Nhóm thuốc là gì

        Việc sử dụng thuốc trong thai kỳ xảy ra khá phổ biến và ngày càng tăng khi độ tuổi phụ nữ mang thai có xu hướng tăng dần. Dựa trên tra cứu phân loại FDA tại Hoa Kỳ, tại Úc và danh mục thuốc hiện có tại bệnh viện, khoa Dược bệnh viện tổng hợp các thông tin liên quan đến lợi ích và nguy cơ của việc sử dụng thuốc dành cho phụ nữ có thai, để từ đó khi tư vấn và điều trị cho phụ nữ mang thai người mẹ và bác sĩ có  quyết định tốt nhất.

Phân loại mức độ an toàn của thuốc dành cho phụ nữ có thai:

Phân loại nguy cơ

Phân loại FDA

Hoa Kỳ

Úc

Không có nguy cơ

Nhóm A

Nhóm A

Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu

Nhóm B

Nhóm B1, B2 ,B3

Có thể có nguy cơ

Nhóm C

Nhóm C

Có bằng chứng về nguy cơ

Nhóm D

Nhóm D

Chống chỉ định

Nhóm X

Nhóm X

Chưa được biết

Nhóm NA

Nhóm NA

Như vậy:

-  Thuốc nhóm A: Là loại thuốc thuộc loại an toàn cho PNCT

-  Thuốc nhóm X: Là thuốc rất có hại, tuyệt đối không dùng (tức chống chỉ định) cho PNCT

-  Thuốc nhóm B,C,D: Là các thuốc bác sĩ có thể chỉ định cho PNCT trong trường hợp cần thiết và phải cân nhắc giữa lợi ích điều trị và nguy cơ gây hại. Thuốc loại B an toàn hơn C, D nghĩa là thuốc loại C bắt buộc dùng phải cân nhắc thật kỹ hơn thuốc loại B và nếu là loại D thì tốt nhất là không nên dùng (bởi vì kế cận với mức X)

Tra cứu phân loại chi tiết xem tại đây

(Ds. Đặng Thương - Khoa Dược, vật tư - TBYT)

Công nghệ sản xuất và tiến bộ y học ngày càng phát triển đã đẩy mạnh nền công nghiệp dược tiến bộ vượt bậc. Thuốc điều trị bệnh ngày một phong phú về hoạt chất cũng như các phối hợp nhiều thành phần và đa dạng về dạng bào chế để đáp ứng hầu hết các nhu cầu điều trị hiện nay. Do có nhiều lựa chọn trong các thương hiệu, các phụ huynh sẽ băn khoăn về chất lượng thuốc giữa thuốc “rẻ” và thuốc “mắc”.

Trong lĩnh vực Dược, thuốc được chia làm hai loại: thuốc Biệt Dược và thuốc Generic

Thuốc Biệt Dược là gì?

Khi một thuốc mới được phát triển, nhà sản xuất sẽ đặt cho loại thuốc đó một cái tên nhằm chỉ ra hoạt chất của thuốc. Tên này được gọi là tên chung hoặc tên hoạt chất. Tổ chức y tế thế giới thường đặt cho thuốc tên chung xem như là tiêu chuẩn được sử dụng trên toàn thế giới.

Ngoài tên chung, thuốc mới cũng được công ty sản xuất đặt một tên biệt dược hay tên độc quyền nhằm mục đích tiếp thị. Tên biệt dược thì thường dễ nói và dễ nhớ hơn tên hoạt chất. Bệnh nhân và Bác sĩ thường biết đến thuốc mới thông qua tên biệt dược này. Ví dụ một tên thuốc biệt dược nổi tiếng là Ventolin (tên độc quyền) có tên hoạt chất là Salbutamol. Biệt dược sẽ được giữ bằng sáng chế và sản xuất độc quyền trong một khoảng thời gian theo quy định của mỗi nước. Sau khi hết hạn độc quyền, các nhà sản xuất khác có thể sản xuất thuốc này với tên thuốc gốc hoặc một tên thương mại khác.

Thuốc Generic là gì?

Thuốc Generic là bản sao của thuốc biệt dược với thành phần hoạt chất tương tự nhau. Do đó, thuốc biệt dược và thuốc Generic có tên hoạt chất và hiệu quả điều trị tương tự. Để có được sự chấp thuận cho đăng ký và bán một loại thuốc, công ty sản xuất cần phải chứng minh rằng thuốc generic có tác dụng tương tự và đáp ứng các tiêu chuẩn cao tương đương thuốc biệt dược. Do đó, quá trình phê duyệt thuốc Generic diễn ra rất nghiêm ngặt.

Chúng ta thường nói tiền nào của nấy, nghĩa là thuốc mắc là thuốc tốt. Tuy nhiên trong trường hợp của thuốc, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Thông thường, những thuốc Generic sẽ có giá thành rẻ hơn nếu so sánh với thuốc biệt dược. Theo quy định của Bộ Y tế, tiêu chuẩn chất lượng của thuốc “rẻ” (thuốc generic) khi được xét lưu hành trên thị trường phải đạt các quy định nghiêm ngặt như đối với những thuốc “đắt” (biệt dược có thương hiệu). Cần phải có những thuốc “rẻ” đạt tiêu chuẩn chất lượng nhằm đảm bảo tất cả người dân đều có cơ hội tiếp cận thuốc tốt trong việc chăm sóc sức khỏe toàn diện.

KHOA DƯỢC
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ

Mã ATC là một mã số đặt cho từng loại thuốc (theo tên chung quốc tế), được cấu tạo bởi 5 nhóm ký hiệu, ví dụ Paracetamol được mã hóa là N02B E01.

Giới thiệu chung

Với quan điểm thống nhất mã thuốc phục vụ cho công tác thống kê báo cáo và nhằm đánh giá thị trường tiêu dùng thuốc, từ năm 1981 Tổ chức Y tế thế giới đã xây dựng hệ thống phân loại thuốc theo hệ thống Giải phẫu - Ðiều trị - Hoá học (gọi tắt là hệ thống phân loại theo mã ATC) cho những thuốc đã được Tổ chức Y tế thế giới công nhận và khuyến khích các nước trên thế giới cùng sử dụng.

Trong hệ thống phân loại theo mã ATC, thuốc được phân loại theo các nhóm khác nhau dựa trên các đặc trưng: Bộ phận cơ thể hoặc hệ thống cơ quan trong đó thuốc có tác dụng, đặc tính điều trị của thuốc và nhóm công thức hóa học của thuốc. Mã ATC giúp cho các bác sĩ, dược sĩ trước khi chỉ định hoặc phân phối thuốc hiểu một cách tổng quát tác dụng của thuốc tác động vào hệ thống cơ quan trong cơ thể, tác dụng điều trị và nhóm công thức hóa học của thuốc để định hướng việc sử dụng thuốc trong điều trị cho người bệnh, tăng cường hiệu quả và tránh nhầm lẫn.

Cấu trúc mã ATC

Mã ATC là một mã số đặt cho từng loại thuốc (theo tên chung quốc tế), được cấu tạo bởi 5 nhóm ký hiệu, ví dụ Paracetamol được mã hóa là N02B E01.

Nhóm ký hiệu đầu tiên (ký hiệu giải phẫu): Ðể chỉ cơ quan trong cơ thể mà thuốc sẽ tác dụng, vì vậy gọi là mã giải phẫu. Có 14 nhóm giải phẫu, mỗi nhóm được qui định ký hiệu bằng một chữ cái tiếng Anh. Danh sách 14 nhóm ký hiệu như sau:

Nhóm ký hiệu thứ hai: Là một nhóm hai chữ số, bắt đầu từ số 01 nhằm để chỉ chi tiết hơn về giải phẫu và định hướng một phần về điều trị. Như trong nhóm các thuốc tác động trên hệ thần kinh (N) thì N01 là các thuốc tê mê, N02 là các thuốc giảm đau, hạ nhiệt, N03 là các thuốc chữa động kinh.

Nhóm ký hiệu thứ ba: Là một chữ cái bắt đầu từ chữ A, phân nhóm tác dụng điều trị/dược lý của thuốc. Ví dụ: Trong nhóm N01 thì N01A là thuốc gây mê toàn thân, N01B là thuốc gây tê tại chỗ, N02A là các thuốc nhóm opioid.

Nhóm ký hiệu thứ tư: Là một chữ cái bắt đầu từ A, phân nhóm tác dụng điều trị/dược lý/hoá học của thuốc. Ví dụ: Trong N01A là thuốc gây mê toàn thân, có N01A A là các thuốc gây mê toàn thân thuộc nhóm ether, N01A B là các thuốc gây mê toàn thân thuộc nhóm halogen, N01A F là các thuốc gây mê toàn thân thuộc nhóm bacbiturat.

Nhóm ký hiệu thứ năm: Là nhóm gồm hai chữ số bắt đầu từ 01, nhằm chỉ tên thuốc cụ thể ứng với công thức hóa học, tác dụng điều trị đối với hệ thống cơ quan cụ thể trong cơ thể. Ví dụ N02B E01 là paracetamol có công thức hóa học thuộc nhóm anilid, có tác dụng điều trị giảm đau, hạ nhiệt.

Sau đây là một ví dụ về phân loại cụ thể, liên quan tới thuốc acarbose. Qua đó thấy thể hiện cấu trúc của mã.

Nguyên tắc phân loại

Các dược phẩm được phân loại dựa trên tác dụng điều trị chính của hoạt chất, trên nguyên tắc cơ bản là chỉ có một mã ATC cho mỗi công thức thuốc.

Vì mã ATC được xếp theo tác dụng điều trị và cơ quan thuốc tác động, nên một thuốc có thể có nhiều mã ATC nếu thuốc đó có nhiều chỉ định điều trị khác nhau, hoặc có các nồng độ, các công thức điều chế với những tác dụng điều trị khác nhau rõ. Ví dụ: Prednisolon có mã C (tim mạch), D (ngoài da), R (hệ hô hấp), S (giác quan).

Một thuốc phối hợp với một thuốc khác cũng có mã riêng. Ví dụ: Prednisolon kết hợp với kháng sinh để dùng ngoài da thì cũng có mã khác.

Thuốc được bào chế trong một hỗn hợp nhiều thành phần cũng có mã riêng. Ðiều đó giúp cho các thầy thuốc có định hướng chi tiết hơn khi sử dụng.

Những thuốc hỗn hợp nhiều thành phần được mã hóa theo tác dụng chủ yếu, nhưng mã thứ năm của thuốc thường xếp từ 50 trở đi.


Nguồn tham khảo:

//www.dieutri.vn/vandeduoc/25-8-2013/S4536/Phan-loai-thuoc-theo-ma-giai-phau-dieu-tri-hoa-hoc.htm#ixzz3lylMCBrp

//www.tph.vn/benh_vien_nhi_thanh_hoa/index.php?option=com_content&view=article&id=254%3Atng-quan-v-ma-atc&catid=3%3Anganh-y-te&Itemid=14&lang=vi

Tin mới hơn:

Tin cũ hơn:

Video liên quan

Chủ đề