Nguyên nhân thỏa thuận eu mercosur

BNEWS Hội nghị thượng đỉnh khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) lần thứ 54 tập trung thảo luận việc mở rộng thỏa thuận thương mại với nhiều khu vực khác trên thế giới.

Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, ngày 17/7, Hội nghị thượng đỉnh khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) lần thứ 54 đã diễn ra tại thành phố Santa Fe của Argentina, với sự tham dự của nguyên thủ các nước thành viên Brazil, Argentina, Paraguay, Uruguay cùng với lãnh đạo một số quốc gia liên kết.

Hội nghị tập trung thảo luận việc mở rộng thỏa thuận thương mại với nhiều khu vực khác trên thế giới, đề nghị quốc hội 4 nước thành viên phê duyệt sớm Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) vừa kết thúc đàm phán với Liên minh châu Âu (EU), đồng thời thiết lập cải cách thể chế khối.

Phát biểu tại hội nghị khi nhậm chức Chủ tịch luân phiên Mercosur từ người tiền nhiệm Argentina Mauricio Macri, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã nêu bật những thành tựu khối đạt được trong thời gian qua, đặc biệt việc kết thúc đàm phán FTA với EU mở ra cơ hội lớn cho các nước thành viên tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu.

Người đứng đầu Chính phủ Brazil kêu gọi các nước hành động nhiều hơn, thúc đẩy đàm phán thương mại với những nền kinh tế lớn khác trên thế giới, loại bỏ ý thức hệ, hiện đại hóa cơ cấu khối và phân tích khoản thuế nước ngoài chung (AEC).

Tổng thống Bolonaro khẳng định sự ủng hộ của Brasilia đối với đề xuất của Buenos Aires trong việc cải cách cơ cấu khối và thúc đẩy hợp tác với Liên minh Thái Bình Dương, gồm Peru, Mexico, Chile và Colombia.

Ngoài ra, ông Bolsonaro cũng đề cập tới các cuộc đàm phán thỏa thuận thương mại với Hiệp hội Mậu dịch Tự do châu Âu (EFTA - gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ), Canada, Singapore và Hàn Quốc.

Về phần mình, Tổng thống Argentina nhấn mạnh việc Mercosur và EU đi đến được thỏa thuận sau 20 năm đàm phán FTA là thành quả của tất cả các nước, thể hiện cam kết ở cấp độ cao. Đây là tín hiệu thể hiện Mercosur là một khối mở, cạnh tranh và năng động với các quy tắc rõ ràng để đầu tư và hợp tác. 

Tổng thống Paraguay Mario Abdo Benítez khẳng định FTA với EU không chỉ là thỏa thuận thương mại, còn thể hiện là công cụ hợp tác để hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, bảo vệ nhân quyền, bảo vệ môi trường và nhiều yếu tố khác có liên quan đến chất lượng cuộc sống của người dân các nước thành viên.

Hội nghị thượng đỉnh Mercosur lần thứ 54 cũng có sự tham dự của đại diện Ecuador, Peru, Colombia, Surinam, Guyana và các nước liên kết./.

Việc mở cửa đến châu Âu mang tới nhiều con đường phát triển hơn cho Mercosur (gồm Brazil, Argentina, Paraguay, Uruguay), vốn từ lâu chịu sự tác động mạnh bởi các nền kinh tế có ảnh hưởng lớn và lâu dài tới khu vực này. Trong khi đó, việc EU trở thành đối tác lớn đầu tiên mà Mercosur đạt được thỏa thuận thương mại, mang lại cho các công ty EU sự khởi đầu tiềm năng. EU hiện là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Mercosur. Kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai khối năm 2018 đạt khoảng 100 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng mạnh sau khi FTA chính thức có hiệu lực.

Sau khi chính thức được ký kết, FTA giữa EU và Mercosur sẽ giúp cho hàng hóa của hai bên có cơ hội tiếp cận một thị trường rộng lớn với 720 triệu dân, chiếm một phần tư Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới. Về vấn đề cắt giảm thuế, FTA với Mercosur được đánh giá là thỏa thuận thương mại có lợi nhất đối với EU cho đến nay, khi lợi ích mang lại cho EU có thể lớn gấp ba lần FTA với Canada và Nhật Bản gộp lại.

Tổng thống Brazil G.Bolsonaro, người luôn tích cực thúc đẩy các FTA từ khi nhậm chức hồi đầu năm 2019, đánh giá cao nỗ lực của cả hai bên để đạt được kết quả mong đợi này, đồng thời khẳng định thỏa thuận mang tính lịch sử về thương mại đem lại lợi ích lớn cho nền kinh tế Brazil và các nước thành viên Mercosur. Chính phủ Brazil kỳ vọng một dự thảo thỏa thuận thương mại giữa EU và Mercosur sẽ thúc đẩy nền kinh tế và tăng đầu tư vào nước này. Chính quyền Brazil cho biết, thỏa thuận sẽ loại bỏ thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm nông nghiệp, bao gồm nước cam, cà-phê hòa tan và trái cây, đồng thời cho phép các nhà sản xuất thịt, đường trong nước tiếp cận nhiều hơn thị trường châu Âu thông qua hạn ngạch.

Trong khi đó, Argentina, nền kinh tế lớn thứ hai của khối Mercosur đánh giá FTA với EU là dấu mốc lịch sử và là một trong những thỏa thuận thương mại quan trọng nhất thế giới với tiến trình đàm phán kéo dài gần 20 năm. Bu-ê-nốt Ai-rét khẳng định, hiệp định bảo đảm các mục tiêu chính mà Mercosur đã đề ra, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của các nước thành viên, cũng như giúp thị trường các nước trong khu vực tiếp nhận hàng hóa và dịch vụ từ châu Âu, duy trì các công cụ phát triển công nghiệp trong các lĩnh vực sở hữu trí tuệ, mua bán công và bảo vệ thương mại.

Về phía châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) G.Giăng-cơ đánh giá đây là một trong những thỏa thuận thương mại quan trọng nhất của EU và là một thông tin tuyệt vời đối với doanh nghiệp và nền kinh tế của hai khối ở hai bờ Ðại Tây Dương, góp phần mở ra giai đoạn hợp tác và phát triển mới giữa hai bên.

Theo Tổng thống Brazil G.Bolsonaro, có thể phải mất tới ba năm để FTA giữa EU và Mercosur có hiệu lực, bởi thỏa thuận cần sự chấp thuận cuối cùng từ Mercosur, Nghị viện châu Âu và các quốc gia thành viên EU. Hiện vẫn tồn tại những ý kiến trái chiều từ các nông dân và nhà hoạt động vì môi trường ở châu Âu, khi họ cho rằng văn kiện này sẽ dẫn tới tình trạng cạnh tranh không công bằng cùng với nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Hai thị trường rộng lớn EU và Mercosur kết thúc tiến trình đàm phán chứng minh cho cam kết của cả hai khối trong việc thúc đẩy liên kết kinh tế, tạo động lực cho mối quan hệ thương mại mở, công bằng, bền vững và dựa trên luật lệ, tăng cường các điều kiện cạnh tranh.