Nguồn gốc sử dụng đất Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất

Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất là một thông tin quan trọng và không thể thiếu giúp Nhà nước và người dân biết rõ được quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đang sử dụng được hình thành từ đâu. Vậy nguồn gốc sử dụng đất là gì? Công ty Luật ACC với bài viết sau sẽ làm rõ thắc mắc trên.

Nguồn gốc sử dụng đất là gì (Cập nhật 2022)

Trong các văn bản pháp luật hiện hành, thuật ngữ nguồn gốc sử dụng đất được đề cập và sử dụng tuy nhiên không được khái quát, giải thích cụ thể. Để hiểu về thuật ngữ này ta có thể dựa trên khái niệm về nguồn gốc là cội nguồn, bản chất, nơi sinh ra, bắt đầu của một sự vật hiện tượng. Từ đó, có thể lý giải nguồn gốc sử dụng đất là gì với cách hiểu như sau:

“Nguồn gốc sử dụng đất là căn cứ xác định thời gian, nguyên nhân xuất phát của việc sử dụng một mảnh đất cụ thể của chủ thể xác định”

Từ những lý giải về nguồn gốc sử dụng đất là gì, căn cứ theo góc độ pháp lý, ngày nay nguồn gốc sử dụng đất được phân loại dựa trên các loại giấy tờ chứng minh. Theo đó, có thể chia nguồn gốc sử dụng đất thành 2 loại: 

Trong đó, các giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 như sau:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ

Đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất khi không có các giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013.

Hiện nay, nguồn gốc sử dụng đất được pháp luật quy định ghi nhận trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, quy định tại Điều 99 Luật đất đai năm 2013, người sử dụng đất được Nhà nước xem xét cấp giấy chứng nhận nếu có nguồn gốc sử dụng đất thuộc một trong những trường hợp sau:

Thứ nhất, người đang sử dụng đất có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, người được nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất, người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.

Thứ ba, người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

Thứ tư, người sử dụng đất qua trúng đấu giá quyền sử dụng đất

Thứ năm, người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Thứ sáu, người sử dụng đất không có giấy tờ về đất nhưng đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 101 của Luật đất đai năm 2013

Như vậy, với những quy định về nguồn gốc sử dụng đất, vấn đề nguồn gốc sử dụng đất là gì đã được khái quát kĩ càng, chi tiết và dễ hình dung hơn.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật ACC về vấn đề nguồn gốc sử dụng đất là gì. Nếu quý bạn đọc còn vấn đề gì vướng mắc, chưa rõ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo cách thức:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:

  • Sắp diễn ra sự kiện “Không gian Bắc Ninh trong lòng Hà Nội”

    Văn hóa - Huy An - 17:53 20/09/2022

    (TN&MT) - Thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, trong 3 ngày từ 23 - 26/9 tới đây, Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội phối hợp với Sở Du lịch, UBND quận Hoàn Kiếm và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh sẽ tổ chức chương trình...

  • Đôn đốc các địa phương chậm tiến độ thực hiện Dự án VILG

    Đất đai - Thúy Nhi - 14:06 20/09/2022

    Sáng 20/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với Tổng cục Quản lý đất đai và các đơn vị liên quan về tình hình triển khai Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” (Dự án VILG).

  • Sở hữu chung cư có thời hạn phù hợp với thế giới

    Đất đai - Thùy Linh - 14:04 20/09/2022

    (TN&MT) - Nhiều chuyên gia kinh tế cho biết, do nguồn lực đất đai là hữu hạn nên việc Bộ Xây dựng đưa ra quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư (SHCC) từ 50 - 70 năm là hoàn toàn hợp lý, mang lại nhiều lợi ích cho người dân.

  • Đừng bóp nghẹt hệ sinh thái

    Xã hội - Phương Anh - 12:50 20/09/2022

    (TN&MT) - Dưới bàn tay can thiệp của con người, hầu như tất cả các hệ sinh thái trên Trái đất đều đã biến đổi theo chiều hướng bất lợi. Khôi phục và bảo vệ hệ sinh thái cho tương lai là một mệnh lệnh với mỗi cá nhân để hành tinh mãi...

Cách ghi nguồn gốc sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định mới nhất năm 2021. Quy định của pháp luật về việc ghi nhận nguồn gốc đất lên trên sổ đỏ.

Đối với mỗi quốc gia, đất đai là tài nguyên, là tài sản vô cùng quý giá và là nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Theo quy định hiện hành, đất đai được xác định là thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước là đại diện sở hữu và thống nhất quản lý. Người sử dụng đất được Nhà nước trao quyền sử dụng thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu chung thống nhất. Theo đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được cấp cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức không chỉ thể hiện các thông tin của người sử dụng đất mà còn thể hiện các thông tin khác liên quan đến thửa đất như nguồn gốc đất, thời hạn sử dụng đất, loại đất,…Qua quá trình sử dụng đất, mỗi thửa đất đều có nguồn gốc sử dụng khác nhau, vậy thông tin này được thể hiện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào? 

1. Nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành

Theo quy định tại Điều 99 Luật đất đai năm 2013, người sử dụng đất được Nhà nước xem xét cấp giấy chứng nhận nếu có nguồn gốc sử dụng đất thuộc một trong những trường hợp sau:

Thứ nhất, người đang sử dụng đất có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, người được nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất, người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.

Thứ ba, người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

Thứ tư, người sử dụng đất qua trúng đấu giá quyền sử dụng đất

Thứ năm, người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Thứ sáu, người sử dụng đất không có giấy tờ về đất nhưng đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 101 của Luật đất đai năm 2013

2. Cách ghi nguồn gốc sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được phát hành và áp dụng gồm một tờ có 4 trang trong đó thông tin về nguồn gốc đất được thể hiện tại trang 2 của Giấy chứng nhận. Theo quy định tại Khoản 8 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, tùy theo từng trường hợp sử dụng mà nguồn gốc đất được ghi như sau:

Thứ nhất, trường hợp đất sử dụng có nguồn gốc được Nhà nước giao:

Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền làm sổ đỏ, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất 2022

– Đối với đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất được ghi là “Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất”.

– Đối với đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất được ghi là ” Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất”. Trường hợp cũng được áp dụng với cả các trường hợp đất có nguồn gốc được giao thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, mua căn hộ chung cư và trường hợp được Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế giao lại đất và trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính).

Thứ hai, đối với trường hợp đất sử dụng có nguồn gốc được Nhà nước cho thuê đất (bao gồm cả được thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, được Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế cho thuê đất và trường hợp công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức thuê đất trả tiền thuê một lần và trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính):

– Đối với đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê thì ghi “Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần” .

– Đối với đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm được ghi “Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm”;

Thứ ba, trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất, kể cả hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp thuộc chế độ giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai nhưng không phải nộp tiền hoặc được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính thì ghi “Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất”;

Thứ tư, trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thuộc chế độ giao đất không thu tiền thì ghi “Công nhận QSDĐ như giao đất không thu tiền sử dụng đất”;

Thứ năm, trường hợp cấp Giấy chứng nhận do tách thửa, hợp thửa hoặc cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận mà không thay đổi mục đích sử dụng đất thì ghi nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu. Nếu Giấy chứng nhận đã cấp chưa ghi nguồn gốc thì nguồn gốc được ghi trên cơ sở hồ sơ cấp Giấy chứng nhận trước đây và quy định hiện hành để xác định.

Thứ sáu, trường hợp cấp Giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển quyền thì ghi lần lượt hình thức nhận chuyển quyền (như nhận chuyển đổi; nhận chuyển nhượng; nhận thừa kế; được tặng cho; nhận góp vốn; trúng đấu giá; xử lý nợ thế chấp; giải quyết tranh chấp; do giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện quyết định (hoặc bản án) của Tòa án; thực hiện quyết định thi hành án;…); tiếp theo ghi nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu.

Lưu ý:

Trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích khác mà phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thì ghi nguồn gốc sử dụng đất như ở trên phù hợp với hình thức thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước sau khi được chuyển mục đích sử dụng đất;

Thứ bảy, trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà phải cấp Giấy chứng nhận thì các ghi được quy định như sau:

– Trường hợp chuyển mục đích phải nộp tiền sử dụng đất thì ghi như trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.

– Nếu việc chuyển mục đích là chuyển sang thuê đất hoặc tiếp tục thuê đất như trước khi chuyển mục đích thì cách ghi được thực hiện theo trường hợp Nhà nước cho thuê đất.

– Trường hợp chuyển mục đích mà không phải nộp tiền, không chuyển sang thuê đất thì cách ghi được thực hiện như trước khi chuyển mục đích sử dụng đất.

Thứ tám, trường hợp thuê đất, thuê lại đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế:

– Đối với thuê, thuê lại đất theo hình thức trả tiền một lần thì ghi “Thuê đất trả tiền một lần của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (hoặc cụm công nghiệp, khu chế xuất,…)”.

– Nếu theo hình thức trả tiền hàng năm thì ghi “Thuê đất trả tiền hàng năm của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (hoặc cụm công nghiệp, khu chế xuất,..)”

Chú ý:

– Trong trường hợp thửa đất có nhiều phần diện tích có nguồn gốc sử dụng đất khác nhau thì lần lượt ghi từng loại nguồn gốc và diện tích có nguồn gốc đó kèm theo.

– Nếu đất được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính thì ghi miễn, giảm vào Giấy chứng nhận theo quy định.

TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

3. Ghi nguồn gốc quyền sử dụng đất như vậy có đúng không?

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: Điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

1. Đất Lâm nghiệp được trúng đấu giá với nhà nước năm 2008 thì nguồn gốc ghi trên giấy chứng nhận “Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất” có đúng qui định không? (trúng đấu giá theo hình thức thi hành án phải nộp tiền với nhà nước).

2. Năm 2016, Giấy chứng nhận đó chuyển nhượng lại cho người khác thì nguồn gốc sử dụng đất ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là: “Nhận chuyển nhượng đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất” có đúng qui định không. Đề nghị luật sư giải đáp câu hỏi xin cảm ơn.?

Luật sư tư vấn:

1. Đất Lâm nghiệp được trúng đấu giá với nhà nước năm 2008 thì nguồn gốc ghi trên giấy chứng nhận Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có đúng qui định không? (trúng đấu giá theo hình thức thi hành án phải nộp tiền với nhà nước).

Đối với trường hợp sử dụng đất do trúng đấu giá, theo quy định tại Khoản 8 Điều 6 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ tài nguyên môi trường, tùy thuộc vào nguồn gốc đất có cách ghi như sau:

Điều 6. Thể hiện thông tin về thửa đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận

8. Nguồn gốc sử dụng được ghi theo quy định như sau:

………

b) Trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất (kể cả trường hợp giao đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; mua căn hộ chung cư và trường hợp được Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế giao lại đất và trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính) thì ghi “Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất”;

h) Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất mà phải cấp Giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển quyền thì ghi lần lượt hình thức nhận chuyển quyền (như nhận chuyển đổi; nhận chuyển nhượng; nhận thừa kế; được tặng cho; nhận góp vốn; trúng đấu giá; xử lý nợ thế chấp; giải quyết tranh chấp; do giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện quyết định (hoặc bản án) của Tòa án; thực hiện quyết định thi hành án;…); tiếp theo ghi nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu và được thể hiện theo quy định tại Thông tư này. Ví dụ: “Nhận chuyển nhượng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất”.

Theo quy định trên, với nguồn gốc đất là trúng đấu giá theo hình thức thi hành án phải nộp tiền với nhà nước thì nguồn gốc đất được thể hiện trên sổ của bạn có thể được ghi theo trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Nếu đất mà bạn trúng đấu giá chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bạn được cấp giấy chứng nhận lần đầu thì cách ghi trên Giấy chứng nhận sẽ được thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 8 Điều 6 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT theo trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất: “Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất”

Trường hợp 2: Nếu đất được đấu giá này đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì khi bạn trúng đấu giá thì cách ghi trên Giấy chứng nhận sẽ được thực hiện theo quy định tại Điểm h Khoản 8 Điều 6 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT theo đó nguồn gốc ghi hình thức chuyển quyền (trúng đấu giá), tiếp theo ghi nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu. 

Chẳng hạn: “Trúng đấu giá đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất”; “Trúng đấu giá đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất”; “Trúng đấu giá đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần” hoặc “Trúng đấu giá đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm”.

Do đó, nếu nguồn gốc đất ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là “Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất” thì chưa đầy đủ và chưa phù hợp với trường hợp trúng đấu giá quyền sử dụng đất.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến về ghi nguồn gốc sử dụng đất:1900.6568

2. Năm 2016 ,Giấy chứng nhận này tiếp tục được chuyển nhượng lại cho người khác thì nguồn gốc sử dụng đất ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là: “Nhận chuyển nhượng đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất” có đúng qui định không?

Theo quy định tại Điểm h Khoản 8 Điều 6 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ tài nguyên môi trường, tùy thuộc vào nguồn gốc đất có cách ghi như sau:

Điều 6. Thể hiện thông tin về thửa đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận

8. Nguồn gốc sử dụng được ghi theo quy định như sau:

………

h) Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất mà phải cấp Giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển quyền thì ghi lần lượt hình thức nhận chuyển quyền (như nhận chuyển đổi; nhận chuyển nhượng; nhận thừa kế; được tặng cho; nhận góp vốn; trúng đấu giá; xử lý nợ thế chấp; giải quyết tranh chấp; do giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện quyết định (hoặc bản án) của Tòa án; thực hiện quyết định thi hành án;…); tiếp theo ghi nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu và được thể hiện theo quy định tại Thông tư này. Ví dụ: “Nhận chuyển nhượng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất”.

Theo quy định này cách ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được thể hiện bao gồm hình thức nhận chuyển quyền (ở đây là nhận chuyển nhượng), tiếp theo là ghi nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu. Do đó, thông tin trên sổ của bạn về nguồn gốc là “Nhận chuyển nhượng đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất” là cách ghi hoàn toàn phù hợp theo quy định của pháp luật. 

Video liên quan

Chủ đề