Nguyên nhân bùng phát dịch ở hàn quốc

14/07/2022 07:35 (GMT+7)

Thủ tướng Hàn Quốc đánh giá công tác phòng chống COVID-19

Hà Nội (TTXVN 14/7)--
Số ca nhiễm mới COVID-19 mới ở Hàn Quốc theo ngày đã lần đầu tiên tăng lên mức trên 40.000 người sau hai tháng và có chiều hướng gia tăng mạnh sau khi quốc gia Đông Bắc Á này xác nhận đang trong đợt bùng phát dịch mới.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết trong ngày 13/7, nước này đã ghi nhận 40.266 ca nhiễm mới COVID-19, đa phần là lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm từ đầu đại dịch lên 18.602.109 ca. Đây là lần đầu tiên số lượng ca nhiễm mới theo ngày vượt mức 40.000 kể từ ngày 11/5. Số ca nhiễm mới của ngày 13/7 cũng tăng hơn gấp đôi so với 19.362 trường hợp được ghi nhận một tuần trước đó và nguyên nhân do biến thể của chủng BA.5 của biến thể Omicron gây ra.
Thủ tướng Han Deok-soo đã đến thăm Trung tâm Y tế quốc gia ở Seoul chiều  13/7 để kiểm tra công tác ứng phó với dịch COVID-19 và khả năng vận hành giường bệnh cấp cứu. Tại đây, ông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra và chuẩn bị kỹ lưỡng để không có kẽ hở trong quy trình điều trị, nhanh chóng phân luồng và điều trị bệnh nhân nặng. Thủ tướng nhấn mạnh yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống COVID-19 là chuẩn bị tốt quy trình điều trị và phân luồng, điều trị bệnh nhân nặng. Các cơ quan chức năng cần sẵn sàng quản lý tốt hệ thống để cứu chữa bệnh nhân.
Trước đó, trong cuộc họp sáng cùng ngày về ứng phó với dịch COVID-19, Thủ tướng Han Duck-soo nêu rõ tất cả các nhóm đủ điều kiện được “khuyến cáo mạnh mẽ” nên tiêm liều vaccine thứ 4. Hiện tại, tỷ lệ những người trên 59 tuổi thuộc đối tượng khuyến cáo đã tiêm liều này ở Hàn Quốc chỉ là 35,7%.
Mặc dù các loại vaccine hiện đang được sử dụng không phải là lý tưởng để ngăn ngừa sự lây nhiễm dòng phụ BA.5 của Omicron đang lây lan nhanh, song Chính phủ Hàn Quốc cho rằng vaccine có thể ngăn những người nhiễm bệnh trở nặng.
Hiện Hàn Quốc đã bãi bỏ hầu hết các quy định liên quan đến phòng dịch COVID-19, nhưng vẫn yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang và cách ly 7 ngày với bệnh nhân. Giới chức nước này cũng không loại trừ khả năng áp đặt trở lại các quy định về giãn cách xã hội có chọn lọc nhằm giảm thiểu thiệt hại về kinh tế./.

 Khánh Vân

 

Lưu ra file

Nguyên nhân bùng phát dịch ở hàn quốc
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul (Hàn Quốc), ngày 26/1/2022. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Ngày 8/7, chính phủ Hàn Quốc xác nhận quốc gia Đông Bắc Á đang trải qua một đợt tái phát dịch COVID-19 mới.

Phát biểu tại cuộc họp ứng phó với đại dịch COVID-19, Thứ trưởng Y tế Hàn Quốc Lee Ki-il thông báo từ tuần tới, nước này sẽ áp dụng các biện pháp chống dịch để ngăn chặn sự bùng phát trở lại của dịch COVID-19.

Ông cho biết hiện chính phủ cũng đang tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để có các biện pháp chống dịch phù hợp.

Thứ trưởng Lee Ki-il dẫn lời các chuyên gia cho biết làn sóng COVID-19 mới xuất hiện ở Hàn Quốc phần lớn là do biến thể phụ BA.5 của Omicron.

Nguyên nhân gia tăng số ca nhiễm những ngày gần đây là do gia tăng di chuyển của người dân trong mùa Hè và khả năng miễn dịch của vaccine suy giảm.

[COVID-19: Hàn Quốc công bố kế hoạch tiêm mũi 4 cho nhóm nguy cơ cao]

Biến thể BA.5 của Omicron đang lan truyền nhanh chóng tại Hàn Quốc cũng như một số quốc gia châu Âu như Đức, Pháp và Anh.

Số ca nhiễm COVID-19 mới do biến thể BA.5 ban đầu vẫn ở mức thấp 1,4% trong tuần thứ hai của tháng Sáu song đã tăng mạnh lên 28,2% trong tuần cuối của tháng.

Số liệu thống kê ngày 8/7 của Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết nước này ghi nhận thêm 19.323 ca nhiễm mới COVID-19, trong đó có 191 ca nhập cảnh, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên thành 18.471.172 ca.

Đây là ngày thứ tư liên tiếp số ca nhiễm mới tăng cao và chạm ngưỡng 20.000 ca, đồng thời cao gấp hai lần so với số liệu một tuần trước đó (trên 9.522 ca)./.

Nguyên nhân bùng phát dịch ở hàn quốc
Một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Số ca nhiễm mới COVID-19 mới ở Hàn Quốc theo ngày đã lần đầu tiên tăng lên mức trên 40.000 người sau hai tháng và có chiều hướng gia tăng mạnh sau khi quốc gia Đông Bắc Á này xác nhận đang trong đợt bùng phát dịch mới.

Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết trong ngày 13/7, nước này đã ghi nhận 40.266 ca nhiễm mới COVID-19, đa phần là lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm từ đầu đại dịch lên 18.602.109 ca.

Đây là lần đầu tiên số lượng ca nhiễm mới theo ngày vượt mức 40.000 kể từ ngày 11/5.

Số ca nhiễm mới của ngày 13/7 cũng tăng hơn gấp đôi so với 19.362 trường hợp được ghi nhận một tuần trước đó và nguyên nhân do biến thể của chủng BA.5 của biến thể Omicron gây ra.

[Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao nhất trong 2 tháng]

Thủ tướng Han Deok-soo đã đến thăm Trung tâm Y tế quốc gia ở Seoul chiều  13/7 để kiểm tra công tác ứng phó với dịch COVID-19 và khả năng vận hành giường bệnh cấp cứu.

Tại đây, ông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra và chuẩn bị kỹ lưỡng để không có kẽ hở trong quy trình điều trị, nhanh chóng phân luồng và điều trị bệnh nhân nặng.

Thủ tướng nhấn mạnh yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống COVID-19 là chuẩn bị tốt quy trình điều trị và phân luồng, điều trị bệnh nhân nặng. Các cơ quan chức năng cần sẵn sàng quản lý tốt hệ thống để cứu chữa bệnh nhân.

Trước đó, trong cuộc họp sáng cùng ngày về ứng phó với dịch COVID-19, Thủ tướng Han Duck-soo nêu rõ tất cả các nhóm đủ điều kiện được “khuyến cáo mạnh mẽ” nên tiêm liều vaccine thứ 4. Hiện tại, tỷ lệ những người trên 59 tuổi thuộc đối tượng khuyến cáo đã tiêm liều này ở Hàn Quốc chỉ là 35,7%.

Mặc dù các loại vaccine hiện đang được sử dụng không phải là lý tưởng để ngăn ngừa sự lây nhiễm dòng phụ BA.5 của Omicron đang lây lan nhanh, song Chính phủ Hàn Quốc cho rằng vaccine có thể ngăn những người nhiễm bệnh trở nặng.

Hiện Hàn Quốc đã bãi bỏ hầu hết các quy định liên quan đến phòng dịch COVID-19, nhưng vẫn yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang và cách ly 7 ngày với bệnh nhân.

Giới chức nước này cũng không loại trừ khả năng áp đặt trở lại các quy định về giãn cách xã hội có chọn lọc nhằm giảm thiểu thiệt hại về kinh tế./.