Nhà văn hóa thanh niên ở đâu

Nhà Văn hóa Thanh Niên Thành phố Hồ Chí Minh là tên gọi của một địa điểm tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây từng diễn ra nhiều hoạt động của giới thanh niên xuyên suốt từ giữa thập niên 1950 cho đến tận ngày nay. chứng kiến nhiều biến cố trong lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.

Biểu trưng của Nhà văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh

Mục lục

  • 1 Vị trí
  • 2 Lược sử
  • 3 Chú thích
  • 4 Tham khảo

Vị tríSửa đổi

Cụm khu vực Nhà Văn hóa Thanh Niên Thành phố Hồ Chí Minh chiếm hầu hết phần diện tích được giới hạn bởi các con đường Phạm Ngọc Thạch - Nguyễn Văn Chiêm - Hai Bà Trưng - Nguyễn Thị Minh Khai, thuộc Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Cổng chính được đánh địa chỉ số 4 Phạm Ngọc Thạch. Ngoài tòa nhà chính, còn có các công trình sân thể thao, hội trường, nhà truyền thống... phục vụ vai trò trung tâm sinh hoạt của thanh niên thành phố. Đây là nơi phát động và tổ chức các phong trào như: Ánh sáng văn hóa Hè, Thanh niên tình nguyện... Nhiều câu lạc bộ thanh niên cũng nhóm họp ở đây.

Lược sửSửa đổi

Theo các nhà nghiên cứu, vị trí Nhà Văn hóa Thanh Niên nguyên xưa là đất của Trường Hương Gia Định. Sách Đại Nam nhất thống chí, phần "Tỉnh Gia Định", mô tả trường thi này như sau: Trường có "chu vi 193 trượng 6 thước (khoảng 850 m), tường cao 4 thước 5 tấc (gần 2 m), ở địa phận thôn Nghĩa Hòa, phía tây tỉnh thành, dựng từ năm Tự Đức thứ nhất (1848), xây gạch".[1]

Đầu năm 1859, quân Pháp hạ thành Gia Định. Cho rằng thành quá rộng lớn, khó đóng giữ, quân Pháp cho nổ mìn triệt hạ ngôi thành và đóng quân tại Trường thi và các đền chùa rải rác từ Bến Nghé vào đến Chợ Lớn. Đầu năm 1861, Đại đồn Chí Hòa thất thủ. Ngày 5 tháng 6 năm 1862, đại diện triều đình vua Tự Đức là Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp đã ký hòa ước với Pháp ngay ở Trường thi Gia Định.

Sau khi chiếm trọn Nam Kỳ, từ năm 1867, Pháp bắt đầu tiến hành xây dựng các công trình dân sinh trên đất Sài Gòn. Trường thi cũng bị triệt hạ để nhường chỗ cho những công trình mới. Từ năm 1878, chính quyền thực dân Pháp cho xây dựng một hệ thống tháp nước để cung cấp nước cho cư dân thành phố. Những năm cuối thế kỷ XIX, chính quyền thực dân Pháp đã đào khoảng 10 giếng, về sau tăng lên 20 giếng nằm thành hình tròn bao quanh tháp nước trung tâm[2] để tăng khả năng cấp nước cho cư dân thành phố.

Trong các giếng đó, có một giếng nằm ngay trên vùng đất của trường thi Gia Định xưa, tức Nhà văn hóa Thanh niên nay. Giếng này có đường kính khoảng trên dưới 2m, sâu khoảng gần 20m. Thành giếng có đoạn xây gạch, có đoạn là ống bêtông cốt thép. Ngoài ra, bên cạnh giếng nước, khu vực trường thi Gia Định xưa còn có hai hồ chứa nước từ giếng bơm lên, mà nhiều người đoán định đó chính là hai sân rộng vẫn còn cho đến ngày nay trong khuôn viên Nhà văn hóa Thanh niên: sân 4A có cửa nằm trên đường Phạm Ngọc Thạch và sân tennis có cửa nằm trên đường Hai Bà Trưng. Dung tích chứa nước của mỗi hồ này thời xưa là 4.000m3.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Đại Nam nhất thống chí, quyển 31: "Tỉnh Gia Định", mục Thành trì
  2. ^ Tương ứng vị trí Hồ Con Rùa ngày nay.

Tham khảoSửa đổi

Mô Tả:

Hôm nay có rất nhiều người tìm hiểu về địa chỉ

Nhà Văn hoá Thanh Niên, 4 Phạm Ngọc Thạch, Bến Nghé, Quận 1

Nếu bạn cũng đang có nhu cầu tìm đường đi đến vị trí

Nhà Văn hoá Thanh Niên, 4 Phạm Ngọc Thạch, Bến Nghé, Quận 1

thì bạn nên chú ý một số thông tin về địa chỉ ở đâu, tuyến đường xe máy, tuyến xe hơi, tuyến xe buýt cũng như các thông tin đánh giá từ những người đã đến địa chỉ

Nhà Văn hoá Thanh Niên, 4 Phạm Ngọc Thạch, Bến Nghé, Quận 1

này có chất lượng và đáng tin cậy hay không.

2 video

52 ảnh

83 ảnh

0 ảnh

183 ảnh

0 ảnh

DỊCH VỤ & TỔ CHỨC SỰ KIỆN

THỂ DỤC THỂ THAO & KỸ NĂNG THỰC HÀNH XÃ HỘI

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ/ĐỘI/NHÓM

Video liên quan

Chủ đề