Những nhà thiên văn học thời Trần

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Em hãy nêu những thành tựu có được dưới thời nhà Trần trên các lĩnh vực : lịch sử, quân sự, y học, thiên văn học, kiến trúc và điêu khắc ?

Các câu hỏi tương tự

Trong suốt lịch sử Việt Nam có rất nhiều danh nhân nổi danh khắp thiên hạ, nhưng trong đó Đặng Lộ chính là 1 ngôi sao sáng nhất của nền thiên văn Việt Nam.

==>> Xem thêm Chỉ số niềm tin kinh doanh tăng

Nhà thiên văn học lỗi lạc ĐẶNG LỘ

Trong bề dày lịch sử Việt Nam, có rất nhiều danh nhân nổi tiếng xuất hiện, tuy nhiên đa số đều thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, quân sự và chính trị. Và Đặng Lộ chính là một ngôi sao sáng về lĩnh vực khoa học tự nhiên, là ông tổ của nền thiên văn của Việt Nam.

Ông sinh ra và lớn lên tại làng quê Mạc Xá, huyện Chương Đức, lộ Ứng Thiên(thuộc Chương Mỹ, Hà Nội hiện nay) vào thế kỷ 14 dưới triều đại của nhà Trần.

Những nhà thiên văn học thời Trần

Thuở còn nhỏ, ông đặc biệt thích ngắm trăng sao và mặt trời, đến nỗi từng nhiều lần bị đau mắt nặng chỉ vì sở thích của mình.

Lớn lên, Đặng Lộ được theo học tại trường Quốc Tử Giám. Nhờ ham học và tài trí mà thi đậu Thái Học sinh, được phong làm Liêm phòng sứ hai lộ Đại Hoàng, An Tiêm(thuộc vùng Hà Nam, tỉnh Nam Định ngày nay).

Sang thời của Trần Hiến Tông, Vua và các triều thần phát hiện được tài năng thiên văn của Đặng Lộ, và phong ông làm Hậu Nghi lang thái sử cục lệnh, trở thành người đứng đầu đài hậu nghi thuộc Khâm Thiên giám, đây là cơ quan chuyên phụ trách các vấn đề về thiên văn của thời Trần.

Trong suốt thời gian này, ong đã phát minh ra một loại máy dùng để đo đếm, quan sát các thiên tượng (hay còn được gọi là lung linh nghi).

Có thể nói đây là phát minh mang tính quan trọng bậc nhất về lĩnh vực thiên văn của nước ta, được ghi chép trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư như sau : “Lung linh nghi khảo nghiệm thiên tượng, không việc gì là không đúng”.

Nhờ vốn kiến thức rộng lớn được ông tích lũy và những nghiên cứu từ Lung linh nghi, ông đã biên soạn 1 bộ lịch pháp mới, được ông gọi là Hiệp Kỷ Lịch và dâng lên nhà vua Trần Hiến Tông.

Từ đó, bộ lịch này chính thức thay thế cho Lịch Thụ Thời(đây là lịch được biên soạn dựa trên lịch của nhà Tống thời bấy giờ). Từ thời thượng cổ, nước ta đã có 1 bộ lịch pháp riêng choi mình, nhưng bộ lịch đó cho đến ngày nay đã bị thất truyền từ lâu.

Những nhà thiên văn học thời Trần

Sau thời Bắc thuộc thì nước ta đành dùng tạm lịch của Trung Quốc. Tuy nhiên, bản thân lịch Trung Quốc thời kỳ này cũng xuất hiện nhiều bất cập, chưa kể khí hậu của 2 miền nam bắc nước ta vốn có sự khác biệt hoàn toàn.

Những yếu tố này khiến cho bộ lịch Trung Quốc không hề khớp với các chu kỳ thời tiết , gây rất nhiều khó khăn cho nền nông nghiệp của nước nhà.

Nhờ đó, việc áp dụng lịch Hiệp Kỷ mới có tính chính xác hơn chính là bước tiến lớn trong nhất của nền văn minh Đại Việt, góp phần thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp được thuận lợi hơn. Đây chính là công lao to lớn mà Đăng Lộ đã mang lại cho nước nhà.

Về sau này, Trần Nguyên Đán dựa vào các nghiên cứu này mà đã viết ra cuốn sách Bách thế thông khảo, ghi lại rõ ràng và chính xác các sự kiện thiên văn trải dài nhiều thế kỷ đến tận thế kỷ thứ 14.

Đáng tiếc là những bộ sách vở quý giá, các công trình nghiên cứu của Đăng Lộ và Trần Nguyên Đán đều bị thất truyền do giặt Minh sang cướp phá hay hủy hoại khi nhà Hồ đánh mất nước.

Phải đến khi đất nước bước sang thời nhà Nguyễn, Khâm Thiên giám mới tham khảo lịch pháp nhà Thanh mà biên soạn lại Hiệp kỷ lịch.

Dù thiên văn học của người Việt đã ra đời từ thời kỳ tiền sử với sự tồn tại của lịch pháp cổ đại, nhưng bị thất truyền do đô hộ. Những cố gắng hoàn thiện lịch pháp của người Việt vẫn còn hạn chế, mãi cho đến khi có nhân tài thiên văn học Đặng Lộ vào thời nhà Trần.

Theo “Đặng gia tộc phả” ông tổ họ Đặng là Đặng Lộ ở vùng Sơn Minh, Sơn Nam (nay là huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội). Sinh ra vào thời nhà Trần, từ bé Đặng Lộ đã nổi tiếng hay chữ khắp vùng, cậu bé cũng hay ngắm các vì sao trên bầu trời và tự hỏi về mối quan hệ giữa mặt trăng, mặt trời và các vì sao.

Cha cậu bé là Đặng Nhữ Lâm làm quan cho nhà Trần, cũng là người yêu thích và có kiến thức về thiên văn, đã trả lời các câu hỏi cho cậu bé Đặng Lộ, tạo ra nền tảng vững chắc cho niềm yêu thích thiên văn học.

Trong khi bạn bè cùng trang lứa thích vui chơi nô đùa thì Đặng Lộ lại có sở thích “nằm ngửa trên chõng mải mê ngắm, đếm trăng sao”. Tới khuya bố mẹ bắt vào ngủ, cậu bé vẫn cố nhẩm nhớ lại vị trí mặt trăng, mặt trời cùng các vì sao. Đặng Lộ cũng rất thích thú với việc quan sát mặt trời để biết được canh giờ.

Nhờ học giỏi, lớn lên Đặng Lộ theo học ở Quốc Tử Giám và vẫn ham mê tìm tòi nghiên cứu thiên văn. Đặng Lộ thi đỗ Thái Học Sinh (tương đương tiến sĩ ngày nay), được phong làm Liêm phòng sứ hai lộ Đại Hoàng, An Tiêm (thuộc vùng Hà Nam, tỉnh Nam Định ngày nay).

Vua Trần Minh Tông nghe tiếng Đặng Lộ giỏi thiên văn liền cho gọi đến hỏi, ông trả lời rõ ràng rành mạch. Vua phong cho ông làm Hậu nghi lang thái sử cục lệnh, tức người đứng đầu đài Hậu Nghi và làm việc ở Hậu Nghi Đài trong khu Khâm Thiên.

Những nhà thiên văn học thời Trần
Những nhà thiên văn học thời Trần
Quan Tượng Đài ở Huế được xây dựng vào thời vua Minh Mạng. Các triều đại xưa sử dụng thiên văn để xem xét thiên mệnh, minh tỏ thiên ý, biết việc nhân gian. (Ảnh qua wikimapia)

Hậu Nghi Đài chính là đài quan sát thiên văn thời xưa, là cơ quan chuyên trách về thiên văn của nhà Trần. Cơ quan này có đầy đủ các dụng cụ của thời đó để xác định vị trí các sao, xác định vị trí bóng nắng giờ chính ngọ từ đó định ra các thời thần khác, theo dõi các ngày xuân phân, thu phân, đông chí, hạ chí, v.v.. Cơ quan này cũng quan sát chuyển động của các vì sao để làm lịch, cũng như đo thời gian theo phương cách thời đó là “nhỏ nước, cầm canh”.

Dù Khâm Thiên Giám dược hình thành vào triều nhà Lý, nhưng phải đến khi Đặng Lộ vào đây mới hoàn thiện nó. Ông cũng tạo ra các công cụ thiên văn chính xác hơn.

Đặng Lộ cũng phát minh ra máy quan sát thiên văn rất tinh xảo gọi là “Lung linh nghi”, được xem là phát minh quan trọng nhất về thiên văn trong nước, đo được chính xác vị trí các sao, độ lệch hoàng đạo, bạch đạo qua các thời gian. Đại Việt Sử ký Toàn thư đánh giá: “Lung linh nghi khảo nghiệm thiên tượng, không việc gì là không đúng”.

Tương truyền rằng từ thời cổ đại, người Việt đã có bộ lịch pháp cho riêng mình, nhưng vào giai đoạn bắc thuộc đã bị thất truyền và phải dùng lịch của phương Bắc. Thế nhưng khí hậu nam bắc vốn khác biệt, khiến việc dùng lịch từ Trung Quốc không khớp với chu kỳ thời tiết, gây khó khăn cho sản xuất nông ghiệp. Thời nhà Lý đã có những thay đổi về lịch pháp cho khớp với chu kỳ thời tiết trong nước, nhưng vẫn không được chính xác.

Có được Lung linh nghi, Đặng Lộ quan sát được chính xác hơn chuyển động của các vì sao, hiểu được thiên tượng, từ đó biên soạn ra bộ lịch pháp mới gọi là “Hiệp kỷ lịch” rồi dâng lên Vua. Nhà Vua tấm tắc khen rồi cho dùng loại lịch này thay thế cho loại “Lịch thụ thời” đang dùng dựa trên lịch của nhà Tống. Việc áp dụng “Hiệp kỷ lịch” khớp với chu kỳ thời tiết, giúp việc sản xuất nông nghiệp thuận lợi, công lao ấy thuộc về Đặng Lộ.

Tương truyền rằng sau này vị Tể tướng cuối cùng của nhà Trần là Trần Nguyên Đán vốn là người yêu thích Đạo Gia, nghiên cứu thiên văn lịch pháp, ông đã nghiên cứu sách vở cùng các công trình nghiên cứu của Đặng Lộ để soạn ra cuốn “Bách thế thông kỷ thư” nghiên cứu về thiên văn, chuyển động của các hành tinh cũng như các hiện tượng thiên văn dẫn đến những biến hóa ở nhân loại trong hàng nghìn năm mãi đến hết năm 1367.

Tiếc rằng Hồ Quý Ly sau khi cướp ngôi nhà Trần đã không giữ được nước, các sách vở có giá trị, kể cả các nghiên cứu của Đặng Lộ và Trần Nguyên Đán đều bị quan Minh lấy chở về Nam Kinh. Khiến các công trình nghiên cứu quý báu bị thất truyền.

Cháu 4 đời và 5 đời của Đặng Lộ là Đặng Tất và Đặng Dung đều là những tướng tài trụ cột trong thời Hậu Trần. (Xem bài: Đặng Tất: Vị tướng tài không gặp được minh chủ)

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video: