Nguyên nhân bệnh tật di truyền ở người

* Nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người:

      - Do tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên gây ra.

      - Do rối loạn quá trình trao đổi chất nội bào.

      - Ô nhiễm môi trường (do sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ, một số chất độc hoá học rải trong chiến tranh).

 * Biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền:

      - Đấu tranh chống sản xuất, thử và sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học.

      - Ngăn ngừa các hoạt động gây ô nhiễu môi trường.

      - Sử dụng hợp lí, đúng quy định khi sử dụng thuốc sâu, diệt cỏ và một số chất độc có hại khác.

      - Khi đã mắc một số tật, bệnh di truyền nguy hiểm thì không nên kết hôn, nếu kết hôn thì hạn chế hoặc không nên sinh con. Đặc biệt trường hợp gia đình chồng đã có người mang tật, bệnh di truyền, người phụ nữ lại mang tật, bệnh di truyền đó thì không nên sinh con.

Tôi yêu một bạn gái cùng cơ quan. Mới đây tôi phát hiện chân bạn ấy có 6 ngón (nên lúc nào bạn cũng phải đi tất để che). Nghe nói đó là bệnh di truyền. Xin cho biết nguyên nhân và cách phòng ngừa?

Nguyễn Thị Thanh (Quảng Ninh)

Đôi khi có những trẻ sinh ra bị dị dạng bẩm sinh như sứt môi, chân 6 ngón hoặc có màng như chân vịt... Thường rất khó tìm nguyên nhân có thể do di truyền hoặc do tác động của môi trường hoặc cả hai, còn trên 50% thì không tìm được nguyên nhân. Theo một số thống kê bệnh tật cho thấy, số lượng bệnh di truyền do đột biến gen nhiều hơn bệnh do đột biến nhiễm sắc thể. Nhưng đột biến gen lại chủ yếu là gen lặn. Số người bị bệnh (biểu hiện ra kiểu hình ít hơn nhiều so với người mang gen lặn không biểu hiện bệnh), vì thế việc phát hiện những người lành lặn nhưng không mang gen bệnh là một nhiệm vụ quan trọng của di truyền người và đó cũng là một trong những biện pháp phòng bệnh di truyền một cách tích cực. Tốt nhất trước khi xây dựng gia đình, nam nữ thanh niên nên đến trung tâm tư vấn sức khỏe để khám kiểm tra xem hai người có mang gen bệnh lặn giống nhau không? Hoặc không kết hôn họ hàng gần, không hút thuốc lá, không uống rượu khi có thai, người mẹ không nên mang thai sau 35 tuổi. Khi mang thai cần ăn đủ dinh dưỡng đặc biệt đủ i-ốt, acid folic, tránh dùng các thuốc ảnh hưởng tới thai nhất là ở tuổi thai dưới 11 tuần... như vậy sẽ giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh. Trường hợp bạn gái của bạn, nếu không muốn mất tự tin, có thể đến khoa xương hoặc phẫu thuật tạo hình để cắt bỏ ngón thừa.

BS. Trần Thị Hạnh


Câu 3: Trang 85 - sgk Sinh học 9

Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật bệnh di truyền ở người và một sô biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh đó.


Câu 3: 

  • Các bệnh di truyền và dị tật bầm sinh ở người do các tác Iihân lí hóa trong tự nhiêu, do ô nhiễm môi trường (dặc biệt là chất độc hóa học rải trong chiến tranh, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ sử dụng quá mức), do rối loạn trao đổi chất nội bào.
  • Có thể hạn chế sự phát sinh các bệnh, tật di truyền bằng các biện pháp:
    • Hạn chế sự gia tăng hoặc ngăn ngừa các hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường.
    • Sử dụng hợp lí và có biện pháp đề phòng khi sử dụng thuổc trừ sâu, thuốc diệt cò và một số chất độc có khả nàng gây ra biến đổi câu trúc NST hoặc đột biến gen.
    • Trường hợp đã mắc một số dị tật di truyền nguy hiểm thì không két hôn hoặc không nên sinh con. Trường hợp gia đình nhà chồng đã có người mang tật đó, người phụ nữ đã mang tật không nên sinh con.


Đề bài

Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh đó.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Nguyên nhân phát sinh các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh ở người

+ Do ảnh hưởng của các tác nhân lí hóa trong tự nhiên

+ Do ô nhiễm môi trường (đặc biệt là chất độc hóa học rải trong chiến tranh, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ sử dụng quá mức)

 + Do rối loạn trao đổi chất nội bào.

Một số biện pháp hạn chế sự phát sinh các bệnh, tật di truyền:

+ Hạn chế sự gia tăng hoặc ngăn ngừa các hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường.

+ Sử dụng hợp lí và có biện pháp đề phòng khi sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và một số chất độc có khả năng gây ra biến đổi cấu trúc NST hoặc đột biến gen.

+ Trường hợp đã mắc một số dị tật di truyền nguy hiểm thì không nên sinh con. Trường hợp gia đình nhà chồng hoặc vợ đã có người mang tật đó, cần chú ý và tìm hiểu và được tư vấn trước khi sinh con. Chú ý theo dõi, thăm khám thai định kì trước sinh.

+ Đấu tranh chống sản xuất, thử và sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học, vũ khí sinh học.

Loigiaihay.com


  • Bài 2 trang 85 SGK Sinh học 9

    Giải bài 2 trang 85 SGK Sinh học 9. Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh, và tật 6 ngón tay ở người.

  • Bài 1 trang 85 SGK Sinh học 9

    Giải bài 1 trang 85 SGK Sinh học 9.Có thể nhận biết bệnh nhân Đao và bệnh nhăn Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái nào?

  • Quan sát hình 29.2. Hãy trả lời câu hỏi sau

    Điểm khác nhau giữa bộ NST của bệnh nhân Tơcnơ và bộ NST của người bình thường? Bề ngoài, em có thể nhận biết bệnh nhân Tơcnơ qua những đặc điểm nào?

  • Hãy quan sát hình 29.1 và trả lời các câu hỏi sau

    Điểm khác nhau giữa bộ NST của bệnh nhân Đao và bộ NST của người bình thường? Em có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm bên ngoài nào?

  • Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com. , cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.