Nhu cầu mua sắm online của giới trẻ

Thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết, giúp người dùng thuận tiện mua sắm và doanh nghiệp duy trì kinh doanh trong lúc dịch bệnh căng thẳng. Lĩnh vực này đã ghi nhận mức tăng trưởng cao trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp.

Nhu cầu mua sắm online của giới trẻ

TMĐT trở thành điểm sáng của nền kinh tế và hỗ trợ người dân Việt ở nhiều khía cạnh

Bắt đầu từ những thói quen mua sắm buộc phải thay đổi trong năm 2021

Đại dịch rõ ràng đã thúc đẩy hành vi của người dùng trên nền tảng kỹ thuật số và khuyến khích việc mua sắm trên các sàn TMĐT. Đại dịch đã khiến sàn TMĐT trở thành người bạn đồng hành thân thiết, kênh mua sắm thuận tiện và an toàn cho người dùng, đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội.

Chia sẻ với phóng viên, chị My, 26 tuổi, nhân viên văn phòng, sống tại Hà Nội cho biết, đại dịch Covid-19 đã khiến việc mua sắm trực tiếp nhu yếu phẩm tại các cửa hàng bị hạn chế, vì vậy chị đã lựa chọn mua hàng trên các sàn TMĐT. “Kể cả khi tình hình dịch bệnh đã dần được kiểm soát, tôi cũng vẫn lựa chọn mua hàng qua TMĐT. Thực chất, vì đây đã trở thành thói quen, vừa tiện lợi lại nhanh chóng”.

Trong khi đó, anh Hùng, 29 tuổi, một người kinh doanh tự do tại Hà Nội cho rằng, Covid-19 chỉ phần nào thay đổi thói quen mua sắm của anh. “Do hạn chế ra ngoài nên tôi cũng dần làm quen với việc mua sắm trên TMĐT. Có thể sau khi dịch kết thúc, tôi vẫn sẽ duy trì thói quen này. TMĐT khá tiện lợi, giúp tôi và gia đình hạn chế tiếp xúc nhiều người. Một trong những sàn tôi thường mua sắm là Lazada, vì họ ship nhanh, nhiều mã giảm giá và thanh toán dễ dàng!”.

Không chỉ anh Hùng hay chị My, ông Trần Hoàng Minh tại An Giang cũng cho hay, đợt dịch thứ 4 vừa rồi khiến việc đi lại tại đây gặp nhiều khó khăn. “Thế nên gia đình tôi bắt đầu lựa chọn các sàn TMĐT. Sau một thời gian, chúng tôi đã quen với việc đặt hàng online và duy trì việc này”.

Nhu cầu mua sắm online của giới trẻ

Lazada mang đến nhiều chương trình ưu đãi hỗ trợ người dân mua sắm

Trở thành điểm sáng trong "cơn bão" Covid-19

Theo báo cáo SYNC Đông Nam Á 2021 của Facebook và Bain & Company, tại Việt Nam, cứ 7 trong số 10 người tiêu dùng đã được tiếp cận kỹ thuật số. Điều đó đồng nghĩa với việc cả nước sẽ có 53 triệu người tiêu dùng số vào cuối năm 2021. Việt Nam cũng được kỳ vọng là thị trường tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa TMĐT ước đạt 56 tỉ USD vào năm 2026.

Nhu cầu mua sắm online của giới trẻ

Biểu đồ quy mô thị trường TMĐT Việt Nam giai đoạn 2017-2025

Trong năm qua, số danh mục hàng hóa mà người dùng Việt mua sắm trực tuyến tăng 50%. Số gian hàng online tăng 40%, kéo theo mức tăng 1,5 lần tổng chi tiêu bán lẻ trực tuyến trên cả nước so với năm 2020. Những con số này đã chứng tỏ sự phát triển về quy mô và tầm quan trọng của TMĐT với người dùng.

Tại thị trường TMĐT Việt Nam, một trong những cái tên đáng chú ý chính là Lazada. Trong lễ hội mua sắm 12.12 vừa qua, doanh thu toàn sàn và số lượng đơn đặt hàng tăng gấp 2 lần. Đặc biệt, số lượng nhà bán hàng tham gia vào Lễ hội này tăng gấp 2,5 lần. Điều này chứng tỏ TMĐT đã trở thành kênh kinh doanh quan trọng, giúp các nhà bán hàng phục hồi kinh doanh.

Cùng người dùng chuẩn bị để mở ra Tết mới

Dù không khí Tết chưa “rộn ràng” trên những con ngõ, các khu chợ truyền thống, song lại vô cùng nhộn nhịp trên các sàn TMĐT năm nay. Người tiêu dùng bắt đầu mua sắm các vật dụng trang hoàng nhà cửa, nâng cấp thiết bị để chuẩn bị cho Tết cổ truyền.

Không nằm ngoài xu hướng đấy, trong 2 ngày đầu tiên của Lễ hội mua sắm “Tết mới, Sale to”, tỷ lệ tăng trưởng của ngành hàng Chăm sóc Sức khỏe trên Lazada đã tăng 2,5 lần. Ngành hàng Nhà cửa và Đời sống ghi nhận mức tăng trưởng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, song song đó sức mua các sản phẩm nội thất và vật dụng nhà bếp cũng gia tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu tân trang nhà cửa chuẩn bị đón Tết.

Với thông điệp “Mở Lazada, Mở ra Tết mới”, xuyên suốt 10 ngày diễn ra Lễ hội mua sắm Tết, người tiêu dùng sẽ an tâm mua sắm hàng triệu sản phẩm với ưu đãi giảm giá lên đến 50%, tận hưởng miễn phí giao hàng, voucher giảm giá cũng như hòa mình vào loạt hoạt động mua sắm kết hợp giải trí đặc sắc. Từ đó, cùng mở ra năm 2022 “bình thường mới” với nhiều điều tốt đẹp hơn.

Nhu cầu mua sắm online của giới trẻ

Lễ hội mua sắm “Tết mới, Sale to” mang đến người dùng nhiều ưu đãi để đón Tết mới

Ông James Dong, Tổng giám đốc Lazada Việt Nam và Thái Lan chia sẻ, với Lễ hội mua sắm Tết “Tết mới, Sale to”, Lazada tiếp tục trở thành nơi mua sắm đáng tin cậy và mở ra niềm vui mới cho người tiêu dùng trên cả nước: “Thông qua các ưu đãi hấp dẫn về giá, sản phẩm đa dạng và tăng cường miễn phí giao hàng, người dùng có thể an tâm mua sắm cho bản thân và gia đình trong dịp Tết Nguyên đán gần kề. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các thương hiệu và nhà bán hàng thúc đẩy kinh doanh, khởi đầu cho một năm 2022 với nhiều thành công và bước tiến mới cùng Lazada”.

Nếu như bạn đang quan tâm tới thói quen mua sắm, giải trí của giới trẻ thì không thể bỏ qua những nội dung dưới đây. Cùng khám phá những đặc điểm của hành vi người tiêu dùng trẻ Việt Nam trong thời kỳ hiện đại.

Nhu cầu mua sắm online của giới trẻ

Người tiêu dùng trẻ Việt Nam có thói quen mua sắm khác biệt so với thế hệ trước.

1. Tổng quan bức tranh chân dung người tiêu dùng trẻ tại Việt Nam (Gen Z, Y/Millennial)

Chân dung người tiêu dùng trẻ tại Việt Nam đề cập đến hai nhóm đối tượng là Gen Z và Millennial. Đây là những nhóm đã và đang bước vào độ tuổi lao động chính trong xã hội.

Gen Y là lực lượng lao động chủ chốt của nền kinh tế. Họ có sự hiểu biết về công nghệ thông tin hiện đại và sở hữu nhiều của cải trong xã hội. Đặc trưng của thế hệ này nằm ở khả năng linh hoạt trong công việc, dễ nắm bắt được các công nghệ mới nhất.

Nhắc đến Gen Z là nhắc đến thế hệ những người trẻ năng động, sáng tạo. Họ được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin từ khắp mọi nơi nên vốn hiểu biết vô cùng phong phú. Gen Z đặc biệt coi trọng các cơ hội phát triển cá nhân và luôn mong đợi sự công nhận.

Tóm lại, Gen Z hay Millennial sẽ có những đặc trưng riêng biệt. Người làm Marketing phải nghiên cứu thật kỹ hành vi tiêu dùng của từng đối tượng để đưa ra định hướng truyền thông phù hợp.

2. Đặc điểm hành vi người tiêu dùng trẻ Việt Nam

Cùng điểm qua những đặc điểm thường gặp khi nghiên cứu hành vi người tiêu dùng trẻ Việt Nam.

2.1 Chi tiêu phóng khoáng hơn

Có thể thấy rằng người tiêu dùng trẻ Việt Nam có xu hướng chi tiêu phóng khoáng hơn. Họ không tiết kiệm nhiều như thế hệ trước mà tập trung vào làm việc và hưởng thụ cuộc sống. Mức độ chịu chi của giới trẻ là một trong những điều kiện giúp cho nền kinh tế có bước đà tăng trưởng trong nhiều năm trở lại đây.

Nhu cầu mua sắm online của giới trẻ

Xu hướng mua trả góp đang ngày một tăng cao trong thói quen tiêu dùng của người trẻ.

2.2 Xu hướng mua trả góp tăng cao

Một điểm khác biệt lớn trong hành vi tiêu dùng của người trẻ chính là sự gia tăng của các khoản trả góp. Các bạn trẻ có thể sở hữu được những tài sản nằm ngoài khả năng tài chính của bản thân. Họ lựa chọn sử dụng thẻ tín dụng, trả góp thay vì vay mượn tiền của gia đình, bạn bè. Điều này giúp họ chi tiêu thoải mái hơn. Đồng thời, các khoản nợ này cũng tạo động lực cho người trẻ làm việc chăm chỉ.

Tuy nhiên, xu hướng mua trả góp tăng cao cũng là một điều đáng quan ngại. Sự thoải mái của các dịch vụ trả góp khiến cho người trẻ dễ rơi vào vòng tròn nợ nần. Do đó, các bạn trẻ cần xác định được khả năng chi trả của mình đối với các khoản vay nợ tín dụng để không gặp phải các rủi ro tài chính.

2.3 Yêu thích đồ dùng Secondhand

Trong nhiều năm trở lại đây, Secondhand đã trở thành xu hướng thời trang được ưa chuộng trên khắp thế giới. Không khó để bắt gặp những cửa hàng quần áo mang phong cách này trên các con phố sầm uất. Và cũng có rất nhiều hội chợ trao đổi quần áo được diễn ra hàng tháng do Gen Z tổ chức thu hút đông đảo các bạn trẻ tham gia.

Có thể thấy rằng Secondhand không chỉ là một làn sóng lướt qua mà đã trở thành một phong cách thời trang được giới trẻ ưa chuộng. Việc mua sắm quần áo đã qua sử dụng giúp người tiêu dùng tiết kiệm được một khoản chi phí không hề nhỏ.

3. 5 thói quen trong hành vi người tiêu dùng trẻ tại Việt Nam

Những điểm đặc trưng trong hành vi người tiêu dùng trẻ Việt Nam giai đoạn hiện nay.

3.1 Thói quen và hành vi ăn uống

Dù ở bất kỳ giai đoạn nào thì ẩm thực đường phố vẫn luôn có vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng Việt Nam. Bởi tính chất chế biến nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo được hương vị thơm ngon.

Mỗi độ tuổi lại có những sở thích ăn uống khác nhau. Đối với thế hệ trẻ, việc đánh giá một quán ăn không chỉ dừng lại ở hương vị mà còn có nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như những nhà hàng có không gian đẹp, hiện đại luôn được lòng các bạn trẻ hơn là những địa chỉ có thiết kế đơn điệu.

Trong nhịp sống tất bật của cuộc sống hiện đại, người tiêu dùng trẻ tại Việt Nam ưa chuộng dịch vụ Take away hay giao đồ ăn tận nơi hơn. Họ không có đủ thời gian để di chuyển tới các địa điểm ăn uống trong một tiếng nghỉ trưa ít ỏi. Điều này đã giúp cho các dịch vụ giao đồ ăn phát triển thần tốc chỉ trong một thời gian ngắn.

Nhu cầu mua sắm online của giới trẻ

Mô hình đồ uống Take away ngày càng được giới trẻ ưa thích.

3.2 Thói quen và hành vi mua sắm

Khác với thế hệ trước, người tiêu dùng trẻ Việt Nam ưa chuộng việc mua sắm trực tuyến hơn bao giờ hết. Sự tiện lợi của thương mại điện tử đã giúp khách hàng có thể mua sắm ở bất kỳ đâu chỉ với một chiếc điện thoại. Bên cạnh đó, người tiêu dùng còn có thể tham khảo đánh giá của người mua trước để quyết định có mua sản phẩm đó hay không.

Ngoài ra, người tiêu dùng trẻ Việt Nam cũng dành nhiều thời gian để mua sắm trên mạng xã hội. Các nền tảng mạng xã hội cho phép người bán tương tác với người bán để đặt hàng và sản phẩm sẽ được giao đến tận nơi.

Tuy nhiên, một bộ phận người trẻ vẫn thích lui tới các trung tâm thương mại để mua sắm. Tại đó họ có thể thỏa thích lựa chọn những món đồ phù hợp với phong cách của mình.

Nhu cầu mua sắm online của giới trẻ

Phần lớn khách hàng của các sàn thương mại điện tử là giới trẻ.

3.3 Phong cách thời trang

Phong cách thời trang của giới trẻ là một bức tranh đầy màu sắc. Khả năng sáng tạo không biên giới của Gen Z, Millennial đã tạo nên những trường phái thời trang đáng ngạc nhiên. Việc phối hợp nhiều phong cách khác nhau khiến cho người trẻ lúc nào cũng tràn đầy nhựa sống. Hôm nay họ hóa thân thành nàng thơ Vintage, ngày mai lại vô cùng năng động với Rock n Roll cũng không có gì đáng ngạc nhiên.

Gu thời trang biến hóa từng ngày của giới trẻ là cơ hội để các thương hiệu đa dạng hóa sản phẩm của mình. Tuy nhiên, đó cũng là một thách thức nếu như doanh nghiệp không biết cách nắm bắt đúng thời điểm.

Nhu cầu mua sắm online của giới trẻ

Sân chơi thời trang của người trẻ luôn biến động không ngừng.

3.4 Thói quen và hành vi giải trí

Thói quen và hành vi giải trí của người trẻ Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi trong nhiều thập kỷ qua. Họ không nhất thiết phải đi ra ngoài để tham gia vào các hoạt động mới gọi là giải trí. Thay vào đó, nhiều người lựa chọn thư giãn bằng cách xem phim truyền hình, nghe nhạc ngay trong nhà mình.

Nhu cầu mua sắm online của giới trẻ

Không ít người trẻ dành phần lớn thời gian rảnh để xem phim trên các nền tảng trực tuyến.

3.5 Thói quen và hành vi du lịch

Nếu như thế hệ trước ưa thích du lịch nghỉ dưỡng thì Gen Z, Millennial lại thích du lịch trải nghiệm. Trong các chuyến đi của mình, người trẻ lựa chọn các dịch vụ tiết kiệm chi phí nhưng được tiếp xúc gần gũi nhất với nền văn hóa của địa phương. Họ lựa chọn lưu trú tại các Homestay hay Airbnb để có cơ hội trải nghiệm cuộc sống như người bản xứ.

Nhu cầu mua sắm online của giới trẻ

Giới trẻ ưa thích du lịch trải nghiệm cuộc sống như người dân địa phương.

Trên đây là những thói quen tiêu dùng của người trẻ Việt Nam trong thời hiện đại. Doanh nghiệp nên biết cách tận dụng những kết quả nghiên cứu này để tạo ra những chiến dịch thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu.

Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook để ủng hộ đội ngũ viết bài của Mắt Bão nhé!