Nguồn lực chính của ý tưởng dự án là gì

Bạn đang có một ý tưởng kinh doanh, nhưng bạn chưa biết cách để triển khai ý tưởng. Làm cách nào để trình bày ý tưởng để kêu gọi đầu tư và nhận được sự đồng thuận của các thành viên. Hãy thử nghiên cứu sử dụng mô hình Canvas.

Business Model Canvas là một mô hình kinh doanh do Alexander OstrerWalder và Yves Pigneur đã sáng tạo ra. Mô hình kinh doanh này đã gây tiếng vang rất lớn và được đón nhận nhiệt liệt bởi các CEO đặc biệt là những nhà khởi nghiệp trẻ vì tính dễ hiểu và dễ áp dụng của nó. Những công ty lớn hàng đầu thế giới như Google, Facebook, GE, P&G và Nestlé đều sử dụng Canvas để quản lý chiến lược và tạo ra những động lực tăng trưởng mới, trong khi đó những nhà khởi nghiệp trẻ lại sử dụng trong việc tạo dựng một mô hình kinh doanh phù hợp.

BMC có 9 thành tố chính để trực quan hóa ý tưởng kinh doanh hay chiến lược của doanh nghiệp. Với một sinh viên, mới có ý tưởng kinh doanh để bắt đầu khởi nghiệp. Hãy mô tả ý tưởng kinh doanh lần lượt theo các câu hỏi sau:

1. Phân khúc khách hàng chính của ý tưởng/dự án của bạn muốn hướng tới là ai? Ai là khách hàng mà bạn muốn bán sản phẩm/dịch vụ? Hình mẫu khách hàng đó như thế nào? Nhóm khách hàng này có thể là thị trường đại chúng, thị trường ngách, thị trường hỗn hợp.

2. Mục tiêu giá trị – Value Propositions mà sản phẩm/dịch vụ của ý tưởng/dự án kinh doanh mang lại cho khách hàng là gì? Hãy mô tả lại những mục tiêu giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang đến cho khách hàng? Sản phẩm/dịch vụ của bạn giúp khách hàng giải quyết vấn đề gì? Những nhu cầu nào của khách hàng cần được thỏa mãn?

3. Sử dụng kênh kênh phân phối và truyền thông nào để công chúng biết đến sản phẩm dịch vụ của bạn? Hãy mô tả các kênh truyền thông và phân phối mà bạn dự kiến sử dụng để tiếp xúc với phân khúc khách hàng. Qua đó mang cho khách hàng các giá trị mục tiêu mà khách hàng mong muốn. Có thể có rất nhiều kênh phân phối khác nhau bao gồm các kênh phân phối trực tiếp (đội bán hàng trực tiếp, điểm bán hàng trực tiếp, gian hàng trên mạng…) và kênh phân phối gián tiếp (đại lý bán hàng, cửa hàng của đối tác…)

4. Thiết lập và xây dựng quan hệ khách hàng như thế nào? Hãy mô tả các loại quan hệ mà bạn muốn thiết lập với các khách hàng của mình. Làm thế nào bạn giữ chân khách hàng cũ hoặc thu hút khách hàng mới?

5. Doanh thu dự kiến từ nguồn nào? Hãy thể hiện luồng doanh thu bạn thu được từ các phân khúc khách hàng của mình. Đây chính là ô mà các bạn nên quan tâm nhất, tiền thu được là từ các nguồn nào? Ai chi trả? từ đó căn cứ vào cơ cấu chi phí sẽ tính toán lợi nhuận thu được của dự án/ý tưởng kinh doanh.

6. Nguồn lực chính của ý tưởng/dự án là gì?: Hãy mô tả các nguồn lực quan trọng nhất để hoạt động kinh doanh có thể tồn tại. Để tạo ra được hàng hóa, thiết lập kênh truyền thông và phân phối, duy trì quan hệ khách hàng,…, bạn cần phải có những nguồn lực nhất định và nếu không có nguồn lực này thì bạn không thể kinh doanh được. Đây có thể là các nguồn lực vật lý (ví dụ tài nguyên môi trường), nguồn lực tri thức (bằng sáng chế), nhân lực và tài chính.

7. Hoạt động chính của ý tưởng/dự án kinh doanh của bạn là gì? Hãy mô tả các hành động quan trọng nhất mà bạn cần duy trì để giữ được công việc kinh doanh của mình. Nói cách khác, hoạt động chính của ý tưởng là việc sử dụng nguồn lực chính để tạo ra các giá trị mục tiêu khác biệt và qua đó thu được lợi nhuận. Ví dụ đối với ý tưởng mở shop bán hàng thời trang cho sinh viên, hoạt động chính sẽ là phát tư vấn và bán các sản phẩm thời trang tới tay người tiêu dùng là các sinh viên. Đối với ý tưởng mở một quán bán trà sữa thì hoạt động chính của ý tưởng này là pha chế và bán các sản phẩm trà sữa.

8. Đối tác chính trong ý tưởng/dự án của bạn là ai? Hãy mô tả các nhà cung cấp nguồn lực và các đối tác giúp cho công việc kinh doanh được thực thi tốt và có thể phát triển. Ví dụ, đối tác để bạn mở một quán trà sữa chính là các nhà cung cấp nguyên liệu, dụng cụ pha chế, nhà cung cấp tài chính, …

9. Cơ cấu chi phí của ý tưởng/dự án như thế nào? Hãy mô tả tất cả các chi phí cần thiết để duy trì và điều hành kinh doanh. Chi phí nhân công, chi phí nguyên liệu đầu vào, đầu tư máy móc thiết bị, chi phí sử dụng vốn, chi phí tiếp thị, chi phí bán hàng, chi phí mặt bằng là bao nhiêu? Hãy hạch toán chi tiết các khoản chi, lưu tâm những khoản chi chính của ý tưởng/dự án kinh doanh?

Nội dung thảo luận xoay quanh vấn đề: Vốn và huy động vốn từ các tổ chức quốc tế, hoặc nhà đầu tư trong nước; Phát triển và đào tạo cố vấn/huấn luyện viên khởi nghiệp, hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp; Các hoạt động ươm tạo tại các vườn ươm, tổ chức thúc đẩy khởi nghiệp; Đòn bẩy hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. 

Các diễn giả tham gia phiên thảo luận "Các nguồn lực cho khởi nghiệp"

Tham dự phiên thảo luận có sự tham gia của điều phối viên ông Đàm Quang Thắng - Tổng Giám đốc Cty THNN Agricare Việt Nam, Chuyên gia Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo, Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia cùng các khách mời: Ông Nguyễn Trung Dũng – Tổng giám đốc BK Holdings; ông Hoàng Công Đoàn – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Sông Thao, Chủ tịch Câu lạc bộ Khởi nghiệp Việt Nam; ông Lê Thái Dương – Giám đốc phát triển kinh doah Rehoboth Việt Nam.

Ông Đàm Quang Thắng - Tổng giám đốc Cty THNN Agricare Việt Nam, Chuyên gia Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo, Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia

Mở đầu phiên thảo luận, ông Đàm Quang Thắng - Tổng giám đốc Cty THNN Agricare Việt Nam, Chuyên gia Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo, Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia đặt vấn đề vốn luôn được các startup quan tâm và các tổ chức hỗ trợ tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

"Nguồn vốn khá phong phú nhưng khó khăn trong việc kêu gọi vốn hiện nay là gì?" - ông Thắng đặt câu hỏi.

Trả lời câu hỏi này, ông Hoàng Công Đoàn – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Sông Thao, Chủ tịch Câu lạc bộ Khởi nghiệp Việt Nam cho rằng, trong quá trình hỗ trợ, vốn là yếu tố nan giải. Để kêu gọi vốn không phải khó, nhưng để hình thành và vận hành quỹ là vô cùng khó khăn.

Ông Hoàng Công Đoàn – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Sông Thao, Chủ tịch Câu lạc bộ Khởi nghiệp Việt Nam

"Chính phủ và các bộ ban ngành cùng các doanh nghiệp làm tốt phong trào xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và bây giờ nên đi vào chất lượng. Đối với các doanh nghiệp đang đầu tư cho các bạn trẻ khởi nghiệp, các chính sách chưa được rõ ràng", ông Đoàn nói.

Cũng theo Chủ tịch Câu lạc bộ Khởi nghiệp Việt Nam, nhà đầu tư gặp nhiều trở ngại khi muốn đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo đó, đa phần các doanh nghiệp khởi nghiệp mới chỉ hình thành trên ý tưởng. Từ ý tưởng đó, phải làm sao để có nguồn vốn thật sự cho các bạn trẻ có ý tưởng tốt từ ban đầu để hỗ trợ phát triển thêm trong những giai đoạn sau đó.

Hiện tại ngoài Vietinbank, chưa có ngân hàng nào có sự hỗ trợ thực sự cho các dự án khởi nghiệp. Và vướng mắc cũng là từ chính sách.

Về vấn đề chính sách, theo ông Đoàn, VCCI và Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã có những kêu gọi chính sách thực sự cho khởi nghiệp, đặc biệt là cho nguồn vốn.

TS Nguyễn Trung Dũng - Tổng Giám đốc BK Holdings.

Nói về tầm quan trọng của khởi nghiệp trong các trường đại học, TS Nguyễn Trung Dũng - Tổng Giám đốc BK Holdings đánh giá, trên thực tế nghiên cứu, vấn đề quan trọng không kém gì vốn là vấn đề con người. Các nước phát triển đưa vào giáo dục ngay từ cấp bậc phổ thông từ tư duy phản biện, tư duy tài chính và có sự chuẩn bị rất rõ ràng cho vấn đề khởi nghiệp và không mang tính phong trào.

"Khi chúng tôi nghiên cứu các mô hình của những cường quốc khởi nghiệp, thì họ nói nhiều về tài năng. Trái tim của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo là tài năng, chứ không phải là startup. Con người là yếu tố quan trọng khi công nghệ thay đổi hàng ngày, nhất là với các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Khi nhấn mạnh tài năng, sau một vài năm hoặc khi thất bại 1 ý tưởng startup thì họ có thể chuyển sang ý tưởng khác", ông Dũng đánh giá.

Cũng theo Tổng Giám đốc BK Holdings, yếu tố giáo dục đào tạo rất quan trọng. Do đó, làm sao để kết hợp chính sách của nhà nước với các trường đại học và doanh nghiệp để tạo thế chân kiềng, đưa được các sản phẩm nghiên cứu trong trường đại học ra ứng dụng cho startup mới là những thứ bền vững. Tránh tình trạng các kết quả nghiên cứu nhiều khi đang bỏ không.

"Khi có tài năng, các startup tốt thì các nhà đầu tư lớn sẽ kéo vào. Quan điểm của tôi về đầu tư cho startup không phải câu chuyện xin cho, mà theo cơ chế thị trường. Nếu các nhà đầu tư vào Việt Nam và thấy các startup của chúng ta chưa đủ tốt sẽ đi ra", ông Dũng nêu quan điểm.

Các diễn giả tham gia phiên thảo luận "Các nguồn lực cho khởi nghiệp"

Ông Dũng cho biết, trước tiên, khi hệ sinh thái còn non trẻ cần tập trung cho tài năng thật sự chất, thì các nhà đầu tư sẽ tập trung đổ bộ vào Việt Nam. Các nhà đầu tư tiền không thiếu nhưng hiện nay Việt Nam vẫn còn thiếu các startup thật sự chất lượng.

"Chính vì vậy, các bạn trẻ nên thực tế với startup, đây không phải cuộc chơi số đông. Hãy tập trung chính sách nguồn lực vào giáo dục và công nghệ. Nên đi từng bước chậm và đi đúng" - Ông Dũng nói.

"Cần phải có hành lang dễ hơn để các tài sản từ trường đại học thành các sản phẩm khởi nghiệp?", ông Dũng đặt câu hỏi.

Có một yếu tố cốt lõi nên chú trọng là yếu tố bảo hộ sở hữu trí tuệ. Ở nước ngoài rất chú trọng việc này, nhưng Việt Nam và Trung Quốc đang là các quốc gia vi phạm bản quyền nhiều nhất thế giới và tư duy của doanh nghiệp Việt vẫn còn rất yếu.

Toàn cảnh diễn đàn.

Trước câu hỏi về khó khăn khi khởi nghiệp, ông Lê Thái Dương - Giám đốc phát triển kinh doah Rehoboth Việt Nam cho rằng khó khăn lớn nhất khi khởi nghiệp không phải là nguồn lực mà là khung để tạo khởi nghiệp. Chúng ta cần hình thành nên những vườm ươm theo chuyên ngành để khi cần có thể hỗ trợ theo lĩnh vực.

"Nếu nói về theo ngành cần xét từ tư duy cho đến nguồn lực, kỹ thuật, hội đồng chuyên môn để khởi nghiệp thành công. Ngoài ra, muốn thành công thì cần công nghệ, thương mại và các nguồn lực khác", ông Dương nói.

Đặt câu hỏi tại diễn đàn, ông Nguyễn Duy Hà – CEO CTCP SBI (Bắc Ninh) cho biết: "Chúng ta có phong trào khởi nghiệp rất lớn và mạnh nhưng trên thực tế sự phát triển của hạ tầng khởi nghiệp lại chưa tương xứng và đó là lý do vì sao chúng ta chưa thành công nhiều.

Bắc Ninh trong thời gian tới sẽ hình thành nên hệ sinh thái khởi nghiệp và sẽ hình thành một trung tâm khởi nghiệp mang tính chất như vườm ươm và rất cần các chuyên gia kết nối hay như các chương trình huấn luấn trực chiến.

Vậy hiện các vị diễn giả ở đây có thể giúp cho các doanh nghiệp Bắc Ninh phát triển nữa hơn phong trào khởi nghiệp?"

Ông Nguyễn Duy Hà – CEO CTCP SBI (Bắc Ninh)

Đưa ra lời khuyên với CEO CTCP SBI (Bắc Ninh), TS Nguyễn Trung Dũng cho rằng: "Tôi có lời khuyên với bạn cũng như với rất nhiều địa phương tôi đã từng nói chuyện đó là đừng “copy and paste” mô hình nào mà nên dựa vào đặc trưng nguồn lực ở từng địa phương và như anh chia sẻ thì đó chính là việc thu hút FDI".

PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân – Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp, Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Phát biểu tại phiên thảo luận, PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân – Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp, Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nói: "Tôi cho rằng đối tượng khởi nghiệp hiện nay ngoài đối tượng thanh niên thì còn là đối tượng chính là doanh nghiệp. Đối với các bạn thanh niên thì quan trọng nhất là việc định hướng và đưa ra mục đích khởi nghiệp. Vì sao các bạn thanh niên khi khởi nghiệp thường thất bại, đó là bởi vì thời kỳ đầu khởi nghiệp thì có tới 70% công việc lúc đầu được các bạn quan tâm nhưng lại chưa thực sự cần thiết hoặc không liên quan tới khởi nghiệp".

"Quan điểm của tôi cho rằng, hãy khởi nghiệp bắt đầu từ doanh nghiệp. Nếu chúng ta để ý, các cụ nhà ta thường không quan tâm nhiều tới quá trình gieo hạt khi trồng cây mà lại quan tâm tới việc chọn luống đất nào để trồng cây gì? Có 5 yếu tố mà chúng ta cần quan tâm khi khởi nghiệp đó là: Thị trường, công nghệ, cơ chế đất đai và điều kiện kinh doanh, vốn, mở rộng thị trường", ông Quân nói.

Ông Andy Trung – CEO của một dự án khởi nghiệp nhằm hiện thức hoá giấc mơ cho người tự kỉ

Chia sẻ tại phiên thảo luận mở, ông Andy Trung – CEO của một dự án khởi nghiệp nhằm hiện thức hoá giấc mơ cho người tự kỉ bày tỏ mong muốn được tham gia vào vườm ươm của BK Holdings để thực hiện dự án. Ngoài ra, đại diện ban tổ chức cho biết sẽ kết nối dự án với nhóm doanh nghiệp xã hội hiện đang phát triển tại Việt Nam.

Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập Báo diễn đàn Doanh nghiệp

Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập Báo diễn đàn Doanh nghiệp cho biết: Diễn đàn tuy chỉ bàn một vấn đề chung nhưng có ý nghĩa quan trọng là hoàn thiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp. Các vấn đề về chính sách đã được mở rộng trên ba lĩnh vực.

Đầu tiên là làm thế nào để các chính sách hình thành nên văn hóa khởi nghiệp tại Việt Nam từ những việc rất nhỏ, từ môi trường văn hóa trong gia đình, nhà trường và ra đến xã hội.

Thứ hai là hoàn thiện hành lang pháp lý và cuối cùng là chính sách liên quan đến các nguồn lực bên cạnh vốn như các nhà tư vấn, huấn luyện…

Nhưng đáng chú ý, tất cả những chính sách đó cần cần xoay quanh yếu tố con người.

"Hiện nay Việt Nam chưa có chính sách thực sự quan tâm và hướng tới đến việc hình thành yếu tố con người với ý chí, khát vọng để khởi nghiệp thành công.

Do đó, tôi hy vọng đây sẽ là diễn đàn mở để sau chương trình, những kết nối, những hoạt động hỗ trợ thiết thực hơn sẽ được tăng cường để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong tương lai.", ông Tuấn nói.

Các diễn giả, khách mời chụp ảnh lưu niệm sau sự kiện.

Đánh giá của bạn:

Video liên quan

Chủ đề