Những năm gần đây ở địa phương Khoái Châu Hưng Yên có một số cây trồng giá trị xuất khẩu là

Thứ năm, 24/10/2019 - 15:10 PM

Năm 2019, toàn huyện Khoái Châu trồng 905 ha chuối, trong đó có 405 ha chuối tiêu hồng. Đặc biệt, tại hai xã Đại Tập và Tân Châu, cây chuối đang được người dân sản xuất theo hướng VietGAP. Tại địa phương này, cây chuối tiêu hồng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng nhãn hiệu tập thể.

Những năm gần đây ở địa phương Khoái Châu Hưng Yên có một số cây trồng giá trị xuất khẩu là
Dù vẫn mang lại giá trị kinh tế nhưng nhiều người dân Hưng Yên đã kém mặn mà với cây chuối.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Tập cho biết, khoảng 2 năm trở lại đây, giá cả bấp bênh, năm được năm mất, người dân đã không còn mặn mà với cây chuối.

Toàn tỉnh Hưng Yên có trên 2.000 ha chuối, tập trung chủ yếu tại thành phố Hưng Yên, các huyện Kim Động và Khoái Châu. Những năm qua, diện tích trồng chuối tại Hưng Yên liên tục mở rộng. Thậm chí, nhiều hộ dân còn bủa đi khắp các tỉnh thuê đất để trồng chuối.

Ông Nguyễn Văn Lợi, Giám đốc HTX DVNN Đại Tập cho biết, toàn xã hiện trồng khoảng 180 ha chuối, chủ yếu là giống tiêu hồng.

Ông Lợi nhẩm tính, mỗi năm, xã Đại Tập xuất ra thị trường khoảng 6.000 tấn chuối tươi. Nhưng hỏi về điểm đến, đường đi của quả chuối quê mình, cả ông Tuấn, ông Lợi đều lắc đầu.

Theo ông Lợi, dù trồng ra rất nhiều, sản xuất bài bản nhưng đầu ra vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Lãnh đạo xã chỉ phong phanh rằng, chuối quê mình xuất đi Trung Quốc. Còn ai nhập, xuất đi bằng đường nào thì… chịu!

Ông Tuấn thì cho biết, đến vụ, thương lái từ khắp nơi kìn kìn đánh ô tô về thu mua. Toàn bộ hoạt động này xã không kiểm soát, cũng không ai thông qua chính quyền nên không nắm được.

Chỉ khi nhà báo hỏi sản lượng, ông Tuấn mới rút điện thoại tính nhanh với công thức năng suất x diện tích.

Những năm gần đây ở địa phương Khoái Châu Hưng Yên có một số cây trồng giá trị xuất khẩu là
Người trồng luôn bị thương lái ép giá.

Khoảng 2 năm nay, chuối bán đi chậm hơn, rẻ hơn, mà theo thương lái giải thích thì do "Trung Quốc nhập ít hơn". Về nguyên nhân sâu xa, ông Lợi cho rằng, người dân hiện nay vẫn trồng tự phát.

Nói là không mặn mà, nhưng trên thực tế, nhiều hộ vẫn đang chuyển đổi từ lúa sang chuối. Những hộ trồng lâu thì lại chuyển dần từ chuối sang cam Vinh, bưởi Diễn, bưởi đỏ Tân Lạc.

Ông Nguyễn Văn An, thôn Ninh Tập (xã Đại Tập) cho biết, gia đình có kinh nghiệm hơn 10 năm trồng chuối. Nhờ có cây chuối, ông xây được nhà cao cửa rộng, con cái học hành tử tế. Nhưng 2 năm nay thì…

Khi còn hoàng kim, có những vụ, ông bán chuối cho thương lái với giá 13 nghìn đồng/kg, thu về cả tỷ bạc. Nhưng mấy vụ gần đây, giá chuối có khi chạm đáy, 4,5 nghìn đồng/kg chuối tây, 1,5 nghìn đồng/kg chuối tiêu hồng. Giá thấp, nhưng nhiều khi ông và vợ vẫn ngồi ngóng thương lái về thu mua, mong vớt vát được tiền công.

"Vụ này, nếu chuối còn tiếp tục rớt giá, chắc chắn gia đình tôi sẽ tiếp tục chuyển đổi sang các giống khác. Có thể là chuối tiến vua, hoặc trồng tiếp cam, bưởi", ông An chia sẻ.

Tìm đường xuất khẩu

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành kế hoạch ứng dụng hệ thống/tiêu chuẩn OTAS trong quản lý và cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu.

Ông Nguyễn Văn Cương, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật HưngYên cho biết, từ năm 2020, sẽ chuẩn hóa dữ liệu vùng trồng để quản lý và cấp mã số vùng trồng, hướng tới xuất khẩu. Các thị trường nông sản Hưng Yên nhắm tới là Mỹ, Úc, Châu Âu, đặc biệt là Trung Quốc.

Những năm gần đây ở địa phương Khoái Châu Hưng Yên có một số cây trồng giá trị xuất khẩu là
Một số hộ dân ở xã Đại Tập đã dần chuyển sang trồng xen canh các loại cây có múi.

Tỉnh Hưng Yên giao Sở NN-PTNT phối hợp với Cục Bảo vệ Thực vật áp dụng việc quản lý và cấp mã số vùng trồng theo kế hoạch; phối hợp với các địa phương lập danh sách các hộ dân được cấp mã số để theo dõi, đánh giá.

Về phương án xuất khẩu, hai Sở NN-PTNT, Công thương được giao nhiệm vụ thông tin, phổ biến tại các vùng được cấp mã số vùng trồng để thuận lợi thu mua, sơ chế xuất khẩu. Đặc biệt, tìm đường xúc tiến thương mại, liên kết với các thị trường tiềm năng để thúc đẩy xuất khẩu.

Theo kế hoạch, năm 2020, tỉnh Hưng Yên sẽ rà soát, cấp mới 2 mã số vùng trồng với cây chuối, với diện tích 17ha. Từ đó, quả chuối Hưng Yên có thể đáp xuất khẩu vào Trung Quốc theo con đường chính ngạch.

Theo ông Cường, đơn vị sẽ phối hợp với ngành Công thương, tìm hiểu các yêu cầu từ phía thị trường Trung Quốc.

Những năm gần đây ở địa phương Khoái Châu Hưng Yên có một số cây trồng giá trị xuất khẩu là
Ông Nguyễn Văn An, thôn Ninh Tập, xã Đại Tập nói về cây chuối với vẻ mặt đầy tâm tư.

Hằng năm, sản lượng chuối của huyện Khoái Châu luôn đạt trên 40 nghìn tấn/năm. Tuy nhiên, chủ yếu tiêu thụ nội địa, lượng xuất khẩu vô cùng ít ỏi.

Theo đó, mỗi năm chỉ có khoảng 7 nghìn tấn chuối bán được sang Trung Quốc thông qua các thương lái. 1 nghìn tấn xuất sang các nước khác như Malaysia, Iran, Ai cập, Nga… thông qua một số doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Nguyễn Văn Đạt, Trưởng phòng NN-PTNT Khoái Châu cho biết, đầu ra cho cây chuối vẫn là bài toán khó. Thị trường tiêu thụ không ổn định, nhất là thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc, người dân bị các thương lái ép giá.

Không chỉ bán củ tươi, những năm gần đây, người trồng nghệ huyện Khoái Châu (Hưng Yên) còn đẩy mạnh việc chế biến các sản phẩm từ củ nghệ để nâng cao giá trị kinh tế.

Những năm gần đây ở địa phương Khoái Châu Hưng Yên có một số cây trồng giá trị xuất khẩu là

Nông dân xã Đại Hưng (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) đào thu hoạch củ nghệ

Nhộn nhịp thu hoạch củ nghệ

Về xã Chí Tân, từ trên đường đê nhìn xuống bao phủ một màu xanh bạt ngàn của nghệ. Khắp trong đồng, ngoài bãi, người dân đang khẩn trương thu hoạch những lứa nghệ đầu tiên. 

Năm nay, diện tích trồng cây nghệ của xã đạt hơn 440 mẫu, là xã có diện tích trồng nghệ lớn nhất của huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên). Mặc dù thời tiết năm nay diễn biến phức tạp, nhưng nhờ có kinh nghiệm thâm canh, kết hợp với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc nên năng suất nghệ của nông dân trong xã vẫn đạt khoảng 1 tấn/sào. 

Đồng chí Nguyễn Văn Tình, Phó Chủ tịch UBND xã Chí Tân cho biết: “Chí Tân là địa phương nằm ven đê sông Hồng, đất canh tác phần lớn là pha cát, không phù hợp thâm canh lúa nước nhưng rất thích hợp với trồng cây nghệ vàng. Khai thác đặc tính thổ nhưỡng này, trước đây người dân địa phương đã chọn nghệ là cây trồng chính tạo nguồn thu, phát triển kinh tế gia đình...".

Hiện nay hơn 80% số hộ trên địa bàn xã Chí Tân trồng nghệ, cây nghệ trở thành cây trồng chính, có giá trị hàng hóa ngày càng cao giúp nhiều người dân làm giàu. 

Bà Nguyễn Thị Sâm ở thôn Nghi Xuyên cho biết: Gia đình tôi trồng 8 sào nghệ. Nghệ là loại cây dễ trồng, kỹ thuật canh tác đơn giản, trung bình 1 sào trồng được khoảng 1.000 bụi, năng suất nghệ đạt khoảng 1 tấn củ. Với giá bán 7.500 đồng/kg, mỗi sào nghệ nông dân thu lãi hơn 5 triệu đồng/năm.

Hiện nay, huyện Khoái Châu có 263ha trồng nghệ (tăng 146ha so với năm 2015), tập trung ở các xã: Chí Tân, Đại Hưng, Thuần Hưng, Thành Công, Đại Tập…Hiện nay, diện tích trồng cây nghệ được chứng nhận VietGAP trên địa bàn huyện đạt khoảng 50ha. 

Nghệ là loại cây dược liệu dễ trồng, dễ chăm sóc, phù hợp với nhiều loại đất, ít bị sâu bệnh, không phải mất vốn (giống), thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch trong vòng 1 năm, cho hiệu quả kinh tế cao; bình quân mỗi héc-ta cho thu hoạch khoảng 27 tấn củ.

Hiện nay, giá bán củ tươi khoảng 7.500 đồng/kg, giá trị thu được trên 1 héc-ta trồng nghệ ước đạt khoảng 200 triệu đồng. Ngoài ra, nông dân còn trồng xen canh các loại cây như lạc, đỗ…để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Đẩy mạnh chế biến các sản phẩm từ củ nghệ

Trước đây, củ nghệ tươi sau khi thu hoạch chủ yếu được tiêu thụ thông qua các thương lái đến thu mua rồi vận chuyển đi tiêu thụ ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, một phần được phơi hoặc sấy khô. 

Do không chủ động được đầu ra nên giá cả, thị trường không ổn định, thu nhập bấp bênh. Những năm gần đây, trên địa bàn huyện đã hình thành một số cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm từ củ nghệ như: Nghệ sấy khô, bột nghệ, tinh bột nghệ, bột gia vị, nano curcumin…

Năm 2020, sản phẩm nano curcumin của Công ty TNHH Hoàng Minh Châu Hưng Yên (xã Chí Tân) và sản phẩm tinh bột nghệ, bột nghệ của Hợp tác xã sản xuất nghệ Đại Hưng (xã Đại Hưng) được công nhận đạt chứng nhận sản phẩm OCOP. 

Các sản phẩm từ nghệ Khoái Châu đã và đang khẳng định được thương hiệu, không chỉ được tiêu thụ mạnh trong nước mà còn xuất khẩu sang một số nước như: Ấn Độ, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Italia…

Năm nay, toàn xã Chí Tân ước thu khoảng 6.000 tấn nghệ củ, trong đó khoảng 60% sản lượng bán củ tươi, còn lại khoảng 40% sản lượng được chế biến trước khi xuất bán ra thị trường. 

Những sản phẩm từ nghệ đã qua chế biến mang lại giá trị kinh tế cao hơn từ 40% trở lên so với bán củ tươi.

Anh Nguyễn Văn Thiêm, chủ cơ sở chế biến nghệ ở thôn Tân Hưng, xã Chí Tân, huyện Khoài Châu (Hưng Yên) cho biết: "Từ 8 năm trước, tôi đã tìm hiểu và làm nghề chế biến các sản phẩm từ củ nghệ. Mỗi năm tôi thu mua khoảng 200 tấn nghệ tươi của người dân địa phương, sản xuất 30 – 40 tấn nghệ khô, nghệ bột và 4 – 5 tấn tinh bột nghệ, viên nghệ tẩm mật ong...".

"Với giá bán 30.000 – 35.000 đồng/kg nghệ khô, 200.000 đồng/kg tinh bột nghệ, 250.000 đồng/kg viên nghệ tẩm mật ong, mỗi năm, tôi thu lãi hơn 300 triệu đồng từ chế biến các sản phẩm từ nghệ; tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương...", anh Thiêm nói.

Chị Hoàng Thị Nhượng là một trong những hộ trồng, chế biến và thu mua nghệ nhiều nhất ở xã Đại Hưng cho biết: Với 1,7 mẫu trồng nghệ, năm nay, sản lượng nghệ đạt hơn 17 tấn củ. Mỗi năm tôi còn thu mua hơn 300 tấn nghệ tươi của người dân trong xã và các xã lân cận, sản xuất từ 10 đến 15 tấn tinh bột nghệ, viên nghệ tẩm mật ong; 30 tấn nghệ khô xuất bán đi Trung Quốc và các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Thời gian tới, để hỗ trợ người dân trồng nghệ, huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) tiếp tục tạo điều kiện cho nông dân tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng nghệ; xây dựng vùng sản xuất nghệ hàng hóa theo hướng VietGAP nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; hỗ trợ, khuyến khích xây dựng các tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ nghệ, thực hiện liên kết để hỗ trợ nông dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; tăng cường các hoạt động quảng bá xúc tiến thương mại, hướng đến xuất khẩu…

Hương Giang (Báo Hưng Yên)