chơi tiếp xúc lâu thì dễ thân quý vì người Nghệ nhìn chung rất chân thành và nhiệt tình với bè bạn.

Đây là những nét tính cách được sản sinh ra trong truyền thống văn hóa rất riêng của người Nghệ, đúng như Marx đã từng luận chứng trong luận điểm “Trong tính hiện thực của nó, con người là tổng hòa của những quan hệ xã hội” . Hoàn cảnh ấy đã sả sinh ra những con người với những đặc điểm tính cách riêng, và chính những con người ấy đã cộng hưởng tạo dựng những cái riêng thành cái bản sắc riêng của một vùng miền.

Liệu tính cách Nghệ có thay đổi cùng những thay đổi, phát triển của kinh tế xã hội?

Xét cho cùng, văn hóa tính cách là sản phẩm của điều kiện kinh tế – xã hội. Điều kiện kinh tế – xã hội thay đổi thì văn hóa tính cách tất nhiên sẽ có những biến đổi để thích ứng. Thực tế, cùng với thời gian, sự giao thoa, tiếp nhận văn hóa các vùng miền, tính cách của người Nghệ, văn hóa Nghệ đã ít nhiều biến đổi. Ví dụ: năng động cởi mở hơn, bỏ đi tính cục bộ địa phương, bớt đi tính khí khái bộc trực, hội nhập tiếp biến với thế giới bên ngoài…nhưng cũng cần phải thấy rằng, văn hóa tính cách luôn có tính nhất quán và ổn định của nó, vì bản thân giá trị văn hóa sẽ tỏa sáng và buộc ta nhận ta thấy cái giá trị cần phải giữ gìn tiếp thu. Do đó, văn hóa vẫn luôn được kế thừa lưu truyền bồi đắp để trở thành hằng số văn hóa. Những nét đẹp trong tính cách người Nghệ vẫn được và cần được giữ gìn phát huy. Ví như các phẩm chất nổi bật chịu khó, hiếu học vẫn được giữ gìn và phát huy vì đó là một tập tính tốt đẹp mà bao đời nay người Nghệ đã cổ vũ phát huy truyền thống này. Về hiếu học, tôi đã đi nhiều vùng miền đất nước, giảng dạy nhiều khóa sinh viên, tôi có cảm nhận rằng, sinh viên xứ Nghệ chăm chỉ học hành, nỗ lực học tập nhiều hơn sinh viên ở những vùng miền khác. Đó là một thực tế nhiều người thừa nhận. Và tất nhiên những cái xấu, bảo thủ (như gia trưởng, cục bộ, tằn tiện…) dần dần được loại trừ hoặc trở thành cái tính không nổi trội ở người Nghệ nữa.

Người Nghệ sẽ làm gì để phát huy hằng số văn hóa tính cách Nghệ?

Phát huy truyền thống đẹp đẽ để phát triển đó là một nguyên lý của mọi cộng đồng người. Người Việt Nam nói chung, người Nghệ nói riêng cần phải nhìn nhận nghiêm túc khoa học về vấn đề này, để tận dụng lợi thế “tiềm năng sẵn có” của mình. Theo chúng tôi, người Nghệ hôm nay và có thể là trong tương lai nữa, cần:

– Ý thức được sức mạnh văn hóa truyền thống để từ đó coi trọng, tôn vinh, tạo điều kiện để các nhân tố điển hình được nẩy nở, phát huy. Vì văn hóa bao giờ cũng được biểu hiện thông qua tấm gương văn hóa (nhà văn hóa, không gian văn hóa, vật thể văn hóa…)

– Xóa bỏ những tập tính xấu, cởi mở đón nhận văn hóa 4 phương, khắc phục những điểm yếu trong văn hóa tính cách để thích nghi theo hướng hiện đại, chuẩn mực, văn minh.

– Chú trọng phát triển kinh tế – xã hội tạo điều kiện để con em học hành làm vẻ vang truyền thống quê hương, cần có chính sách khuyến khích những nhân sĩ trí thức xứ Nghệ trở về bằng nhiều cách khác nhau, giúp đỡ quê hương.

– Giữ gìn và tạo dựng các tượng đài danh nhân, các nhà văn hóa,…để các thế hệ sau noi theo học hỏi, nhân lên sức mạnh truyền thống của quê hương (lòng tự hào và sĩ diện cũng là một động lực thúc đẩy sự phát triển rất mạnh mẽ).

Xem thêm: Cách Phòng Bệnh Đau Mắt Đỏ, Bệnh Đau Mắt Đỏ Và Các Biện Pháp Phòng Ngừa

Trong thời đại toàn cầu hóa, phát triển kinh tế và văn hóa trên cơ sở ổn đinh chính trị – xã hội là những nội dung cơ bản để đi tới bến bờ hạnh phúc, văn minh, tiến bộ. Để làm được điều này, người Nghệ chỉ có thể trên cơ sở khai thác hiệu quả nội lực văn hóa của mình, đó cũng là một cách để bồi đắp, khẳng định những hằng số văn hóa xứ Nghệ bao đời, không những thế còn nâng văn hóa ấy lên một tầm cao mới.

Video liên quan

Chủ đề