Nguyên nhân bé gái 9 tuổi bị rụng tóc

Tình trạng rụng tóc ở trẻ em có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng trong một số trường hợp nó lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý trẻ đang mắc phải. Tin tốt là, nếu tìm ra đúng nguyên nhân thì hầu hết các trường hợp trẻ bị rụng tóc có thể được điều trị thành công.

Tóc của chúng ta được tạo thành từ chất liệu chính là Keratin, một thành phần cũng được tìm thấy trong móng tay, móng chân. Chúng phát triển từ chân tóc nằm trong các lỗ nang dưới da đầu.

Ở trẻ em, đa phần tóc của các bé sẽ dài thêm được khoảng 1cm mỗi tháng. Cứ 100 sợi tóc thì có khoảng 85 sợi đang trong giai đoạn phát triển. Số tóc còn lại đã mọc xong và bước vào giai đoạn nghỉ, cuối cùng thì rụng đi.

Thông thường khi tóc bị rụng đi thì sẽ có những cọng tóc mới nhanh chóng phát triển để thay thế vào chỗ cũ. Tuy nhiên ở một số trẻ, tóc bị rụng đi nhưng mọc lại rất ít và thưa thớt hoặc không thể mọc lại được. Lúc này bé được xác định là mắc chứng rụng tóc.

Rụng tóc có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của trẻ

Thông thường, rụng tóc ở trẻ em là do nhiễm trùng hoặc gặp vấn đề khác với da đầu. Tuy nhiên trẻ cũng có thể bị rụng tóc không phải vì những lý do liên quan đến sức khỏe. Một số nguyên nhân dưới đây được cho là phổ biến nhất:

– Rụng tóc sơ sinh:

Hầu hết trẻ sơ sinh đều bị rụng tóc trong sáu tháng đầu đời. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường và các bậc phụ huynh không cần lo lắng quá mức.

– Tóc rụng nhiều do ma sát:

Một số trẻ bị rụng tóc phía sau đầu do bé được đặt nằm ngửa thường xuyên nên ma sát với gối. Tóc bé cũng có thể bị rụng nhiều do cọ đầu liên tục vào nệm cũi. Tình trạng rụng tóc sẽ dần được cải thiện khi trẻ biết đứng, ngồi và tóc sẽ mọc lại khi da đầu không còn bị chà xát nữa.

– Rụng tóc ở trẻ em do tiếp xúc với hóa chất:

Các sản phẩm uốn, nhuộm hay duỗi tóc đều chứa hóa chất độc hại làm suy yếu da đầu và gây hư hại thân tóc. Điều này giải thích tại sao một số trẻ được cha mẹ cho đi làm đầu từ bé hay bị rụng tóc.

– Tiếp xúc với nhiệt độ cao:

Việc sử dụng máy sấy tóc cho trẻ ở nhiệt độ cao cũng có thể làm tổn thương và khiến tóc bị rụng.

– Cột tóc không đúng cách:

Cột tóc quá chật, tết tóc đuôi ngựa sẽ gây tổn thương nang tóc và khiến tóc bị rụng. Tình trạng này cũng diễn ra khi các bậc phụ huynh chải đầu cho bé quá mạnh tay, đặc biệt là khi tóc bé đang còn ướt.

– Mất cân bằng dưỡng chất:

Chứng rụng tóc ở trẻ em có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị thiếu vitamin H, biotin hoặc kẽm. Ngược lại việc cho trẻ bổ sung vitamin A quá mức cũng khiến trẻ bị rụng tóc.

– Tác dụng phụ của thuốc hóa trị ung thư:

Trẻ được truyền hóa chất điều trị ung thư sẽ bị rụng tóc. Thuốc hóa trị có thể tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng cũng có thể gây hủy hoại các tế bào lành trong cơ thể, bao gồm cả tế bào ở chân tóc. Tuy nhiên tóc của trẻ sẽ mọc trở lại sau khi quá trình điều trị kết thúc.

Trẻ bị rụng tóc do ảnh hưởng của thuốc hóa trị ung thư

– Trẻ bị rụng tóc do bệnh lý:

Một số trẻ bị rụng tóc có nguyên nhân xuất phát từ các vấn đề y tế như:

  • Suy tuyến giáp: Tuyến giáp là bộ phận chịu trách nhiệm giải phóng hormone giúp kiểm soát hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Khi chức năng hoạt động của tuyến giáp bị suy giảm, lượng hormone được sản xuất ra không đủ gây ra nhiều triệu chứng bất thường cho con bạn như tăng cân, táo bón, trong người mệt mỏi, tóc khô và rụng nhiều.
  • Bệnh viêm da Tinea: Đây là một dạng nhiễm nấm thường gặp ở trẻ em. Biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này là sự xuất hiện của các mảng tóc rụng để lộ ra các mảng da màu đỏ hình tròn hoặc hình bầu dục và có vảy trên đầu. Một số sợi tóc có thể bị gãy ngay sát bề mặt da trông như những chấm đen trên đầu.
  • Bệnh Alopecia: Alopecia là một dạng bệnh tự miễn gây rụng tóc từng mảng hoặc rụng toàn bộ tóc trên da đầu. Tóc trẻ bị rụng là do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, nó tấn công vào các nang tóc thay vì đi tiêu diệt những tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể. Cứ khoảng 1000 trẻ thì có 1 bé mắc căn bệnh này.
  • Hội chứng Trichotillomania ( Hội chứng nghiện giật tóc): Ở những trẻ mắc căn bệnh này, trẻ có thói quen đưa tay lên đầu tự nhổ tóc một cách vô thức, không thể kiềm chế được bản thân. Một số trẻ còn nhổ cả lông mi, lông mày và ăn nó.
  • Trẻ bị rụng tóc trong giai đoạn Telogen (giai đoạn ngừng nghỉ): Telogen là một phần của chu kỳ tăng trưởng tóc bình thường khi nang tóc ngừng phát triển và nghỉ ngơi. Thông thường ở bất kì thời điểm nào cũng có khoảng 10-15% lượng tóc trên đầu trong giai đoạn Telogen và chúng sẽ rụng đi để những sợi tóc mới mọc lên. Điều này xảy ra ngay cả đối với người lớn.

Tình trạng rụng tóc kéo dài có thể khiến mái tóc của bé bị thưa và hói da đầu. Trẻ có thể bị chế giễu vì điều này và trở nên tự ti với ngoại hình của mình. Do vậy các bậc phụ huynh đều mong muốn tìm ra cách khắc phục tình trạng này cho con mình càng sớm càng tốt.

Tin tốt là hầu hết các trường hợp rụng tóc ở trẻ đều được điều trị thành công nếu chẩn đoán được đúng nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào lý do con bạn bị rụng tóc mà bác sĩ có thể khuyến nghị các phương pháp điều trị như:

Trường hợp trẻ bị rụng tóc được chuẩn đoán là do viêm da Tinea, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng nấm theo đường uống, phổ biến là thuốc Griseofulvin. Thuốc được sử dụng trong khoảng 8 tuần kết hợp với các loại dầu gội đầu chống nấm có chứa selenium sulfide hoặc ketoconazole.

Viêm da Tinea là căn bệnh truyền nhiễm nên các bậc phụ huynh chú ý tránh dùng chung đồ vật cá nhân với bé, chẳng hạn như nón, mũ, lược, khăn lau đầu hay vỏ gối…

Thuốc mỡ hoặc kem bôi Corticosteroid tỏ ra có hiệu quả đối với các trường hợp mắc hội chứng rụng tóc Alopecia bị hói da đầu. Đối với những trẻ mắc căn bệnh này, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng thuốc kháng viêm steroid (Minoxidil, Anthralin) theo đường tiêm hoặc bôi tại chỗ. Nếu đáp ứng tốt với thuốc, tóc có thể mọc lại trong vòng từ 8-12 tuần điều trị.

Trẻ bị rụng tóc do hội chứng Alopecia có thể được chỉ định thuốc bôi Corticoid

Phương pháp này sẽ được tiến hành trên trẻ gặp vấn đề về nội tiết do suy giáp. Thông qua xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ xác định được trẻ có mắc căn bệnh này hay không. Việc chỉ định dùng thuốc nội tiết cho trẻ để thay thế lượng hormone bị thiếu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Tuổi của bé
  • Thể trạng và tiền sử bệnh tật của con bạn
  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh
  • Khả năng chịu đựng của trẻ đối với các loại thuốc hay các liệu pháp hormone cụ thể.

Trẻ bị rụng tóc do mắc hội chứng Trichotillomania cần được điều trị về tâm lý nhằm điều chỉnh suy nghĩ và nhận thức rõ được hành vi nhổ tóc của bản thân.

Hành vi nhổ tóc có thể bị kích hoạt khi trẻ gặp căng thẳng hay chịu một cú sốc trong cuộc sống như mất người thân, cha mẹ ly dị hoặc bị điểm số thấp ở lớp… Do vậy khi nhận thấy con mình nhổ tóc, bạn không nên la mắng bé. Hãy trò chuyện và chơi đùa cùng bé để giúp con giải tỏa căng thẳng. Thói quen này có thể giúp ngăn chặn hành vi tự nhổ tóc của bé.

Đối với những trẻ bị rụng tóc không liên quan đến vấn đề y tế, các bậc phụ huynh có thể thử nghiệm một số giải pháp tự nhiên để khắc phục tình trạng rụng tóc ở trẻ như:

  • Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Cho trẻ uống bổ sung vitamin H, biotin hay kẽm theo hướng dẫn của bác sĩ nếu bé đang thiếu các chất này.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với các loại hóa chất tạo kiểu tóc khi còn quá nhỏ.
  • Không cột tóc chật hoặc sử dụng máy sấy có nhiệt độ cao để sấy tóc cho bé. Sau khi gội đầu cho bé xong, chỉ nên lấy khăn lau khô nước và để tóc của con bạn khô tự nhiên. Tránh chải đầu nhiều trong lúc tóc đang bị ướt.
  • Trường hợp con bạn bị rụng tóc do thường xuyên được đặt nằm ở một tư thế thì mẹ hãy thay đổi vị trí và tư thế nằm cho bé nhiều hơn để những nơi da đầu bị hói có thể mọc tóc trở lại.

Với những thông tin bài viết vừa cung cấp về chứng rụng tóc ở trẻ em mong rằng bạn sẽ sớm tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này cho con mình. Cần lưu ý thuocdantoc.vn chỉ đưa ra thông tin để bạn tham khảo, mỗi trường hợp sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Vì vậy bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ để nhận được những lời khuyên hữu ích nhất.

Nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ giới hay nguyên nhân rụng tóc ở nam tuổi dậy thì không loại trừ chứng nghiện nhổ lông, tóc là một dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là độ tuổi vị thành niên, dậy thì. Do vậy mà nó được xếp vào một trong những nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì. Bệnh đặc trưng bởi việc trẻ thường xuyên tự bứt tóc khỏi da đầu dù biết là rất đau nhưng vẫn không thể kìm chế lại được. Trong trường hợp này tóc bị nhổ có mọc lại không?

Hội chứng này để lại một số hậu quả như nhiễm trùng, tổn thương da đầu vĩnh viễn. Nếu không sớm phát hiện và điều trị, bệnh sẽ tiến triển thành chứng nghiện ăn tóc (trichotillophagia) gây tích tụ tóc ở dạ dày dẫn đến đau bụng. Nhổ tóc có mọc lại không? Thật may vì trẻ mắc bệnh có thể chữa khỏi nhờ áp dụng liệu pháp thay đổi tâm lý hành vi kết hợp cùng các bài tập hỗ trợ cảm xúc nếu bạn phát hiện sớm không để bé gây tổn thương da đầu vĩnh viễn.

4. Nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì do trẻ bị rụng tóc kiểu telogen (telogen effluvium)

Về lý thuyết, telogen là một phần trong chu kỳ phát triển bình thường của tóc. Vào giai đoạn telogen, tóc sẽ bước vào trạng thái nghỉ và ngưng phát triển, sau đó những sợi tóc cũ rụng đi để tạo điều kiện cho tóc mới mọc thay thế. Thông thường, chỉ có 10–15% số nang tóc bước vào giai đoạn này.

Ở trẻ tóc bị rụng nhiều kiểu telogen, nhiều nang tóc sẽ chuyển sang giai đoạn telogen hơn. Điều này đồng nghĩa thay vì chỉ rụng 100 sợi tóc mỗi ngày, trẻ em bị rụng tóc nhiều gấp đôi, gấp ba số đó. Hệ quả là tóc mỏng dần rồi dẫn đến hói. Tóc rụng nhiều kiểu telogen thường xảy ra sau một biến cố, chẳng hạn sốt rất cao, phẫu thuật, tổn thương về tinh thần… Sau khi phục hồi khỏi những vấn đề này, tóc của trẻ sẽ mọc lại (kéo dài khoảng 6 tháng đến 1 năm).

5. Nguyên nhân gây rụng tóc và cách chữa trị do thiếu hụt dinh dưỡng

Vì sao bị rụng tóc? Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng đảm bảo cơ thể khỏe mạnh toàn diện. Việc thiếu hụt các vitamin và khoáng chất là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì. Rụng tóc còn là biểu hiện của chứng rối loạn ăn uống hoặc phản ánh trẻ bị thiếu chất do phải ăn chay trường.

Theo đó, nếu thiếu hụt các dưỡng chất như sắt, kẽm, niacin (vitamin B3), biotin (vitamin B7, protein cùng các axit amin thiết yếu, tóc sẽ rất dễ bị khô, giòn, thậm chí các nang tóc có thể bị viêm đến mức không thể mọc tóc mới. Điều quan trọng cần làm lúc này là xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối dinh dưỡng cho trẻ.

6. Nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì do trẻ mắc bệnh suy giáp

Tuyến giáp ở phần cổ đảm nhiệm vai trò giải phóng hormone giúp kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể. Ở trẻ bị suy giáp, tuyến giáp không sản sinh đủ hormone cần để duy trì các hoạt động bình thường.

Các triệu chứng của bệnh bao gồm: tăng cân, táo bón, mệt mỏi và cả khô và rụng tóc nữa. Tình trạng rụng tóc sẽ chấm dứt khi trẻ được điều trị bằng liệu pháp hormone. Nhưng sẽ mất ít nhất vài tháng để trẻ mọc tóc trở lại.

Một số nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì không liên quan bệnh lý

Video liên quan

Chủ đề