Nguyên nhân bị chàm khô

Cùng với chàm ướt, chàm khô là một trong hai dạng của bệnh chàm rất dễ gặp. Bệnh chàm khô thường khởi phát khi bạn không đáp ứng được độ ẩm cần thiết cho da. Cần sớm phát hiện và điều trị để tránh bệnh diễn tiến phức tạp, gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Dưới đây là tư vấn của bác sĩ Tuyết Lan – Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Thuốc dân tộc về triệu chứng, cách điều trị hiệu quả nhất bằng thảo dược Đông y do đội ngũ y bác sĩ danh tiếng nghiên cứu và bào chế.

Bệnh chàm khô là gì?

Chàm khô là một dạng của bệnh chàm, thường khởi phát khi lớp sừng Keratin của da không được đáp ứng đủ nước. Tình trạng này sẽ khiến cho cấu trúc da bị mất đi sự cân bằng. Từ đó có thể làm phát sinh các triệu chứng ngoài da như khô, bong tróc, đôi khi còn trầy xước hay rướm máu. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí da trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là bệnh chàm khô ở chân, bệnh chàm khô đầu ngón tay…

Bệnh lý này có thể xuất hiện phổ biến ở bất cứ đối tượng nào, kể cả người lớn và trẻ em. Nếu không sớm phát hiện hay điều trị không đúng cách, bệnh rất dễ tái phát và trở thành mãn tính.

Bệnh chàm khô có lây không?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Trưởng khoa Da liễu, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: Bệnh chàm khô là một biến thể khác của bệnh chàm da. Căn bệnh này có nhiều triệu chứng biểu hiện bên ngoài da nghiêm trọng, gây mất thẩm mỹ khiến nhiều người sợ hãi. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng chàm khô là căn bệnh không lây nhiễm. Căn bệnh này chỉ tiến triển trên bề mặt da của người mắc bệnh và không truyền sang người khác qua đường tiếp xúc.

Do đó, cần loại bỏ tâm lý kỳ thị, xa lánh bệnh nhân bị chàm khô để tránh khiến người bệnh trở nên tự ti, mặc cảm.

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô

Cho đến nay, những nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô vẫn chưa được thống kê đầy đủ. Dưới đây là một số nguyên nhân chính phổ biến:

Di truyền

Yếu tố này ảnh hưởng đến sự khởi phát của rất nhiều bệnh lý, trong đó có các bệnh về da như chàm khô. Yếu tố di truyền của bệnh liên quan đến sự thiếu hụt hoạt chất filaggrin. Đây là một trong những thành phần có tác dụng dưỡng ẩm tự nhiên cho da. Nếu bố mẹ mắc bệnh thì tỉ lệ con cái bị bệnh lên tới trên 50%.

Dị ứng

Bệnh lý này có thể liên quan đến một số yếu tố dị ứng như:

  • Thời tiết: Sự thay đổi thất thường của nhiệt độ cũng như độ ẩm trong môi trường cũng rất dễ khiến làn da bị ảnh hưởng. Bệnh chàm khô thường dễ khởi phát trong những ngày thời tiết hanh khô, lạnh, độ ẩm thấp.
  • Thực phẩm: Cá, hải sản, trứng, sữa… là những loại thực phẩm có thể gây kích ứng và khiến triệu chứng của bệnh nặng nề thêm.
  • Hóa mỹ phẩm: Sản phẩm chăm sóc da, chất tẩy rửa… có thể gây kích ứng trên da khi tiếp xúc.

Rối loạn trao đổi chất

Nhất là tình trạng rối loạn ngay trên lớp biểu bì sẽ rất dễ tác động xấu đến làn da. Sự rối loạn trao đổi chất thường sẽ ảnh hưởng đến hàng rào tạo lipid trên da. Điều này sẽ khiến cho da dễ bị khô và rối loạn hàng rào bảo vệ, dẫn đến tình trạng tổn thương trên bề mặt da.

Tính chất da và cơ địa

Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự khởi phát của bệnh. Những người bị rối loạn tiết bã nhờn hay có làn da khô, nhạy cảm sẽ rất dễ mắc bệnh.

Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng có thể sẽ thúc đẩy quá trình khởi phát cũng như khiến bệnh diễn tiến xấu:

  • Ảnh hưởng của vi khuẩn
  • Chăm sóc da không đúng cách
  • Tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm
  • Làm việc quá sức, thiếu ngủ khiến sức đề kháng giảm
  • Tác động của các bệnh lý khác: viêm da tiết bã, viêm da dị ứng…

Triệu chứng bệnh chàm khô và hình ảnh nhận biết

Chàm khô thường sẽ gây ra một số triệu chứng sau đây:

  • Những mảng đỏ xuất hiện rải rác trên bề mặt da.
  • Mảng đỏ trên da lây lan dần và gây ra tình trạng khô da, ngứa và khó chịu.
  • Da rất dễ bị bong tróc hay có khi nứt nẻ thành từng mảng trên bề mặt.
  • Nhiều vùng da nứt nẻ có thể bị rỉ máu.
  • Đôi khi có sự xuất hiện của mụn trắng li ti.
  • Mụn li ti có thể phát triển thành mụn nước và vỡ ra, chảy dịch.

Bệnh chàm khô thường dễ khởi phát tại các vùng da tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp với không khí bên ngoài hay chất tẩy rửa cũng như sản phẩm vệ sinh da. Vùng mặt và tay chân là khu vực da dễ bùng phát bệnh nhất.

Nguyên nhân bị chàm khô
Hình ảnh bệnh chàm khô thường gặp

Cách điều trị bệnh chàm khô

Khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh chàm khô, bạn cần sớm thăm khám để can thiệp kịp thời. Bởi nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể phát triển sang giai đoạn bội nhiễm. Lúc này không chỉ rất khó điều trị và còn khiến các vấn đề nguy hiểm phát sinh.
Bác sĩ sẽ kiểm tra và chẩn đoán mức độ bệnh để đưa ra phương pháp điều trị tương thích cho từng đối tượng người bệnh.

1. Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm

Đối với quá trình điều trị bệnh chàm khô thì việc cung cấp độ ẩm cho da là rất quan trọng. Khi da được dưỡng ẩm tốt sẽ giảm thiểu được tình trạng khô nứt hay bong tróc bề mặt. Từ đó sẽ giúp từ từ đẩy lùi các triệu chứng.

Đối với các sản phẩm dưỡng ẩm, nên bôi sau khi tắm khoảng 3 phút. Lúc này là thời điểm thích hợp nhất để da hấp thu các dưỡng chất.

** Lưu ý: Bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về loại sản phẩm dưỡng ẩm da phù hợp với làn da của bạn. Tránh tự ý dùng bất cứ sản phẩm nào bởi có thể sẽ gây kích ứng da và khiến vấn đề nghiêm trọng thêm.

2. Sử dụng thuốc trị bệnh chàm khô

Tùy thuộc vào biểu hiện của triệu chứng bệnh trên da mà bác sĩ sẽ lên toa các loại thuốc phù hợp:

  • Thuốc có chứa thành phần hydrocortisione: Thường được sử dụng với mục đích làm giảm tình trạng ngứa hay viêm.
  • Corticosteroids: Đáp ứng với các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát hay viêm mà bệnh gây ra.
  • Thuốc kháng Histamine: Được sử dụng khi có các yếu tố dị ứng khiến triệu chứng ngứa ngáy của bệnh nặng nề thêm.
  • Thuốc sát trùng, kháng sinh bôi ngoài da: Được dùng trong trường hợp xuất hiện tình trạng khô nứt da có rỉ máu hay nhiễm khuẩn…
Nguyên nhân bị chàm khô
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị tại chỗ để giúp bạn khắc phục triệu chứng của bệnh

**Lưu ý khi dùng thuốc Tây điều trị bệnh chàm khô:

  • Dùng đúng liều lượng và tần suất mà bác sĩ yêu cầu.
  • Đối với nhóm thuốc điều trị tại chỗ chỉ nên bôi một lớp mỏng.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về để điều trị.
  • Tránh thay đổi liều hay tần suất dùng thuốc khi bác sĩ chưa chỉ định.
  • Chủ động thông báo khi liều dùng được yêu cầu không thể đáp ứng các triệu chứng.

3. Dùng thuốc Nam điều trị bệnh chàm khô

Chàm theo y học cổ truyền được chia làm 2 thể cấp tính (thấp nhiệt, phong nhiệt) và mạn tính. Nguyên nhân do phong nhiệt, thấp nhiệt nhưng chủ yếu là do phong nhiệt ở thể cấp tính. Ở thể mạn tính do phong nhiệt làm huyết táo, cộng hưởng với nhau gây ra bệnh.

Trong y học cổ, có rất nhiều bài thuốc điều trị theo từng thể bệnh theo nguyên tắc điều trị sau đây:

📌Thể cấp tính thấp nhiệt có triệu chứng ngứa, đỏ, mụn nước, loét, vàng sẽ dùng phép chữa thanh nhiệt, hóa thấp.

📌Thể cấp tính phong nhiệt có triệu chứng da đỏ, mụn nước, phát toàn thân, chảy nước sẽ dùng phép chữa sơ phong thanh nhiệt trừ thấp.

📌Thể mạn tính phong, huyết táo triệu chứng da khô, ngứa, nổi cục, mụn nước ở các vị trí đầu, cổ, mặt đầu gối… sẽ dùng phép chữa khu phong, dưỡng huyết nhuận táo.

Một trong những bài thuốc Nam đặc trị bệnh chàm khô uy tín nhất hiện nay là Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc vận dụng triệt để nguyên lý trị bệnh tận gốc của Đông y, kế thừa nguyên bản cốt thuốc bí truyền của dân tộc Tày, bài Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông, được bào chế từ nguồn dược liệu sạch đạt tiêu chuẩn GACP-WHO mang lại hiệu quả cao và an toàn cho bệnh nhân chàm khô. [Xem thêm nguồn gốc bài thuốc TẠI ĐÂY]

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang còn được VTV2 giới thiệu tới đông đảo khán giả xem truyền hình qua chương trình Sống khỏe mỗi ngày phát sóng ngày 16/11/2019. Trong chương trình, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã được giới thiệu chi tiết về thành phần, công dụng và cách sử dụng để điều trị hiệu quả các căn bệnh viêm da mãn tính, trong đó có bệnh chàm khô.

>> Để tìm hiểu thêm về bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY.

Bác sĩ Tuyết Lan cho biết: “Thanh bì là tên vị thuốc chính, dưỡng can là vai trò của thuốc gồm bồi bổ gan giúp thanh nhiệt, giải độc – yếu tố cốt lõi trong việc chữa các bệnh về da liễu), thang – thuốc bốc theo thang. Bài thuốc được bào chế sau hơn 4 năm nghiên cứu từ hơn 100 bài thuốc cổ phương đang được Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc lưu giữ. Từ đó, chúng tôi chọn ra hơn 30 bài vị thuốc quý có dược tính cao nhất trong điều trị các bệnh viêm da. Các vị thuốc này đặc biệt phải được trồng ở những vùng dược liệu có thổ nhưỡng thích hợp do chính Trung tâm khảo sát, nghiên cứu. Sau khi ra đời bài thuốc đã được thực hiện trên 500 bệnh nhân tự nguyện và cho kết quả khả quan với 95% người bệnh kiểm soát được triệu chứng của chàm trong 3 năm”.

Nguyên nhân bị chàm khô
Bài thuốc cho tỷ lệ điều trị thành công lên đến 95%

Thanh bì dưỡng can thang gồm 3 chế phẩm với các thành phần như sau:

🍀 Thuốc ngâm rửa: Trầu không; Ích nhĩ tử; Mò trắng; Ích nhĩ tử… có tác dụng sát khuẩn, làm mềm vùng tổn thương, ngăn ngừa bệnh lan sang các vùng da lành.

🍀 Thuốc bôi: Thiên mã hồ; Mật ong; Bí đao, … có công dụng loại bỏ da chết, tái tạo tế bào da, tăng cường đàn hồi, dưỡng da.

🍀 Thuốc uống: Bồ công anh; Tang bạch bì; Kim ngân hoa; Ké đầu ngựa; Đơn đỏ… có công dụng giải độc, tiêu viêm, tăng cường khả năng thải độc của gan, thận.

Nguyên nhân bị chàm khô
Bài thuốc sở hữu công thức 3 trong 1 điều trị chàm chuyên sâu

BÁO CHÍ ĐƯA TIN VỀ BÀI THUỐC THANH BÌ DƯỠNG CAN THANG

  • Báo Soha: Bệnh chàm và cách điều trị hiệu quả chặn đứng nguy cơ tái phát bằng thảo dược

  • Báo 24h: Bác sĩ tiết lộ cách chữa bệnh chàm hiệu quả bằng bài thuốc Nam thần kỳ

>> Xem video: Bệnh nhân Nguyễn Thế Tình điều trị thành công bệnh viêm da cơ địa (chàm) tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Biện pháp chăm sóc và dự phòng bệnh chàm khô

Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, bạn cần chú ý đến việc thực hiện các biện pháp chăm sóc cũng như dự phòng. Điều này không chỉ giúp rút ngắn thời gian trị liệu mà còn ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh.

Dưới đây là một số khuyến nghị rất hữu ích khi bạn đang sống chung với bệnh chàm khô:

  • Vệ sinh da đúng cách. Khi mắc bệnh lý này, bạn tuyệt đối không nên tắm bằng nước nóng. Nền nhiệt cao rất dễ khiến tình trạng khô và bong tróc da thêm nghiêm trọng. Thay vào đó, dùng nước có độ ấm vừa phải, tắm trong khoảng từ 5 – 10 phút là phù hợp.
  • Chú ý đến việc dưỡng ẩm da, nhất là trong những ngày thời tiết hanh khô, lạnh lẽo.
  • Tránh tình trạng gãi hay chà xát trên bề mặt da bởi rất dễ khiến cho những tổn thương nặng nề thêm.
  • Không dùng các sản phẩm vệ sinh da hay chất tẩy rửa mạnh bởi rất dễ gây kích ứng khi da đang tổn thương.
  • Tuyệt đối không mặc quần áo ẩm hay có chất liệu len. Thay vào đó hãy chọn cách mặc nhiều quần áo với chất cotton hay bông để giữ ấm khi trời trở lạnh.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, hãy che chắn kỹ, dùng kem chống nắng khi đi ra ngoài.
  • Nên ăn thực phẩm giàu vitamin C, E hoặc Omega-3 để giữ được độ ẩm tự nhiên cho da. Đồng thời cần bổ sung cho cơ thể đủ 2 lít nước một ngày.
  • Tránh dung nạp các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều muối đường, rượu bia, chất kích thích… bởi rất dễ gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tái tạo tế bào da.

Chàm khô là một dạng của bệnh chàm cần được quan tâm kịp thời để tránh những rủi ro không mong muốn phát sinh. Bệnh có nguy cơ xuất hiện nhiều ở trẻ nên bạn hãy luôn chú ý để bảo vệ sức khỏe con mình. Liên lạc với đội ngũ y bác sĩ hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để được tư vấn về phác đồ điều trị hiệu quả nhất. 

Nguyên nhân bị chàm khô