Nguyễn phương hằng đại nam là ai

Tối 24/3, bà Nguyễn Phương Hằng đã bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân. 

Bà Hằng hiện là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam, doanh nghiệp quy mô lớn tại tỉnh Bình Dương. Chồng bà Hằng, ông Huỳnh Uy Dũng, doanh nhân được biết đến với biệt danh Dũng "lò vôi", là Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp này.

Công ty Cổ phần Đại Nam được thành lập vào tháng 3/1996, ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản. Doanh nghiệp này nổi tiếng với dự án Khu du lịch Đại Nam rộng 450 ha tại tỉnh Bình Dương. Dự án này khởi công năm 1999 và mất gần 10 năm mới hoàn thành để bắt đầu đón khách. 

Một góc khu du lịch Đại Nam (Ảnh: ĐN).

Đồng thời, Đại Nam cũng là chủ đầu tư các khu công nghiệp Sóng Thần 1, 2 và 3 tại địa phương này. 3 khu công nghiệp này lần lượt có tổng vốn đầu tư 245 tỷ đồng, 423 tỷ đồng và 936 tỷ đồng, tương ứng diện tích 178 ha, 313 ha và 534 ha.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn đầu tư các dự án Khu đô thị Trung tâm Hành chính TP Dĩ An, Khu nhà ở đại Nam, Khu nhà ở Sóng Thần, Khu đô thị Thương mại Dịch vụ Sóng Thần, Khu dân cư Tân An 2 cùng nhiều dự án bất động sản khác.

Nắm trong tay quỹ đất rộng lớn, doanh nghiệp của vợ chồng ông Dũng, bà Hằng riêng trong năm 2020 đã đóng hơn 1.200 tỷ đồng tiền sử dụng đất vào ngân sách Nhà nước. Con số này tương đương 15% tổng nguồn thu từ đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 

Bà Nguyễn Phương Hằng tại cơ quan công an (Ảnh: Công an cung cấp).

Ngoài Công ty Cổ phần Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng còn tham gia cùng chồng tại nhiều doanh nghiệp khác. 

Bà Hằng là cổ đông sáng lập nắm giữ 20%, tương phần vốn góp  cổ phần tại Công ty Glove Đại Nam. Doanh nghiệp này thành lập vào tháng 9/2020 với ngành nghề chính là sản xuất găng tay, vốn điều lệ 180 tỷ đồng, do ông Dũng "lò vôi" làm Chủ tịch. Bản thân ông Dũng sở hữu 30% cổ phần Glove Đại Nam.

Vợ chồng ông Dũng bà Hằng cũng đồng sáng lập Công ty Cổ phần Xử lý nước thải Hằng Hữu Huỳnh cuối năm 2018 với vốn điều lệ 99 tỷ đồng. Mỗi người sở hữu 15% cổ phần doanh nghiệp. 

Bà Nguyễn Phương Hằng (tên thật là Nguyễn Thị Thanh Tuyền) bị khởi tố, tạm giam ngày 24/3. Bà Hằng được biết đến là "bà chủ" của Công ty Cổ phần Đại Nam. Chính vì vậy, giới quan sát cũng bày tỏ mối quan tâm liệu doanh nghiệp này bị ảnh hưởng ra sao khi lãnh đạo bị bắt?

Được biết, vào đầu tháng 5/2020, ông Huỳnh Uy Dũng (thường được gọi là ông Dũng "lò vôi") cho biết đã chính thức rời khỏi thương trường và bàn giao lại chức vụ Tổng Giám đốc điều hành (CEO) của Công ty Đại Nam cho vợ ông là bà Nguyễn Phương Hằng. Trên nhiều video do bà Hằng và trường đua Đại Nam phát trực tiếp trên nền tảng Youtube, Facebook cũng ghi nhận chức vụ của bà Hằng là "CEO Nguyễn Phương Hằng".

Tuy nhiên, cho đến hiện tại, thông tin mới nhất mà Đại Nam cập nhật trên Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp vẫn chưa cho thấy doanh nghiệp này có dấu hiệu "đổi chủ".

Trên giấy tờ, ông Huỳnh Uy Dũng vẫn kiêm nhiệm chức danh CEO của Công ty Cổ phần Đại Nam (Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp).

Cụ thể, tại ngày cấp đăng ký thay đổi lần gần nhất vào ngày 9/2/2021, thông tin của Đại Nam vẫn thể hiện ông Huỳnh Uy Dũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Bên cạnh đó, tra cứu thông tin theo mã số thuế của doanh nghiệp này cũng cho thấy ông Huỳnh Uy Dũng là người đại diện duy nhất của Công ty Cổ phần Đại Nam.

Tuy nhiên, trong dữ liệu được Tổng cục Thuế công bố, theo tra cứu, chủ sở hữu/người đại diện pháp luật của Đại Nam là ông Huỳnh Uy Dũng nhưng tên giám đốc được ghi nhận là bà Nguyễn Phương Hằng. 

Chính vì vậy, đang có "độ vênh" nhất định trong thông tin về vị trí Tổng Giám đốc của Đại Nam tại hồ sơ lưu trữ công khai tại Bộ Kế hoạch Đầu tư và Tổng cục Thuế.

Ngoài ra, ông Dũng còn đại diện cho một loạt doanh nghiệp khác như Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Đại Nam, Công ty TNHH Du lịch Đại Nam Thần Tiên, Công ty Cổ phần Glove Hằng Hữu, Công ty TNHH MTV Tân Khai, Công ty TNHH Hoàng Gia Tân Định.

Ông Dũng tuyên bố từ giã thương trường nhưng thực tế vẫn đang giữ vai trò chủ chốt tại nhiều doanh nghiệp (Nguồn: Masothue.com).

Công ty Cổ phần Đại Nam tiền thân là Công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Thanh Lễ được thành lập tại Quyết định số 003853/GP/TLDN-03 do UBND tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương) cấp ngày 21/3/1996.

Tháng 1/1999, Công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Thanh Lễ được đổi tên là Công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Sóng Thần. Đến tháng 4/2007, Công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Sóng Thần tiếp tục đổi tên thành Công ty Cổ phần Đại Nam.

Theo hồ sơ đăng ký, công ty này có địa chỉ chính tại số 1765A Đại lộ Bình Dương, khu phố 1, phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (hầu hết các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của Đại Nam đều chung địa chỉ này).

Công ty cổ phần Đại Nam hoạt động kinh doanh đa ngành nghề. Trong đó, chức năng chính là xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư, khu du lịch…

Về bất động sản, doanh nghiệp này đang là chủ đầu tư của các dự án trọng điểm tại Bình Dương như Khu đô thị Trung tâm hành chính huyện Dĩ An, Khu tái định cư Sóng Thần 2, Khu nhà ở Sóng Thần 2, Khu nhà ở Sóng Thần 2 mở rộng, Khu đô thị Thương mại dịch vụ Sóng Thần, Khu dân cư Đại Nam - Bình Phước và Khu dân cư Tân An 2. Đây được xem là những dự án bất động sản góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị tại tỉnh Bình Dương.

Trong lĩnh vực du lịch, doanh nghiệp của vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng, bà Nguyễn Phương Hằng là chủ sở hữu Khu du lịch Đại Nam với tổng diện tích 450 ha, được đánh giá là một trong những khu du lịch lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Đại Nam cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên thí điểm đầu tư, xây dựng, kinh doanh khu công nghiệp (KCN) tại tỉnh Bình Dương.

Doanh nghiệp này hiện là chủ đầu tư của 2 KCN trọng điểm là KCN Sóng Thần 2 và KCN Sóng Thần 3, xếp vào hàng những khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Bình Dương. Những khu công nghiệp này cũng đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương và thu hút đông đảo lao động ở các tỉnh thành khác trên cả nước về Bình Dương lập nghiệp.

Năm 2016, vợ chồng bà Phương Hằng đầu tư vào Trường đua Đại Nam. Dự án này có diện tích khoảng 60 ha nằm ngay tại khu du lịch, trong đó có khoảng 30 ha dành để làm bãi xe có mái che và khán đài cho khách ngồi xem với sức chứa từ 50.000 - 60.000 khán giả. Đại Nam ước tính nguồn vốn đầu tư cho dự án này khoảng 100 triệu USD.

Trường đua này có các hạng mục như đua ngựa, đua chó, đua mô tô phân khối lớn, đua xe địa hình, đua mô tô nước với đường đua thiết kế có chiều dài khoảng 1.500 m.

Công ty Cổ phần Đại Nam của vợ chồng ông Dũng - bà Hằng được biết có đóng góp đáng kể cho ngân sách và kinh tế tỉnh Bình Dương. Chỉ riêng tiền sử dụng đất mà doanh nghiệp này nộp cho ngân sách năm 2020 đã lên tới 1.234 tỷ đồng.

Năm 2021, vợ chồng ông Dũng - bà Hằng còn gây chú ý khi có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Dương đề nghị hiến tặng 4 ha đất (trị giá khoảng 1.000 tỷ đồng) trong khu dân cư Đại Nam thuộc KCN Sóng Thần 3 (phường Phú Tân, TP. Thủ Dầu Một) cho công tác phòng chống dịch.

Sau đó, UBND tỉnh Bình Dương có văn bản phúc đáp ghi nhận nghĩa cử của vợ chồng ông Dũng. Tuy nhiên, tại văn bản này, UBND tỉnh Bình Dương chỉ ghi nhận ý nguyện hiến tặng đất của vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng, đồng thời giao cho các cơ quan chuyên môn nghiên cứu thủ tục pháp lý, tham mưu cho UBND tỉnh xem xét quyết định có nhận hay không nhận phần hỗ trợ của Công ty Cổ phần Đại Nam. Đến nay, chưa có thông tin chính thức về việc tỉnh đã tiếp nhận hay chưa.

(LĐTĐ) Gắn hoạt động sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã/Tổ hợp tác với chuỗi giá trị sản phẩm là mục tiêu, nội dung rất quan trọng và là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tuy đã được các cấp ngành tích cực vào cuộc hỗ trợ, nhưng mô hình kinh tế tập thể vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

(LĐTĐ) Trong nửa đầu 2022, vượt qua nhiều ảnh hưởng bởi các xung đột trên trường quốc tế và bất ổn chính trị tại một số quốc gia đầu tư, các công ty thị trường của Viettel vẫn duy trì mức tăng trưởng doanh thu dịch vụ 26,5%.

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực sau đại dịch, lúc này rất nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu về vốn cho sản xuất - kinh doanh. Đặc biệt, do lãi suất huy động vốn của hệ thông ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng lên khiến người dân “quay lại” gửi tiền vào ngân hàng ngày một nhiều. Tuy vậy, các ngân hàng cho biết, đã gần hết hạn mức tín dụng, do nửa đầu năm tín dụng đã tăng nhanh, nên doanh nghiệp nói chung, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận. Do đó, nhiều doanh nghiệp mong muốn có sự hỗ trợ từ phía cơ quan Nhà nước cũng như phía các ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Lạm phát tại các thị trường xuất khẩu như Mỹ, EU gây ảnh hưởng không nhỏ đến đơn hàng và đơn giá của các DN dệt may, da giày và đồ gỗ từ nay đến cuối năm.

(LĐTĐ) Thực hiện chủ trương hội nhập toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, trong những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh hội nhập lĩnh vực kinh tế trên nhiều góc độ, từ tích cực tham gia các diễn đàn, tổ chức kinh tế quốc tế cho tới việc đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác trong khu vực và trên thế giới. Trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ làm gì để mở rộng và khai thác thị trường quốc tế?

(LĐTĐ) Trong bối cảnh vốn tín dụng của ngân hàng chảy vào bất động sản bị hạn chế bởi room tín dụng, chuyên gia của FiinGroup cho rằng các doanh nghiệp bất động sản nên mở rộng kênh vốn từ khách hàng và đối tác. Doanh nghiệp cần xây dựng và cải thiện hồ sơ tín dụng trên thị trường vốn là giải pháp căn cơ hướng đến một chiến lược vốn tối ưu thay vì khi có nhu cầu huy động vốn mới thực hiện.

(LĐTĐ) Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang có quy định khác nhau về thời điểm phát sinh hiệu lực của các giao dịch về quyền sử dụng đất.

(LĐTĐ) Thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp tới các trung tâm kinh tế, đô thị lớn, gây đình trệ sản xuất, đứt gẫy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy cần phải có những giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững.

Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã ban hành Thông tư 11/2022/TT-BKHCN bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.

(LĐTĐ) 10 năm trước, Forbes Việt Nam lần đầu tiên thực hiện Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam. Trải qua một thập kỷ, đã có tổng cộng 138 doanh nghiệp được xét chọn và vinh danh trong danh sách uy tín này và chỉ có chưa đến 10 doanh nghiệp góp mặt đầy đủ trong cả 10 lần xếp hạng, trong đó có Vinamilk. Vinamilk cũng là doanh nghiệp về thực phẩm và đồ uống duy nhất trong các gương mặt tiêu biểu này.

Video liên quan

Chủ đề