Những đối tượng được tiêm vaccine covid

Theo Quyết định 2995/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/6/2021 về việc Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19, người được tiêm chủng được phân làm 4 nhóm: (1) Nhóm đủ điều kiện tiêm chủng; (2) Nhóm thận trọng tiêm chủng; (3) Nhóm trì hoãn tiêm chủng và (4) Nhóm chống chỉ định tiêm chủng.

Nhóm 1: Các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng

Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vắc-xin. Vắc-xin phòng COVID-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên.

Không thuộc các đối tượng được quy định tại nhóm 2, 3 và 4.

Nhóm 2: Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng

Các đối tượng sau phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu:

- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.

- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

- Người trên 65 tuổi.

- Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

- Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:

+ Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút.

+ Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg.

+ Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% (nếu có).

Lưu ý: do chiến dịch tổ chức tại các điểm tiêm tại cộng đồng nên người trên 65 tuổi sẽ hoãn tiêm chờ các đợt tiêm chủng tiếp theo.

Nhóm 3: Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng

- Đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.

- Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù, …

- Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.

- Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.

- Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Nhóm 4: Chống chỉ định

- Tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào.

- Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

Tải file tại đây!

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC)

Thiết kế: Thiên Hồng - Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y dược TP.HCM

Tiêm vắc xin là giải pháp đề phòng bệnh tốt nhất trong thời dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành phức tạp. Chính phủ đã có các quyết định về các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19. Mọi người dân cần nắm rõ thông tin này để biết được mình thuộc nhóm đối tượng nào, có được ưu tiên tiêm vắc xin thời điểm này hay không.

1. Tại sao cần tiêm vắc xin

Vắc xin COVID-19 có lẽ là cụm từ nóng nhất trong thời điểm này. Tất cả mọi thông tin xoay quanh đều được mọi người quan tâm. Nước ta cũng như các nước trên thế giới đều đang trong giai đoạn phổ biến vắc xin đến cộng đồng. Ý nghĩa của việc này là gì?

Tạo miễn dịch cộng đồng

Vắc xin COVID-19 được tiêm cho những người từ 18 tuổi trở lên. Không thể khẳng định 100% rằng người đã tiêm vắc xin thì không có nguy cơ mắc COVID-19. Nhưng khi đưa vắc xin vào người, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại sự tấn công mạnh của virus. Điều này giúp cơ thể mỗi người có sức chống chịu tốt hơn, không mắc bệnh nghiêm trọng và ít biến chứng, dễ dàng điều trị hơn nếu chẳng may nhiễm bệnh. Việc phổ biến tiêm vắc xin rộng rãi đến toàn thể người dân là cách mà ngành y tế đang nỗ lực để tạo hệ thống miễn dịch toàn cộng đồng, chống lại COVID-19.

Vắc xin COVID-19 AstraZeneca là loại vắc xin đầu tiên được nhập về Việt Nam

Những loại vắc xin phổ biến đang được tiêm rộng rãi

Hiện nay, Việt Nam đang cho phép nhập khẩu và lưu hành 6 loại vắc xin tại nước ta. Đó là:

  • Vắc xin AstraZeneca nhập từ Anh Quốc.

  • Vắc xin Comirnaty của Pfizer/BioNTech (Mỹ).

  • Vắc xin Spikevax (Moderna) do Mỹ viện trợ.

  • Vắc xin Gam-COVID-Vac (Viện Nghiên cứu Gamaleya - Nga).

  • Vắc xin Vero Cell của Sinopharm (Trung Quốc).

  • Vắc xin Janssen do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Vắc xin Janssen Biologics B.V (Hà Lan). Hiện vắc xin này đã được Việt Nam cấp phép nhưng chưa được nhập khẩu và lưu hành tại nước ta.

Các loại vắc xin nói trên đều đã được kiểm định và lưu thông rộng rãi tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam bắt đầu tiến hành tiêm vắc xin cho các đối tượng được ưu tiên từ đầu năm. Hiện nay, vẫn đang tiến hành tiêm vắc xin rộng rãi trên toàn quốc và ưu tiên hàng đầu cho các nhóm đối tượng thuộc tuyến đầu chống dịch và các địa phương đang có dịch.

Việt Nam hiện đang nhập và lưu hành 4 loại vắc xin COVID-19

2. Các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19

Ngay từ khi xây dựng kế hoạch cho tiêm vắc xin tại nước ta, Chính phủ đã có các quy định rõ ràng về các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19. Trong đó, ưu tiên hàng đầu cho lực lượng thuộc tuyến đầu chống dịch và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Các nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19

Theo thông báo mới nhất đến tháng 7/2021, các đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin như sau:

(1) Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế công và tư nhân.

(2) Lực lượng tham gia trực tiếp vào các Ban chỉ đạo phòng chống dịch Trung ương và các cấp, bao gồm cả lực lượng y tế và những lực lượng tham gia quá trình truy vết, điều tra dịch tễ, các tình nguyện viên tham gia phòng chống dịch, các phóng viên, nhà báo tham gia đưa tin về vùng dịch,…).

(3) Lực lượng cán bộ, chiến sĩ trong quân đội.

(4) Lực lượng công an nhân dân.

(5) Đội ngũ các cán bộ, nhân viên làm công tác ngoại giao của Chính phủ, những người làm nhiệm vụ tại các lãnh sự quán, các tổ chức quốc tế cộng đồng tại Việt Nam.

(6) Lực lượng hải quan, những cán bộ làm công tác nhập cảnh.

(7) Đội ngũ những người làm trong các ngành cung cấp dịch vụ thiết yếu cho xã hội như: vận tải, hàng không, dịch vụ điện nước, du lịch,…

(8) Đội ngũ các giáo viên, học sinh, sinh viên các trường đại học, các cơ sở giáo dục đào tạo; đội ngũ các bác sĩ trẻ, những người làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.

(9) Đối tượng là người trên 65 tuổi hoặc những người mắc bệnh mãn tính.

(10) Ưu tiên người dân tại các vùng có dịch.

(11) Các đối tượng chính sách xã hội và người nghèo.

(12) Những người có nhiệm vụ được cử đi làm việc, công tác tại nước ngoài hoặc những người có nhu cầu xuất cảnh học tập hoặc lao động tại nước ngoài. Các chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.

(13) Những người làm việc tại các khu công nghiệp đông đúc, công nhân lao động các khu chế xuất, các doanh nghiệp vận tải,… Và những người làm việc trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ, tiếp xúc với nhiều người: dịch vụ chăm sóc sức khỏe, ăn uống, buôn bán, xây dựng, du lịch,…

(14) Các chức sắc, chức việc của các tổ chức tôn giáo.

(15) Người lao động tự do.

(16) Các đối tượng khác được nêu rõ trong Quy định của Bộ Y tế.

Cho đến nay, phần lớn các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 quan trọng hàng đầu đã được tiêm tương đối đầy đủ. Vắc xin đang tiếp tục được nhập về nước và phổ biến trên toàn quốc. Trong đó, thứ tự ưu tiên vẫn như trên. Và đặc biệt là ưu tiên tiêm vắc xin cho nhân dân các vùng có dịch.

Nhân viên y tế thuộc các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19

Các nhóm tỉnh thành được ưu tiên vắc xin COVID-19

Ngoài các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 thì hiện nay, Chính phủ cũng thông báo có 4 nhóm tỉnh, thành phố được ưu tiên sử dụng vắc xin phòng virus SARS-CoV-2. Đó là:

  1. Các tỉnh, thành phố của Việt Nam đang có dịch COVID-19 bùng phát mạnh, ưu tiên tiêm cho các đối tượng thuộc vùng dịch trước.

  2. Các tỉnh, thành phố là vùng kinh tế trọng điểm quan trọng của nước ta hoặc những vùng đang thí điểm các đề án phát triển kinh tế quan trọng do Chính phủ lựa chọn.

  3. Các tỉnh, thành phố đang vận hành nhiều khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất có lượng công nhân lớn.

  4. Các tỉnh, thành phố giáp biên giới, có cửa khẩu quốc tế.

Những nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 sẽ được tiêm trước

3. Cách đăng ký tiêm vắc xin COVID-19

Ngày 10/7, Bộ Y tế đã thông báo chương trình phát động chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 trên quy mô toàn quốc. Mục tiêu từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022 sẽ có 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin COVID-19. Trong quý I/2022, mục tiêu đạt trên 70% dân số cả nước được tiêm vắc xin COVID-19. Để đăng ký tiêm vắc xin, các bạn có thể đăng ký theo 3 cách sau:

  • Đăng ký trên website: tiemchungcovid19.gov.vn.

  • Đăng ký qua app Sổ sức khỏe điện tử (Link: hssk.kcb.vn).

  • Đăng ký tiêm vắc xin COVID-19 bằng mẫu giấy gửi UBND xã, phường, thị trấn nơi bạn đang cư trú.

Nếu bạn không thuộc các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19, hãy đăng ký ngay theo 3 cách trên đây để được đưa vào danh sách và triển khai theo quy định nhé.

Ngày 18/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1624/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19  của AstraZeneca. Theo đó, hướng dẫn này quy định các đối tượng đủ điều kiện tiêm và không nên tiêm.

Quyết định này theo đề nghị của Hội đồng chuyên môn xây dựng hướng dẫn tạm thời quy trình khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca tại cuộc họp nghiệm thu hướng dẫn ngày 17/3.

Tiêm vaccine COVID-19 cho cán bộ y tế.

Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca để nhằm phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Theo đó, các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là người từ 18 tuổi trở lên, không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vaccine.

Ngoài ra, có 9 đối tượng trì hoãn tiêm chủng, gồm: Người đang mắc bệnh cấp tính; phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ; những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù; người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị; người trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh COVID-19; tiêm vaccine khác trong vòng 14 ngày trước; người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; người trên 65 tuổi; người bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.

Tại hướng dẫn này cũng quy định 4 đối tượng cần thận trọng tiêm chủng. Cụ thể các đối tượng (như: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống (Mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút; huyết áp tăng hoặt giảm, nhịp thở trên 25 lần/phút …) phải được khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh. Đặc biệt, chống chỉ định với người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên tại lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vaccine.

Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca có hiệu lực từ ngày 18/3 và được áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng nhà nước và tư nhân trên cả nước.

Trước khi tiêm, cán bộ tiêm chủng phải hỏi kỹ tiền sử bệnh. Cụ thể là tình trạng sức khỏe hiện tại để phát hiện các bệnh cấp tính mà người tiêm đang mắc, trong đó đặc biệt lưu ý với người đang sử dụng kháng sinh, thuốc kháng nấm, thuốc điều trị HIV (bằng thuốc ARV).

Cùng với đó, trong quá trình khám sàng lọc, nhân viên y tế cần hỏi về tiền sử tiêm vaccine phòng COVID-19; tiền sử tiêm vaccine khác trong 14 ngày qua; tiền sử điều trị khỏi vaccine COVID-19  tiền sử suy giảm miễn dịch, ung thư, đang dùng thuốc corticoid, ức chế, miễn dịch; tiền sử bệnh nền; tiền sử rối loạn đông máu, cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông hoặc người đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Cũng theo hướng dẫn này, các vaccine phòng COVID-19 không thay thế được cho nhau nên cán bộ tiêm chủng cần khai thác chính xác loại vaccine và thời gian đã tiêm vaccine của người chuẩn bị tiêm phòng. 

Ngoài ra, nhân viên y tế cần phải hỏi về tiền sử dị ứng của người chuẩn bị tiêm phòng, đó là tiền sử bệnh dị ứng của cá nhân (như: Viêm mũi dị ứng, hen phế quản...); tiền sử bệnh dị ứng của gia đình (như: Bố, mẹ, con, anh chị em ruột...); các loại dị nguyên đã gây dị ứng (như: Côn trùng, thực phẩm, phấn hoa, bụi nhà, hóa chất, mỹ phẩm, dược phẩm...); tiền sử dị ứng nặng, bao gồm phản vệ và tiền sử dị ứng với vaccine và bất kỳ thành phần nào của vaccine…

Hướng dẫn này cũng yêu cầu nhân viên y tế khám sàng lọc phải được tập huấn chuyên môn về khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Sau khi khám sàng lọc, đối tượng nào nếu đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được tư vấn và ký giấy cam kết đồng ý tiêm chủng.

Thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia sáng 18/3 cho hay, đã có thêm 3.359 người được tiêm vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 trong ngày 17/3.

Như vậy, tổng cộng đã thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 24.054 người từ ngày 8-17/3. Họ là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

Theo ncov.moh.gov.vn

Video liên quan

Chủ đề