Những ngôi nhà và làng của người aryan được xây dựng bằng chất liệu gì?


Theo bộ kinh, Aryan theo nghĩa tiếng Phạn là “người quí phái” hay là “chủ đất”. Dân Aryan nước da nhạt, sống theo lối du mục từ phía Bắc xâm lấn đất của người Dravidian nước da sậm. Hồi đó dân Dravidian đã khá tiến bộ và văn minh, nhưng trước sức mạnh và tiến như vũ bão của người Aryan, nên họ phải quy hàng và phục tùng. Có thể, dân Dravidian là con cháu sau nhiều thế hệ của dân đã xây dựng nên thành cổ Mohenjo Daro một ngàn năm trước đó. Trong cuộc xâm lăng này, nhiều người Dravidian đã trốn chạy vào những miền sâu thẳm hoang vu và ngày nay sắc dân thuần chủng đó vẫn còn tồn tại và vẫn sống cách biệt. Còn những người ở lại đã chung sống với người Aryan và sau này có một số đã kết hôn lẫn lộn sinh ra một loại người lai giống. 


Muốn giữ vị thế của một người “đài các, quí phái” hay ý nghĩa “Người chủ đất”, người Aryan trong quyền hành cai trị đã đặt ra những luật lệ rất khắt khe trong vấn đề hôn nhân và muốn giữ sự thuần túy của dòng giống và sự cách biệt với dân bị trị, họ chia xã hội ra làm nhiều giai cấp, với nghĩa chữ Phạn gọi là Varna và người Pháp gọi là Caste. Như trong hôn nhân, người Aryan cấm người trong họ gần được lấy nhau, cũng không được lấy người ngoài chủng tộc. Như vậy là người dân Dravidian không bao giờ được lấy một người Aryan hoặc trái lại. Tất nhiên trong giai cấp, người Aryan được xếp hạng tối cao, đầy quyền hành và quyền lợi. Còn người Dravidian, dân bị trị, bị coi là dân thấp hèn bị cư xử rất khác biệt. Lối phân chia giai cấp này cũng là một đặc tính của Ấn Độ, gây nên nhiều sự bất công trong xã hội và còn lưu truyền cho tới ngày nay. Tuy nhiên hiện chính phủ Ấn Độ đã có những kế hoạch hầu xóa bỏ mọi giai cấp trong dân chúng.
* Agni và BrahmaKinh Veda, coi như cuốn kinh Thánh của Ấn Độ, đã kể lại mọi sự việc, mọi biến cố trong lịch sử cổ xưa của Ấn. Tuy chữ Veda có nghĩa là “sự hiểu biết” hay “kiến thức”, nhưng Kinh chú trọng nhiều về tôn giáo, nói nhiều đến tín ngưỡng của người dân Ấn, đề cập tới vị Thần Agni, là vị Thần được sùng bái nhất trong kinh Veda. Agni là vị Hỏa Thần, trông coi về lửa, một thân mình nhưng có hai đầu. Một đầu biểu tượng cho lửa ở dưới mái gia đình, mang lại hạnh phúc, sự nồng ấm cho mọi người đang chung sống, còn một đầu nữa là lửa trông chừng và phán xét công cuộc cúng thần, thiêu cháy những con vật hy sinh dành cho vị Thần Lửa. 

Trong thời Veda, còn một vị Thần tối cao nữa của dân chúng Ấn, đó là Thần Brahma. Vị Thần có 4 mặt, tám mắt để có thể soi thấu trong vũ trụ đủ mọi mặt và trong cùng một lúc. Vị tu sĩ tôn thờ Thần Brahma được gọi là Brahmani, được coi là giai cấp tối cao nhất của dân chúng Ấn.



Bản đồ địa hình Ấn Độ - tổng hợp từ NOAA, NASA.
 

* Kiến trúc các đền đàiCũng như phần lớn các quốc gia khác, các đền đài tại Ấn Độ được xây dựng để dân chúng sùng bái là biểu hiệu cho một nền kiến trúc đặc biệt và sớm sủa nhất. Như ngôi đền thờ Ellora của Ấn được nổi danh là một kỳ công trong nền kiến trúc thế giới. Ngôi đền này được xây cất từ thế kỷ thứ 8, để phụng thờ Thần Siva. Công cuộc xây cất ngôi đền này thật vĩ đại, vì ngay những thớ voi đặt làm nền móng cho cho đền đã được tạc đẽo bằng những tảng đá thật lớn và toàn khối. Ngoài ra, còn những những công trình điêu khắc, chạm trỗ, để kể lại sự tích và phép biến hóa của Thần Siva, để làm đẹp đền, đã có giá trị về nghệ thuật vô song, được toàn thế giới chiêm ngưỡng và thán phục.Một kỳ công tuyệt diệu trong sự chạm trỗ của người Ấn cổ xưa là hình tượng của những con sư tử được tìm thấy tại tỉnh Benare. Những con sư tử này được điêu khắc trên đá, dùng để đặt trên đầu cột hầu nâng đỡ những mái nhà.

Còn một kiến trúc nổi danh nữa của Ấn là ngôi tháp Gaya được xây cất từ thế kỷ thứ 6. Ngôi tháp này được xây trên một khoảng đất rộng, mà người ta tin rằng nơi đó Đức Phật Thích Ca Gautama đã lần đầu tiên truyền bá giáo lý của Ngài vào thời nhiều trăm năm về trước. Tuy ngày nay, phần lớn dân Ấn theo đạo Ấn giáo Hindus nhiều hơn là Đạo Phật, nhưng ngôi tháp này vẫn được tu sửa và giữ gìn cẩn thận và bên trong trước bức tượng Phật uy nghi và hiền từ, lúc nào đèn hương cũng được đốt lên nghi ngút.

2. Bí ẩn thành cổ Mohenjo Daro đột nhiên biến mất

NTO - Sông Ấn là một trong những dòng sông dài nhất thế giới thuộc Ấn Độ cũ, ngày nay chảy trong địa phận Pakistan. Trước thế kỷ XVIII, mọi người ngạc nhiên rằng, dòng sông ẩn mình trên sa mạc ít người biết đến này lại có một quá khứ huy hoàng sánh ngang với nền văn minh Ai Cập cổ. Hơn nữa, nền văn minh này được coi là nền văn minh có một không hai trong lịch sử nhân loại.

Thành cổ Mohenjo Da hay còn gọi là Mohenjo Daro, là di chỉ thành phố lớn nhất trong nền văn minh sông Ấn - một trong những nơi bắt nguồn nền văn minh cổ nhân loại. Ban đầu các nhà khảo cổ đánh giá đó chỉ là “một bãi tha ma” bình thường, nhưng khi khai quật quy mô lớn họ vô cùng kinh ngạc: Từ 4000 năm trước làm sao có thể có một thành phố đẹp và hùng vĩ như vậy?
Phần trên của thành phố Mohenjo Da không còn, nhưng nền móng vẫn bảo tồn hoàn hảo, với hệ thống đường phố và kênh dẫn nước gần như con nguyên vẹn.

Di chỉ Mohenjo Da có hình chữ nhật, diện tích 7,77km2, dự đoán có khoảng 35.000 dân. Điều đặc biệt của thành cổ này là tường thành, kiến trúc công cộng mặt đường, hệ thống thoát nước đều xây bằng gạch nung. Đây đúng là một “thành phố gạch" khác với thành phố xây bằng đá hoặc đất ở các nơi trên thế giới cùng thời đại. Ở các nền văn minh khác, gạch chỉ dùng để xây cung điện hoàng gia.

Điều khiến các nhà khảo cổ kinh ngạc nhất, ở đây có một hệ thống thoát nước hoàn chỉnh. Trình độ hoàn thiện của hệ thống thoát nước này ở một số các đô thị hiện đại bậc trung cũng chưa thể đạt tới được. Nước xối ở nhà xí tầng 2 có thể đi theo ống dẫn trong tường xuống cống ngầm. Có gia đình còn có ống đổ rác từ trên tầng cao. Nước bẩn từ các nhà chảy ra rãnh thoát nước, sau đó chảy xuống cống ngầm như con kênh ngầm. Đường cống ngầm chằng chịt khắp thành phố. Đứng trước hệ thống cống ngầm chằng chịt này, mọi người không khỏi khâm phục sức sáng tạo của người xưa.

Ngoài hệ thống thoát nước hiện đại. Mohenjo Daro còn có rất nhiều cảng sông thông với sông Ấn và biển Arab. Đây là biểu hiện hoạt động kinh tế đối ngoại rộng mở và tích cực. Điều đó cho thấy, nền văn minh sông Ấn phát triển đến trình độ văn minh nào?

Nền văn minh Mohenjo Da duy trì khoảng 1000 năm. Khoảng 3000 năm trước Công nguyên, các bộ lạc dân tộc Baluchistan bắt đầu vượt qua sa mạc, di chuyển về phía Đông, để tìm mảnh đất lý tưởng hơn. Cuối cùng, họ định cư ở đồng bằng sông Ấn giàu có, phát triển nông nghiệp, tưới tiêu nuôi dê trồng bông. Khoảng 2500 năm trước Công nguyên đã hình thành nền văn minh sông Ấn.

Bông ở lưu vực sông Ấn nổi tiếng trên thế giới. Người Babylone gọi loại bông này là “sintu”. Đến 1500 năm trước Công nguyên, thành phố Mohenjo Da đột nhiên không một bóng người, ngay cả di chỉ cũng rơi vào quên lãng. Một nền văn minh xán lạn bỗng nhiên biến mất, quả thật khiến mọi người không thể nào hiểu nổi?

Trong các cổ vật khai quật ở Mohenjo Da có tượng, đồ trang sức, đồ dùng bằng vàng, bạc, màu sắc tươi sáng, có gốm đỏ vẽ các hình xung quanh phù điêu, có con dấu kim loại, gốm, đá, ngà voi khắc hình động vật và chữ tượng hình, có công cụ đo lường như thước, vỏ sò, quả cân đá, có cả thuyền trọng tải rất lớn, có các loại nông cụ và cây trồng như bông, đay, đậu tương, táo, dưa bở, lúa mạch....


Các mẫu con dấu ở thành cổ Mohenji Daro

Dưới thành cổ còn có rất nhiều xương người và động vật, trong nhà,trên đường phố có rất nhiều hài cốt của già trẻ trai gái, có nơi tập trung hơn 10 bộ hài cốt. Trên hài cốt tứ chi co lại trong tình trạng co rút đau khổ. Tất cả các điều này là như thế nào? Đằng sau nền văn minh phồn thịnh như vậy ẩn chứa cuộc thảm sát như thế nào?

Trong hơn 2000 con dấu có phù hiệu chữ viết được khai quật, rất nhiều con dấu bằng đồng, bằng gốm có chữ tượng hình. Nếu có thể đọc được những chữ này, bí mật thành cổ Mohenjo Da sẽ được khám phá! Đáng tiếc, cho đến nay vẫn chưa có ai đọc được những chữ tượng hình này. Các nhà khoa học chỉ có thể đưa ra những suy đoán phần lớn là mâu thuẫn với nhau đối với sự biến mất của thành cổ Mohenjo Da.

Một số người cho rằng, đó là do thiên tai gây ra. Vào khoảng 1700 năm trước Công nguyên, trái đất ở vào thời kỳ động đất rất mạnh, rất nhiều thành phố trong lịch sử đều bị hủy diệt trong thời kỳ này. Sau khi các thành phố ở lưu vực sông Ấn bị động đất phá hủy, rừng cây bị phá hoại, nước sông dâng lên, khí hậu ác liệt, nước lũ lan tràn khắp nơi, ôn dịch hoành hành, đất đai không trồng trọt được. Những kẻ sống sót sau những trận động đất khó có thể sinh tồn, đành phải từ bỏ nhà cửa, đất đai ra di. Cách giải thích này được nhiều người ủng hộ. Mặt đất trên nên móng các công trình kiến trúc ở Mohenjo Da có đá vỡ ngổn ngang, ống thoát nước bị gẫy cong là bằng chứng chứng minh thiên tai bất thình lình không có cách gì chống lại.

Có một số người cũng đồng tình với nguyên nhân này, song khác với “thuyết thiên tai động đất". Họ cho rằng, Mohenjo Da bị hủy diệt là do “sét hòn". Chứng cứ là trong di chỉ có rất nhiều hòn đá nóng chảy, cả thành phố là vết tích bị thiêu cháy. Các nhà khoa học cho rằng, “sét hòn” hình thành do tác dụng của tia xạ vũ trụ và điện từ trường trong khí quyển hình thành một dạng vật chất hoạt động mạnh có tính hoá học cực mạnh. Càng chuyển động càng lớn dần, cuối cùng chúng trở thành những quả cầu lửa - “sét hòn” vô cùng nguy hiểm.

Các quả cầu lửa nếu tập trung vào một khu vực vượt qua số lượng nhất định sẽ phóng ra khí độc, khiến cư dân ở thành Mohenjo Da bị trúng độc. Chỉ cần một quả cầu lửa tích tụ đến cực hạn sẽ nổ tung dẫn đến vụ nổ lớn của tất cả các quả cầu lửa khác như một vụ nổ hạt nhân. Sóng xung kích sẽ lan khắp mặt đất, có sức mạnh khủng khiếp phá hủy toàn bộ các công trình kiến trúc và giết hàng loạt sinh vật. Sau vụ nổ hạt nhân, khí độc, bức xạ hoá học tiếp tục hoành hành, biến nơi đây thành nơi hoang phế. Chỉ có như vậy mới có thể giải thích được vì sao các thành phố ở lưu vực sông Ấn đồng thời biến mất.

Giả thuyết này có thể nghiệm chứng trong các tác phẩm văn học cổ. Trong bài sử thi Ấn Độ cổ lưu truyền vào thời kỳ đầu công nguyên viết: Những cục lửa không khói và những sấm chớp sáng loà xuất hiện, tiếp theo là tiếng nổ kinh thiên động địa. Sức nóng do vụ nổ gây ra khiến cho nước sông sôi sùng sục, cá trong nước cũng chín nhừ”.

Song thuyết “sét hòn” quả thật vẫn còn mơ hồ. Trong các sách lịch sử từ xưa đến nay chưa hề ghi chép một thành phố nào đó bị “sét hòn” hủy diệt. Vụ nổ của sét hòn thường không đáng kể . Năm 1910 ở New York, năm 1984 ở Liên Xô cũ đều xuất hiện hiện tượng tương tự như “sét hòn". Mặt đất chói lòa, đường điện bị hư hại.

Nhưng nếu muốn phá hủy một thành phố như Mohenjo Da ít nhất phải có hơn 3000 quả cầu lửa “sét hòn" đồng thời nổ, còn phá hủy tất cả các thành phố lưu vực sông Ấn, số lượng “sét hòn” phải vô cùng dày đặc. Giả thuyết “sét hòn” vẫn chưa có sức thuyết phục. Chúng ta có lẽ phải đợi khoa học phát triển đến một trình độ cao hơn nữa, mới có thể tìm thấy nguyên nhân thực sự khiến thành cổ Mohenjo Daro bị hủy diệt.

Thông tin địa danh:
Địa chỉ: Pakistan

Nền văn minh sông Ấn được mọi người chú ý đầu tiên, sau khi khai quật di chỉ Harappa thế kỷ XVIII. Ở Harappa, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra di chỉ thành phố lớn. Giữa thế kỷ XIX, cục trưởng cục khảo cổ Kannihan khi đến Harappa lần thứ hai đã phát hiện ra một con dấu độc đáo, nhưng ông lại cho đó là vật bên ngoài đưa đến. Vì vậy ông chỉ viết một tờ báo cáo đơn giản về việc khai quật này. 50 năm sau, không ai chú ý đến di chỉ này nữa. Thật không ngờ, trong một khu vực lấy Harappa làm trung tâm, chiều dài Đông Tây 1600km, chiều dài Bắc Nam 1400km đã phát hiện ra rất nhiều di chỉ cùng một nền văn minh. Phát hiện này gây chấn động giới khảo cổ thế giới, bởi một nền văn minh cổ có phạm vi lớn như vậy quả là độc nhất vô nhị trên thế giới.

Thành phố Harappa cổ(Ảnh: Wikipedia)

Năm 1922, một sự ngẫu nhiên, người ta đã phát hiện ra di tích Mohenjo Daro cách Harappa 600km về phía Nam. Cổ vật khai quật ở đây rất giống cổ vật khai quật ở Harapp. Các nhà khảo cổ lập tức nhớ lại con dấu khai quật ở Harappa và khoảng cách giữa hai di chỉ này. Hai di chỉ này nằm ở lưu vực sông Ấn nên được gọi là nên văn minh sông Ấn. Theo khảo sát, hai di chỉ này bắt đầu xây dựng 5000 năm trước, thậm chí xa hơn. Điều khiến người ta ngạc nhiên không chỉ là diện tích và niên đại của hai di chỉ mà hai di chỉ này lại thuộc cùng một nền văn minh, nhưng mức sống không giống nhau. Vì sao có hiện tượng khác nhau kỳ lạ như vậy?

Kết quả nghiên cứu con dấu Ấn Độ khai quật ở Harappa khiến mọi người thất vọng? Không ai có thể đọc được chữ trên con dấu này. Chữ viết là một tiêu chuẩn để đánh giá nền văn minh quốc gia. Con dấu có khắc chữ có thể đảm nhận vai trò quan trọng trong các hoạt động chính trị kinh tế. Căn cứ vào những con dấu khai quật được ở hai di chỉ này, những nhà khảo cổ suy đoán Harappa và Mohenjo Daro đều là đô thị. Để chứng minh nhận định này, các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật trên quy mô lớn ở Mohejo Daro. Diện tích thành khoảng l00km2 chia thành 2 khu Đông Tây. Khu Đông là phố phường lớn, khu Tây là thành quách. Kiến trúc thành quách phía Tây cao l0m. Trong thành có kho thóc xây bằng gạch và những công trình kiến trúc dùng để tắm rửa gọi là "Hồ khe lớn". Kho thóc rất lớn khiến mọi người kinh ngạc. Điều này chứng tỏ, Mohenjo Daro là một đô thị lớn. Xong người xưa trưng thu số lượng thóc lớn như vậy để trong kho như thế nào? Khu Đông là những đường phố thông đi 4 phương với kích thước rộng hơn 10m theo hướng Đông Tây và Nam Bắc. Nhà dân đều có giếng nước và sân vườn. Nhà cửa xây bằng gạch đá đốt qua lửa. Nếu không tận mắt nhìn thấy, khó mà tin nổi. Ở các nền văn minh khác, gạch chỉ dùng để xây cung điện hoàng gia. Điều khiến các nhà khảo cổ kinh ngạc nhất, ở đây có một hệ thống thoát nước hoàn chỉnh. Trình độ hoàn thiện của hệ thống thoát nước này ở một số các đô thị hiện đại bậc trung cũng chưa thể đạt tới được. Nước xối ở nhà xí tầng 2 có thể đi theo ống dẫn trong tường xuống cống ngầm. Có gia đình còn có ống đổ rác từ trên tầng cao. Nước bẩn từ các nhà chảy ra rãnh thoát nước, sau đó chảy xuống cống ngầm như con kênh ngầm. Đường cống ngầm chằng chịt khắp thành phố. Đứng trước hệ thống cống ngầm chằng chịt này, mọi người không khỏi khâm phục sức sáng tạo của người xưa. Tất cả các khu nhà ở đều có đặt vọng góc. Xét từ kết quả khai quật, đây là một thành phố rất chú ý đến các công trình công cộng phục vụ dân sinh. Đây là một xã hội có hình thái như thế nào? Vì sao lại không có cung điện. Tất cả các nhà cửa đều chuẩn mực như nhau, hoàn toàn không giống nhà nước Inca cổ, cung điện, điện thờ thần san sát, cũng không giống Ai Cập cổ có rất nhiều lăng mộ Pharaon và sự chênh lệch lớn giữa người giàu và người nghèo, cũng không giống như nước Mesopotamia cổ.

Mohenjo Daro (Ảnh: Wikipedia)

Ngoài hệ thống thoát nước hiện đại. Mohenjo Daro còn có rất nhiều cảng sông thông với sông Ấn và biển Arab. Đây là biểu hiện hoạt động kinh tế đối ngoại rộng mở và tích cực. Tất cả những cái đó do ai quy hoạch? Nhà thiết kế này rất có thể là người có đầu óc hiện đại hóa.

Toàn bộ Mohenjo Daro không có hệ thống phòng thủ và vũ khí tấn công, cũng không có tác phẩm nghệ thuật tinh xảo đẹp mắt. Đây là điều “không có" duy nhất và đầu tiên trong các nền văn minh cổ dại đã biết.

Người thống trị thành thị này là ai? dùng phương pháp như thế nào để cai trị mảnh đất rộng lớn này? Mohenjo Daro và Harappa có kiến trúc đô thị hoàn toàn giống nhau. Lẽ nào hai nơi này đều là thủ đô? Ở hai di chỉ này đều không có cung điện, làm sao có thể suy đoán người thống trị?Trong tất cả các di chỉ, các nhà khảo cổ quả thật không hề phát hiện ra dấu vết của chế độ thống trị có vua hoặc tư tế. Lẽ não nền văn minh sông Ấn 5000 năm trước đã phế bỏ chế độ quân chủ? Một đất nước lớn như vậy không thể không có kẻ thống trị. Các nhà khảo cổ nghiên cứu kỹ những con dấu khai quật đầu tiên và sau này. nhưng qua sự cố gắng gần một thế kỷ vẫn không có cách nào đọc được chữ trên đó. Nó có phải là vật tượng trưng cho quyền lực ? Nếu đúng, vì sao hai thành cổ này lại không có cung điện và thần điện? Trên một số con dấu có khắc hình ảnh các vị thần, có người suy đoán chúng có thể là di vật tôn giáo. Nhưng có người lập tức phản đối, chúng là vật bảo tồn của gia tộc hoặc cá nhân, không thể chứng minh toàn quốc gia này có tôn giáo. Hơn nữa, gần ba vạn con dấu có hình ảnh thần nên chỉ là một phần rất nhỏ.

Có ý kiến cho rằng, chỉ cần đọc được chữ trên con dấu có thể biết được lai lịch của nền văn minh này. Thực tếchữ viết có thể giúp mọi người hiểu được nguồn gốc hưng thịnh và suy vong của cả nền văn minh, nhưng phần lớn những nhà khảo cổ đều cho rằng, phải nghiên cứu nhiều mặt mới có thể đưa ra kết luận được.

Con dấu của nền văn minh sông Ấn (Ảnh: Wikipedia)

Ban đầu, mọi người tưởng rằng, nền văn minh này phát triển nhờ sự ảnh hưởng của nền văn minh khác. Nhưng khai quật khảo cổ chứng minh kết luận này hoàn toàn sai lầm. Giám định xương người khai quật ở đây cũng chứng tỏ, người ở đây mang rất nhiều dòng máu của rất nhiều chủng loại người, không phải một dân tộc ngay nay chúng ta biết.

Những người dã xây dựng một thành thị văn minh trên mảnh đất mà ngày nay đã không thể cư trú kia nếu không phải tổ tiên của người Ấn Độ thì là người nào? Nếu văn minh sông Ấn bị phế bỏ như thế não? Câu hỏi này có thể tìm ra một số manh mối cho câu trả lời từ những bộ xương khai quật ở Mohenjo Da. Những bộ xương khai quật ở đây đều chết trong tình trạng kỳ lạ. Người chết ở đây không được chôn cất trong mộ. Họ đều bị đột tử. Trong di chỉ các nền văn minh cổ thông thường, trừ phi xảy ra động đất hoặc núi lửa bùng phát, còn không thể có cái chết đột tử tập thể như vậy. Mohenjo Da chưa xảy ra động đất hoặc núi lửa phun. Xương người ở đây đều phát hiện trong nhà. Có rất nhiều thi thể trong nhà ngả thành đồng. Điều rất kỳ lạ có di thể hai tay ôm mặt, có vẻ như đang bảo vệ mình. Nếu không phải động đất hoặc núi lửa phun, điều gì khiến cho họ chết tức khắc như vậy? Các nhà khảo cổ nêu ra rất nhiều giả thuyết như bệnh dịch, bị tập kích, tự sát tập thể... nhưng đểu bị bác bỏ. Những giả thuyết này không đưa ra được bằng chứng sát thực.

Tiến sĩ Kara phân tích hóa học kỹ đối với các bộ xương khai quật ở Mohenjo Da. Trong báo cáo của ông nói: trong 9 bộ xương trắng, tôi đều phát hiện dấu vết của nhiệt độ cao… không cần nói, điều này đương nhiên không phải là hỏa tang, cũng không phải là dấu hiệu hỏa hoạn". Nhiệt độ nóng kỳ lạ nào khiến cho cư dân Mohenjo Da chết đột ngột như vậy? Mọi người nghĩ đến chiến tranh hạt nhân đã từng xảy ra ở nhiều nơi vào thời đại viễn cổ mà một số nhà khoa học suy đoán. Vậy di chỉ Mohenjo Da liên quan đến chiến tranh hạt nhân thời cổ? Đại lục Ấn Á đã từng là bãi chiến trường của các cuộc chiến tranh hạt nhân cổ đại được truyền tụng trong thần thoại và sử thi? Cảnh tượng chiến tranh được mô tả trong sử thi "Mahabharata" 5000 năm trước giống như thảm cảnh sau vụ nổ bom hạt nhân ở Hiroshima Nhật. Những vũ khí mô tả trong sử thi ngay cả các vũ khí hiện đại nhất ngày nay cũng không thể nào sánh kịp.

Cuốn sử thi “Ramayana” từng miêu tả cảnh tượng mấy chục vạn đại quân bị tiêu diệt trong nháy mắt. Có một điểm chú ý trong cuốn sử thi này là chiến trường của cuộc chiến này được gọi là thành phố “Lanka”. “Lanka” chính là tên mà người dân địa phương gọi thành cổ Mohenjo Da? Theo người dân địa phương cho biết: Sau khi phân chia lãnh thổ năm 1947. Mohenjo Da thuộc lãnh thổ Pakistan bị cấm khai quật. Lúc đó có rất nhiều “kiến trúc kinh” còn sót lại giống như sau vụ nổ hạt nhân ở Hiroshima, gọi là chất “Tolinidi” quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới sau khi nổ ở sa mạc Alamogordo bang New Mexico Mỹ cũng có “vật chất dạng kính” do sức nặng tạo ra. Tuy nhiên, suy đoán vẫn chỉ là suy đoán. Các nhà khoa học ngày càng tin rằng trên trái đất này đã xuất hiện rất nhiều nền văn minh và bị hủy diệt, nhưng kết luận nên văn mình Mohenjo Da bị hủy diệt vì chiến tranh hạt nhân thời cổ đại vẩn còn quá sớm.

Có người cho rằng, nền văn minh sông Ấn cũng nổi lên và tồn tại với nền văn minh khác. Trong thời kỳ đầu nền văn minh này chịu ảnh hưởng của một nên văn minh khác. Cũng có ý kiến cho rằng, nền văn minh sông Hằng là kết quả của sự hòa đồng nhiều nền văn minh nhân loại cổ đại. Song tất cả nhận định này chỉ là phỏng đoán!

(Nguồn Bí ẩn kiến trúc thế giới)

Văn minh là sự kết hợp đầy đủ các yếu tố tiên tiến tại thời điểm xét đến để tạo nên, duy trì, vận hành và tiến hoá xã hội loài người. Các yếu tố của văn minh có thể hiểu gọn lại là di sản tích luỹ tri thức, tinh thần và vật chất của con người kể từ khi loài người hình thành cho đến thời điểm xét đến. Đối nghịch với văn minh là hoang dã, man rợ, lạc hậu. Khái niệm văn minh chỉ mang tính tương đối, có tính so sánh tại thời điểm xét đến mà không có giá trị tuyệt đối.

Xã hội loài người phát triển từ thủa hoang dã cho đến ngày nay, có thể ước chừng 10.000 năm trong mộtkhông gian rộng lớn của Trái đất và được các nhà khoa học chia ra nhiều thời đại: Cổ Đại, Trung Cổ,Cận Đại và Hiện Đại. Trong mỗi thời đại, xã hội loài người nổi lên một số vùng, mà ở đó xã hội cư dân ở điểm tập hợp được các giá trị tiên tiến vượt trội trong nhiều lĩnh vực - hình thành nền văn minh. Riêngthời Cổ Đại có tám nền văn minh lớn được thống kê (các học giả vẫn tranh cãi về số lượng) gồm: nền văn minh Ai Cập cổ đại, nền văn minh Hy Lạp, nền văn minh La Mã, nền văn minh Tây Á, nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh Trung Hoa, nền văn minh Maya và nền văn minh Andes.

          Ấn Độ là một trong những nền văn minh lớn của nhân loại. Để trở thành một nền văn minh lớn của nhân loại Ấn Độ cổ đã có những sự thay đổi và phát triển từ rất sơm trong lịch sử loài người và có những thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực của xã hội. Những thành tựu đó không những là những giá trị tinh thần vô giá mà còn có những tác động lớn đến xã hội người ngày nay. Những sự tác động ấy biến Ấn Độ trở thành một trong những trung tâm văn minh lớn của nhân loại.

             Điều kiện và lịch sử tự nhiên cho thấy Ấn Độ là một cơ sở để hình thành một nền văn minh lớn. Điều kiện tự nhiên: Bán đảo Ấn Độ thuộc Nam Á gần như hình tam giác. Ở phía bắc, bán đảo bị chắn bởi dãy núi Hymalaya. Từ bên ngoài vào Ấn Độ rất khó khăn, chỉ có thể qua các con đèo nhỏ ở tây-bắc Ấn. Đông nam và tây nam Ấn Độ giáp Ấn Độ dương.

Hàng năm tới mùa tuyết tan, nước từ dãy Hymalaya theo hai con sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganges) lại đem phù sa tới bồi đắp cho những cánh đồng ở Bắc Ấn.

Dân cư Người dân xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ ven bờ sông Ấn là những người Dravidian. Ngày nay những người Dravidian chủ yếu cư trú ở miền nam bán đảo Ấn Độ. Khoảng 2000 năm TCN đến 1500 năm TCN có nhiều tộc người Aryan tràn vào xâm nhập và ở lại bán đảo Ấn. Sau này, trong quá trình lịch sử còn có nhiều tộc người khác như người Hy Lạp, Hung Nô, Ả Rập Saudi, Mông Cổ xâm nhập Ấn Độ do đó cư dân ở đây có sự pha trộn khá nhiều dòng máu, nhiều chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa phong phú đã tạo nên nền văn minh Ấn Độ. Có thể thấy Ấn Độ có điều kiện rất thuận lợi để phát triển đời sống của con người, sự pha trộn của nhiều tộc người là cơ sở cho sự đa dạng về sự phát triển sau này.

Bản đồ nền văn minh Vệ ĐàBức tượng Đức Phậtđứng đã được tìm thấy

Ở vào khoảng thời gian 100 đến 1.600 TCN, một chi của dòng họ Aryan rộng lớn, thường được gọi là người Indo-Aryan, di cư đến Ấn Độ. Họ đem theo cùng với họ là tiếng Phạn và một tôn giáo dựa trên nghi lễ hiến tế các vị thần tượng trưng cho các thế lực của thiên nhiên như Indra, thần mưa và sấm, thần Agni (lừa) và Varuma, chúa tể của các sông biển và mùa màng. Những bài ngợi ca vị thần ấy được tập hợp lại thành bốn tập Kinh Vệ Đà. Lâu đời nhất là tập Rigveda (1.500-1.200 Tr. C.N.). Đặc điểm của Kinh Veda là hướng con người đến tư tưởng cao cả, văn phong đẹp đẽ và bước chuyển những nghi thức từ bên ngoài vào kinh nghiệm nội tại. Thời kỳ này chính là thời kỳ có thuyết nói rằng cùng với nó là sự ra đời Đức Phật

Vào năm 326 TCN Alexandros người Macedonia vượt sông Indus và đánh thắng một trận quyết định và rút về. Cuộc xâm lăng của ông đã để lại dấu ấn của thế giới Hy Lạp, nâng văn hóa Ấn Độ lên một tầm cao mới.

Vào năm 320 TCN. Chandragup-ta Maurya (hoàng đế Maurya) thống nhất trở lại toàn bộ các bộ lạc rời rạc và thành lập chế độ tập quyền, kinh đô được đặt tại Pataliputra (bang Bihar ngày nay).

Đế chế Gupta Thời kỳ hoàng kim của nền văn minh Ấn Độ thuộc vào thời kỳ triều đại Gupta. Thời kỳ này có nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa trồng trọt. Thời kỳ này nền văn minh Ấn độ đã để lại cho nhân loại một khối lượng các di sản khổng lồ.

Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng 30 bảng đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại xuất hiện chữ Sanskrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.

Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana. Mahabharata là bản trường ca gồm 220.000 câu thơ. Bản trường ca này nói về một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trường ca này có thể coi là một bộ “bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ thời đó.

Ramayana là một bộ sử thi dài 48.000 câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Xita(con của nữ thần mẹ đất). Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á. Riêmkê ở Campuchia, Riêmkhiêm ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana.

Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tâp ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất nhiều tư tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.

          Nghệ thuậtẤn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều nước Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra ba dòng nghệ thuật: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo.

Có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang Ajanta ở miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29 gian chùa, các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m. Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp.

          Khoa học tự nhiên Về Thiên văn, người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. (Như vậy năm bình thường có 360 ngày). Cứ sau 5 năm thì họ lại thêm vào một tháng nhuận.

Về Toán học: Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống chữ số mà ngày nay ta quen gọi là số Arập. Đóng góp lớn nhất của họ là đặt ra số không, nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn gọn hẳn lên. (Người Tây Âu vì vậy mà từ bỏ số La Mã mà sử dụng số Arập trong toán học.) Họ đã tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã có hiểu biết về cấp số, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác. Pi = 3,1416.

Về Vật lí, người Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết nguyên tử. Thế kỉ 5 TCN, có một nhà thông thái ở Ấn Độ đã viết “...trái đất, do trọng lực của bản thân đã hút tất cả các vật về phía nó”.

Y học cũng khá phát triển. Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Họ để lại hai quyển sách là “Y học toát yếu” và “Luận khảo về trị liệu”.

Đạo Bàlamôn mà sau này là Ấn Độ giáo ra đời vào khoảng thế kỉ 15 TCN, trong hoàn cảnh đang có sự bất bình đẳng rất sâu sắc về đẳng cấp và đạo này chứng minh cho sự hợp lí của tình trạng bất bình đẳng đó.

Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ 1 TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng. Các tín đồ Phật giáolấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo Phật lịch, họ cho là đây là năm Đức Phật nhập niết bàn. (Vì vậy, những người châu Á theo đạo Phật trước kia vẫn để ý đến ngày qua đời hơn ngày ra đời, khác hẳn những người theo đạo Thiên Chúa). Giáo lí cơ bản của đạo Phật là Tứ diệu đế (bốn điều), vô ngã, duyên khởi.

Đạo Jaina cũng xuất hiện vào khoảng thế kỉ 6 TCN. Cùng thời với Phật giáo. Đạo này chủ trương bất sát sinh một cách cực đoan và nhấn mạnh sự tu hành khổ hạnh.

Đạo Sikh xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ 15. Giáo lý của đạo Sikh là sự dung hòa và kết hợp giáo lí của Ấn Độ giáo và giáo lí của Hồi giáo. Tín đồ đạo Sikh tập trung rất đông ở Punjab và ngôi đền thiêng liêng của họ là ngôi đền Vàng ở Punjab. Đạo Sikh là đạo sinh ra cuối cùng trên đất Ấn Độ.

          Như vậy, với những điều kiện và sự hình thành cùng với những thành tựu rực rỡ của Ấn Độ cho thấy Ấn Độ là một trong những nền văn minh lớn của nhân loại cùng với các nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà,… Những thành của nền văn minh Ấn Độ có ảnh hưởng một cách sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ, không chỉ vậy nó còn có sức lan tỏa rất rộng ra các quốc gia và các vùng lacnh thổ khác trên thế giới, tiêu biểu có sự lan tỏa của tôn giáo và đặc biệt là Phật giáo. Văn monh Ấn Độ đã có sự đóng góp quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử văn minh nhân loại.

Page 2

Video liên quan

Chủ đề