Những việc cần làm để phát huy giá trị bản thân

Những việc cần làm để phát huy giá trị bản thân

Khi sống theo giá trị bản thân của mình, bạn cảm thấy tốt hơn và tập trung hơn vào việc làm những điều quan trọng đối với bạn. Trong hướng dẫn này, bạn sẽ thấy cách đạt được điều đó.

Giá trị bản thân là gì?

Giá trị bản nhân là những thứ quan trọng đối với bạn, là những đặc điểm và hành vi thúc đẩy bạn và định hướng các quyết định của bạn.

Ví dụ, có thể bạn coi trọng sự trung thực. Bạn tin vào sự trung thực ở mọi nơi có thể và bạn cho rằng điều quan trọng là phải nói những gì bạn thực sự nghĩ. Khi bạn không nói ra suy nghĩ của mình, bạn có thể cảm thấy thất vọng về chính mình.

Hoặc có thể bạn coi trọng lòng tốt. Bạn giúp đỡ người khác và bạn hào phóng dành thời gian và nguồn lực của mình cho những mục đích xứng đáng hoặc cho bạn bè và gia đình.

Đó chỉ là hai ví dụ về giá trị cá nhân trong số rất nhiều. Mỗi người đều có giá trị của riêng mình và chúng có thể hoàn toàn khác nhau. Một số người có tính cạnh tranh, trong khi những người khác coi trọng sự hợp tác. Một số người coi trọng sự mạo hiểm, trong khi những người khác lại thích sự an toàn.

Vì sao giá trị bản thân lại quan trọng?

Giá trị bản thân quan trọng bởi vì bạn có thể cảm thấy tốt hơn nếu bạn đang sống theo các giá trị của mình và cảm thấy tồi tệ hơn nếu bạn không làm như vậy. Điều này áp dụng cho cả những quyết định hàng ngày và những lựa chọn lớn hơn trong cuộc sống.

Ví dụ, nếu bạn coi trọng sự phiêu lưu, bạn có thể sẽ cảm thấy ngột ngạt nếu để mình bị cha mẹ hoặc những người khác tạo áp lực phải đưa ra những lựa chọn “an toàn” như một công việc văn phòng ổn định và một cuộc sống gia đình ổn định. Đối với bạn, nghề nghiệp liên quan đến du lịch, bắt đầu kinh doanh riêng hoặc các cơ hội mạo hiểm khác có thể thích hợp hơn.

Mọi người đều khác nhau và điều gì khiến bạn hạnh phúc có thể khiến người thân của bạn cảm thấy lo lắng hoặc mệt mỏi. Xác định các giá trị bản thân của bạn và sau đó sống theo chúng có thể giúp bạn cảm thấy thỏa mãn hơn và đưa ra những lựa chọn khiến bạn hạnh phúc, ngay cả khi chúng không có ý nghĩa đối với người khác. Bạn sẽ thấy cách thực hiện điều đó trong các phần sau.

Cách xác định giá trị bản thân

Có nhiều lúc bạn không xác định được giá trị bản thân của mình? Bạn không biết mình làm tốt việc gì và muốn gì? Làm sao để biết được đâu thật sự là những giá trị của mình? Đừng lo lắng! Thật ra, bạn có nhiêu tài năng và khả năng tiềm ẩn liên quan đến công việc nhiều hơn bạn tưởng. 

Hãy thực hiện những bước sau để khám phá chúng: 

Tự trả lời câu hỏi “Bạn thật sự muốn gì?”

Stephen Covey – Doanh nhân và diễn giả nổi tiếng ở Mỹ chia sẻ “Hãy chắc chắn khi bạn đặt chân lên nấc thang thành công thì nó phải dựa vào bức tường phù hợp nhất.”

Nếu bạn theo đuổi con đường không thuộc về mình, dù đạt được mục tiêu nhưng vẫn không thấy thỏa mãn với thành quả đạt được? Hãy xem xét lại con đường bạn đang đi. Nó bắt nguồn từ việc lắng nghe trực giác của chính mình. Bất kỳ lúc nào bạn gặp phải vấn đề gì, hãy nhìn lại mình và tự hỏi “Tôi thật sự muốn gì?”. Chủ động lắng nghe tiếng lòng của bạn. Nó sẽ đưa bạn đến nơi cần đến.

Học cách chấp nhận và thích nghi

“Thất bại là mẹ thành công”. Mọi điều sẽ không diễn ra theo ý bạn mong muốn. Nếu gặp thất bại, hãy tĩnh tâm suy nghĩ về tính cách bản thân và cách thay đổi phù hợp. Tuy nhiên, luôn chắc chắn những thay đổi này mang lại niềm hạnh phúc chứ không phải để tạo ấn tượng với mọi người.

Hãy bắt đầu với những bài tập nhỏ như tạo thói quen suy nghĩ sâu sắc mọi vấn đề, học cách thích nghi với những điều mới mẻ. Bạn có thể hoàn thiện kỹ năng sống của mình để nhận ra rõ hơn giá trị bản thân.

Tìm hiểu về quá khứ cũng là phương pháp khoa học để xác định giá trị thực của mình. Chẳng hạn hành xử lúc bạn gặp áp lực hay cách sử dụng tiền? Việc trả lời những câu hỏi sẽ làm bạn rút ra giá trị nổi bật của bản thân khi rơi vào hoàn cảnh đó.

Đánh giá bản thân

Chỉ khi bạn hiểu rõ các giá trị sống của bản thân, bạn sẽ tạo dựng cho mình một nền tảng tự tin chắc chắn.

“Chúng ta suy nghĩ và tin như thế nào thì chúng ta sẽ trở thành người như thế ấy”. Chính bạn chứ không phải một ai khác mang lại giá trị cho bản thân mình. Đừng để bị hạn chế vì những định kiến hay những suy nghĩ hạn hẹp của chính mình. Hãy khát khao và nghĩ về những điều lớn lao, tốt đẹp hơn. Mức độ đánh giá bản thân quyết định hình ảnh chủ quan của bạn. Đây chính là cách bạn nhìn nhận và suy nghĩ về bản thân trong các mối quan hệ hàng ngày.

Cho dù ngoại hình, sức khỏe, vị thế hay khả năng… của bạn là gì đi chăng nữa, hãy luôn tự tin về giá trị bản thân mình. Mỗi người trong chúng ta đều đang sở hữu một tài năng tiềm ẩn, điểm mạnh, điểm yếu, tính cách riêng… Hãy khám phá chúng và phát triển thành công hơn. 

Thành thực với bản thân

Giá trị quan trọng nhất của con người là sự chính trực. Thực tế cuộc sống đã chứng minh “Sự chính trực không chỉ là một giá trị, mà nó đảm bảo cho tất cả các giá trị khác”.

Mức độ chính trực càng cao thì chúng ta càng thấy mạnh mẽ hơn trong công việc Hãy để chính mình lên tiếng, tự khám phá ra sở thích thật của mình, đừng cố bó buộc mình theo quan điểm của bất kỳ ai, bất kỳ điều gì, hãy tự khám phá ra sở thích thật sự của mình, và thậm chí khi đó bạn có thể phát hiện ra rằng sở thích của mình thay đổi tùy theo mỗi ngày, tùy theo tâm trạng.

Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta có những quan điểm, suy nghĩ của riêng mình! Cần nhận biết xem mình thích điều gì và không thích điều gì. Hãy học cách tôn trọng giá trị bản thân, vượt lên ý kiến của người khác, miễn là nó giúp bạn cảm thấy thoải mái tự tin khi nhìn nhận tất cả mọi việc.

Salem Ohgna 

Tham khảo sách Chinh phục mục tiêu- Brian Tracy

Giá trị bản thân có thể đem đến thành công từ công việc hàng ngày. Khi việc bạn làm và cách bạn cư xử hòa hợp với các giá trị của bản thân, cuộc sống sẽ trở nên vui vẻ hơn và công việc không còn là gánh nặng.

Vậy làm thế nào để nâng cao được giá trị bản thân, hãy tham khảo 5 việc nên thực hiện dưới đây.

Đọc sách

Thế giới rộng lớn đến mức bạn không thể khám phá hết, nhưng bạn có thể đọc được cả thế giới trong sách.

Tỷ phú Charlie Munger, phó chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathawway (Mỹ) từng nói: "Tôi đã gặp nhiều người thông minh và thành đạt ở mọi lĩnh vực. Họ giống nhau một điểm: Ngày nào cũng đọc sách".

Cải thiện sức khỏe

Trên Zhihu, mạng xã hội hỏi đáp lớn nhất Trung Quốc có câu hỏi: "Thứ đắt nhất bạn từng mua là gì?". Câu trả lời nhiều người tâm đắc nhất là: "Đó là sức khỏe, bởi bệnh tật lúc nào cũng có thể khiến gia đình tán gia bại sản".

Trong một cuộc phỏng vấn về sức khỏe bản thân, tỷ phú Warren Buffett nói: "Nếu tôi tặng bạn một chiếc xe và đó là chiếc duy nhất trong cuộc đời, bạn sẽ chăm sóc tốt nhất có thể. Dù hỏng hóc nào xảy ra, bạn sẽ nhanh chóng sửa chữa. Điều này cũng đúng với bộ não và cơ thể của chúng ta. Đừng đợi 50 tuổi mới bắt đầu lo cho nó, bởi đến lúc đó rệu rão lắm rồi".

Tỷ phú Warren Buffett phát biểu tại đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của tập đoàn Berkshire Hathaway ở Nebraska, Mỹ. Ảnh: AP.

3. Duy trì thói quen tốt

Kỹ sư Matt Cutts của Google từng chia sẻ câu chuyện 30 ngày thử thách bản thân. Ông tự quy định mỗi ngày phải hoàn thành 4 nhiệm vụ: Đạp xe đi làm, đi bộ 10.000 bước, chụp ảnh và viết tự truyện, đồng thời từ bỏ 4 thói quen xem tivi, ăn đồ ngọt, dùng Twitter và uống cà phê. Ba mươi ngày sau, Matt Cutts giảm cân thành công mà thấy tinh thần phấn chấn hơn để bắt tay vào những dự án mới.

"Sau thử thách, tôi phải cảm ơn chính bản thân sau 30 ngày duy trì thói quen lành mạnh đó", Matt Cutts nói.

Nhà triết họ Hy Lạp cổ đại Aristoteles nói: "Cuộc sống của chúng ta là tổng hòa của vô số thói quen". Beethoven cũng chia sẻ: "Giọt nước có thể làm mòn tảng đá, không phải vì giọt nước có sức mạnh, mà do nước chảy liên tục ngày đêm. Do đó ta có thể khẳng định, không nhích từng bước thì không bao giờ có thể đi xa ngàn dặm".

4. Tận dụng thời gian

Trên đời này, thứ công bằng duy nhất chính là thời gian bởi một ngày của mọi người đều dài như nhau. Albert Einstein từng nói: "Sự khác biệt giữa mọi người chính ở cách sử dụng thời gian rảnh rỗi. Thời gian này sẽ sinh ra tài năng, người lười biếng, nghiện rượu hay cờ bạc".

Đừng bao giờ lãng phí thời gian và đừng sống mông lung. Khi làm cho thời gian có ý nghĩa, cuộc sống cũng trở nên ý nghĩa. Cách bạn sử dụng thời gian quyết định bạn sẽ sống thế nào.

5. Tăng giá trị của các mối quan hệ xã hội

Người thành công thường là có quan hệ xã hội tốt. Mối liên hệ giữa con người với nhau, về bản chất là sự trao đổi giá trị. Mở rộng quan hệ không phải là bạn biết thêm bao người, mà có bao nhiêu người biết tới bạn. Khi bản thân không có giá trị, việc bạn biết bao nhiêu người cũng không có giá trị.

Vy Trang (Theo aboluowang)