Nhược điểm của phương pháp liên hoàn là gì

Công ty Hóa Chất Xây Dựng Phương Nam Add: 131 Nguyễn thái sơn, Phường 7, Quận Gò vấp, Tp.HCM Phone: 0964 861 479 Tell: 08. 35886184 TGĐ: Lê Hoàng Nam

Email:

Phương pháp thay thế liên hoàn là một trong những phương pháp tính toán kĩ thuật được sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế.

Hình minh họa (Nguồn: Slidescarnival)

Khái niệm

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kì phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. 

Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định, ta sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. 

Phương pháp thay thế liên hoàn là một trong những phương pháp tính toán kĩ thuật được sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế. 

Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố. 

Ví dụ: chỉ tiêu doanh số bán hàng của một công ty ít nhất chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi 2 nhân tố: khối lượng bán hàng và giá bán hàng hóa. Thông qua phương pháp thay thế liên hoàn, các nhà phân tích có thể nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố lên chỉ tiêu cần phân tích.

Nguyên tắc sử dụng

Nguyên tắc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn:

Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu kinh tế phân tích và thể hiện mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích bằng một công thức nhất định. Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo trình tự nhất định và chú ý: 

+ Nhân tố khối lượng thay thế trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau. 

+ Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau. 

+ Xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì lấy kết quả tính toán của bước trước để tính mức độ ảnh hưởng và cố định các nhân tố còn lại. 

Nội dung và trình tự của phương pháp thay thế liên hoàn

(Theo: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, Trường Đại học Xây dựng miền Trung)

- Xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ của chúng với chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức tính của chỉ tiêu phân tích.

- Sắp xếp thứ tự các nhân tố từ trái sang phải, từ nhân tố số lượng sang nhân tố chất lượng; Trường hợp có nhiều nhân tố số lượng (chất lượng) cùng ảnh hưởng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau và không được đảo lộn trình tự. 

- Tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố một theo trình tự. Nhân tố nào được thay thế, nó sẽ giữ nguyên giá trị thực tế từ đó; còn các nhân tố chưa được thay thế phải giữ nguyên giá trị ở kì gốc hoặc kì kế hoạch. Thay thế xong một nhân tố, phải tính ra cụ thể kết quả lần thay thế đó. 

- Có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần và tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng với đối tượng phân tích. 

- Lần lượt thay thế nhân tố kế hoạch bằng nhân tố thực tế theo trình tự, mỗi lần thay thế tính ra được chỉ tiêu phân tích mới, rồi so sánh với chỉ tiêu phân tích đã tính ở bước trước. Ta sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế. 

(Tài liệu tham khảo: Bài giảng môn "Phân tích hoạt động kinh doanh", Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông)

Tuyết Nhi

Tóm tắt nội dung tài liệu

Câu 1: Trình bày ưu nhược điểm của các phương pháp phân tích kinh tế; <br /> phạm vi ứng dụng của các phương pháp.<br /> Phương pháp phân tích kinh tế được hiểu là tổng hợp các cách thức, thủ pháp, <br /> công thức, mô hình… được sử dụng trong quá trình phân tích để nghiên cứu bản <br /> chất và quy luật vận động của các hiện tượng kinh tế.<br /> Trong phân tích kinh tế, có thể sử dụng rất nhiều các phương pháp phân tích khác <br /> nhau. Tùy theo mục đích, nội dung và điều kiện số liệu đầu và của phân tích mà <br /> người ta lựa chọn các cách thức  phân tích cho phù hợp. Sau đây là các phương <br /> pháp phân tích kinh tế chủ yếu và thông dụng hiện nay:<br /> 1.Phương pháp so sánh<br /> So sánh là phương pháp cổ điển, đơn giản có từ lâu đời nhưng rất quan trọng khi <br /> nghiên cứu để nhận thức các hiện tượng.<br /> Bản chất của so sánh trong phân tích kinh tế là đem đối chiếu hiện tượng này với <br /> hiện tượng khác để thấy được sự giống và khác biệt giữa các hiện tượng trên <br /> những phương diện nhất định.<br /> Yêu cầu đối với so sánh là phải so sánh ở trạng thái đồng nhất. Cụ thể khi so sánh <br /> ta cần chú ý các điều kiện sau:<br /> +Phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu:<br /> Thông thường nội dung kinh tế của các chỉ tiêu có tính ổn định và được quy định <br /> thống nhất. Tuy nhiên do đặc tính của chỉ tiêu là mang tính tương đối và có thể <br /> thay đổi tùy theo điều kiện lịch sử, bởi vậy nội dung kinh tế của nó cũng có thể <br /> thay đổi theo các chiều hướng khác nhau như mở rộng hay thu hẹp phạm vi phản <br /> ánh, được khu vực hóa và quốc tế hóa… Trong các trường hợp như vậy, để đảm <br /> bảo so sánh được, cần tính toán lại trị số gốc của chỉ tiêu cho phù hợp với nội <br /> dung mới.<br /> +Phải đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính toán các chỉ tiêu:<br /> Trong kinh doanh, các chỉ tiêu có thể được thống kê và tính toán theo các phương <br /> pháp khác nhau do tác động của hàng loạt các yếu tố khách quan cũng như chủ <br /> quan. Khi so sánh, cần lựa chọn hoặc tính lại các trị số chỉ tiêu theo một phương <br /> pháp thống nhất. Chẳng hạn, cùng một chỉ tiêu trọng tải phương tiện bình quân <br /> nhưng bằng các phương pháp tính toán khác nhau sẽ cho những kết quả khác nhau.<br /> +Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính toán cả về số lượng, thời gian và giá trị.<br /> Ngoài các điều kiện trên, khi so mức độ đạt được của các chỉ tiêu ở các doanh <br /> nghiệp khác nhau, còn cần đảm bảo các điều kiện khác như cùng mục tiêu kinh <br /> doanh, môi trường kinh doanh, quy mô, trình độ trang bị kỹ thuật của sản xuất <br /> tương tự nhau…<br /> Tất cả các điều kiện trên gọi chung là đặc tính “có thể so sánh” hay tính “so sánh <br /> được’ của các chỉ tiêu phân tích.<br /> Số liệu dùng để so sánh;<br /> +Số tuyệt đối:<br /> Là số tập hợp trực tiếp từ các yếu tố cấu thành hiện tượng kinh tế được phản ánh <br /> như: Tổng sản lượng, tổng chi phí, tổng số lao động…<br /> Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy khối lượng, quy mô của hiện tượng.<br /> +Số tương đối: <br /> Là số biểu thị dưới dạng số phần trăm, số tỷ lệ hoặc hệ số sử dụng. Ví dụ như: <br /> tỷ lệ phần trăm thay đổi của doanh thu thuần năm 2014 so với năm gốc 2013 hay <br /> hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ…<br /> Số tương đối có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu của hiện tượng kinh tế, <br /> đặc biệt cho phép liên kết các chỉ tiêu không tương đương để phân tích.<br /> +Số bình quân<br /> Là số phản ánh mặt chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phát triển không đồng <br /> đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng kinh tế. Số bình quân có thể biểu thị <br /> dưới dạng số tuyệt đối (năng suất phương tiện bình quân, doanh thu bình quân…) <br /> cũng có thể biểu thị dưới dạng số tương đối (tỷ suất chi phí bình quân, tỷ suất lợi <br /> nhuận bình quân…)<br /> Sử dụng số bình quân cho phép nhận định tổng quát về hoạt động kinh tế của <br /> doanh nghiệp, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật…Tuy nhiên cũng cần lưu ý, <br /> số lượng mà số bình quân phản ánh không tồn tại trong thực tế. Khi sử dụng số <br /> bình quân, cần tính tới các khoảng dao động tối đa, tối thiểu.<br /> Phương pháp so sánh có một số ưu, nhược điểm như sau:<br /> +Ưu điểm:<br /> ­Ưu điểm lớn nhất của phương pháp so sánh là cho phép tách ra được những nét <br /> riêng, nét chung của các hiện tượng được so sánh làm tiền đề cho việc đánh giá <br /> các mặt phát triền hay kém phát triển; hiệu quả hay không hiệu quả để từ đó đề <br /> xuất các giải pháp tổ chức hợp lý và tối ưu trong từng trường hợp cụ thể.<br /> ­Đơn giản, dễ thực hiện<br /> ­Là phương pháp bổ trợ khi sử dụng các phương pháp phân tích kinh tế khác.<br /> ­Với việc sử dụng cả số tuyệt đối, tương đối và số bình quân khi so sánh có thể <br /> cho ta những đánh giá toàn diện cả về quy mô, sự thay đổi kết cấu cũng như cho <br /> phép ta đưa ra những nhận định tổng quát về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.<br /> +Nhược điểm:<br /> ­Phương pháp so sánh chỉ cho phép xem xét, đánh giá kết quả  mà không tìm hiểu <br /> được nguyên nhân bản chất bên trong gây ra sự biến động hoạt động kinh tế của <br /> doanh nghiệp.<br /> Phạm vi ứng dụng:<br /> +So sánh giữa thực tế và kế hoạch<br /> Mục đích là để đánh giá sơ bộ mức độ hoàn thành kế hoạch, xác định tiềm năng <br /> nâng cao mức độ đạt được của các chỉ tiêu. <br /> +So sánh giữa chỉ tiêu kỳ thực hiện và kỳ phân tích<br /> Mục đích của so sánh trong trường hợp này là để đánh giá xu hướng phát triển và <br /> nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu phân tích đồng thời nghiên cứu các cơ hội và khả <br /> năng để đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu.<br /> +So sánh giữa các doanh nghiệp<br /> Mục đích là để đánh giá vị trí và tìm ra những nguồn dự trữ trong sản xuất của <br /> doanh nghiệp. Khi so sánh hai hay nhiều doanh nghiệp phải đảm bảo sự so sánh là <br /> đồng nhất. Ngoài ra khi so sánh phải lựa chọn những chỉ tiêu so sánh có khả năng <br /> phản ánh được bản chất của hiện tượng đem so sánh.<br /> Chẳng hạn, khi so sánh năng suất phương tiện giữa các doanh nghiệp vận tải ô tô <br /> có cơ cấu đoàn xe theo trọng tải khác nhau thì không thê chỉ dùng chỉ tiêu năng suất <br /> bình quân một đầu xe nà cần chọn chỉ tiêu năng suất bình quân một tấn phương <br /> tiện hoặc một ghế xe. <br /> +So sánh chỉ tiêu của doanh nghiệp với chỉ tiêu bình quân của ngành<br /> Việc so sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với chỉ tiêu bình quân toàn ngành <br /> thường là do các cơ quan quản lý cấp trên tiến hành với mục đích là để đánh giá và <br /> xếp hạng doanh nghiệp trong ngành.<br /> Đối với doanh nghiệp vận tải ô tô, người ta thường dùng các chỉ tiêu để so sánh <br /> như: Tỷ suất lợi nhuận, doanh thu bình quân, giá thành bình quân, năng suất lao <br /> động bình quân, tiền lương bình quân, năng suất lao động bình quân..<br /> 2.Các phương pháp phân tích yểu tố<br /> Mỗi hiện tượng hay quá trình kinh tế diễn ra đều chịu tác động của hàng loạt các <br /> nhân tố khác nhau, trong đó có nhân tố chủ quan, nhân tố khách quan, nhân tố trực <br /> tiếp, nhân tố gián tiêp…<br /> Để có thể xác định rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kinh tế này hay hiện tượng <br /> kinh tế khác, trong phân tích kinh tế người ta sử dụng công cụ phân tích yếu tố. <br /> Phân tích yếu tố được sử dụng để lượng hóa mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu yếu <br /> tố đến chỉ tiêu kết quả mà ta phân tích. <br /> Điều kiện để áp dụng phương pháp phân tích yếu tố là các yếu tố phải được <br /> lượng hóa và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phải được biểu thị dưới dạng hàm số;<br /> F(xi) = F (x1,  x2,….,xn)      i=<br /> Trong đó:<br /> ­F là chỉ tiêu kết quả mà ta cần phân tích<br /> ­x1, x2,….,xn là các yếu tố ảnh hưởng<br /> Tùy theo mục đích, yêu cầu về độ chính xác và điều kiện số liệu đầu vào của phân <br /> tích ta có thể sử dụng nhiều phương pháp phân tích yếu tố khác nhau.<br /> 1.1.Phương pháp thay thế liên hoàn<br /> Bản chất của phương pháp này là khi phân tích ảnh hưởng của một chỉ tiêu yếu tố <br /> nào đó đến chỉ tiêu phân tích người ta cố định các yếu tố khác còn lại. Mức độ ảnh <br /> hưởng của từng nhân tố được xác định bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các <br /> nhân tố để xác định giá trị của chỉ tiêu phân tích khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó lấy <br /> kết quả trừ đi giá trị của chỉ tiêu phân tích ở kỳ gốc. Phương pháp này được áp <br /> dụng khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích dưới dạng tích số (hoặc <br /> thương số).<br /> Ưu, nhược điểm của phương pháp thay thê liên hoàn<br /> +Ưu điểm:<br /> ­Tính toán đơn giản<br /> ­Cho phép xác định được nguyên nhân của hiện tượng kinh tế<br /> ­Lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố<br /> +Nhược điểm:<br /> ­Không xem xét được mức độ ảnh hưởng đồng thời của tất cả các yếu tố tới chỉ <br /> tiêu phân tích.<br /> ­Khi xét ảnh hưởng của một nhân tố nào đó, người ta lại cố định các nhân tố còn <br /> lại. Trong thực tế, sự ảnh hưởng của các nhân tố là đồng thời bởi vậy nếu xác <br /> định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố bằng phương pháp thay thế liên hoàn thì <br /> tổng đại số mức ảnh hưởng của tất cả các yếu tố sẽ nhỏ hơn mức thay đổi của <br /> chính chỉ tiêu phân tích. Phần thiếu  hụt này được gọi là lượng dư; lượng dư này <br /> chính là do các yếu tố ảnh hưởng đồng thời gây nên.<br /> ­Chỉ áp dụng được khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích dưới dạng tích <br /> số (hoặc thương số)<br /> 1.2.Phương pháp dồn lượng dư cho yếu tố đứng sau:<br /> Nguyên tắc chung của phương pháp này là lượng dư do các yếu tố ảnh hưởng <br /> đồng thời sẽ được dồn cho yếu tố đứng sau.<br /> Ưu nhược điểm của phương pháp dồn lượng dư cho yếu tố đứng sau;<br /> +Ưu điểm:<br /> ­Tính toán đơn giản<br /> ­Cho phép xác định được nguyên nhân của hiện tượng kinh tế<br /> ­Lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố<br /> ­Khắc phục được nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoàn là đã phân chia <br /> hết lượng dư cho các yếu tố ảnh hưởng: Tổng đại số mức ảnh hưởng của tất cả <br /> các yếu tố sẽ bằng mức thay đổi của chỉ tiêu phân tích.<br /> +Nhược điểm:<br /> ­Việc dồn lượng dư cho yếu tố đứng sau như vậy là thiếu chính xác bởi vì lượng <br /> dư là do các yếu tố đồng thời gây nên chứ không phải chỉ do các yếu tố đứng sau.<br /> ­Khi thay đổi trật tự các chỉ tiêu trong công thức tính toán thì kết quả phân tích <br /> cũng thay đổi theo.<br /> ­Chỉ áp dụng được khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích dưới dạng tích <br /> số (hoặc thương số).<br /> 1.3.Phương pháp chia đều lượng dư<br /> Nguyên tắc của  phương pháp này là lượng dư được chia đều cho các yếu tố ảnh <br /> hưởng không phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít của từng yếu tố tạo <br /> ra lượng dư đó.<br /> +Ưu điểm:<br /> ­Tính toán đơn giản<br /> ­Cho phép xác định được nguyên nhân của hiện tượng kinh tế<br /> ­Lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố<br /> ­Khắc phục được nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoàn là đã phân chia <br /> hết lượng dư cho các yếu tố ảnh hưởng: Tổng đại số mức ảnh hưởng của tất cả <br /> các yếu tố sẽ bằng mức thay đổi của chỉ tiêu phân tích.<br /> +Nhược điểm:<br /> ­Việc chia đều lượng dư cho các yếu tố là thiếu chính xác, vì trong thực tế mức <br /> độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau là khác nhau.<br /> ­Chỉ áp dụng được khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích dưới dạng tích <br /> số (hoặc thương số).<br /> 1.4.Phương pháp chia lượng dư theo tỷ lệ<br /> Nguyên tắc: Lượng dư do các yếu tố ảnh hưởng đồng thời được phân chia theo tỉ <br /> lệ ảnh hưởng nhiều hay ít của từng yếu tố cấu thành tạo ra lượng dư đó.<br /> +Ưu điểm:<br /> ­Cho phép xác định được nguyên nhân của hiện tượng kinh tế<br /> ­Lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố<br /> ­Khắc phục được nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoàn là đã phân chia <br /> hết lượng dư cho các yếu tố ảnh hưởng: Tổng đại số mức ảnh hưởng của tất cả <br /> các yếu tố sẽ bằng mức thay đổi của chỉ tiêu phân tích.<br /> ­Phương pháp chia lượng dư theo tỷ lệ cho kết quả chính xác hơn các phương <br /> pháp trên<br /> +Nhược điểm:<br /> ­Tính toán phức tạp hơn<br /> ­Mặc dù lượng dư đã được chia cho các yếu tố theo tỷ lệ nhưng vẫn chưa cho kết <br /> quả chính xác tuyệt đối.<br />  ­Chỉ áp dụng được khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích dưới dạng tích <br /> số (hoặc thương số).<br /> 1.5.Phương pháp số chênh lệch<br /> Nguyên tắc: Đây là dạng biến đổi của phương pháp thay thế  liên hoàn. Khi xác <br /> định  ảnh hưởng của chỉ  tiêu yếu tố  nào đó đến chỉ  tiêu phân tích thì trong công <br /> thức tính toán chỉ tiêu này được thay thế dưới dạng hiệu số (số chênh lệch) giữa <br /> giá trị  của chỉ tiêu yếu tố kỳ phân tích và kỳ  gốc, các chỉ  tiêu đứng trước hiệu số <br /> lấy giá trị kỳ phân tích, các chỉ tiêu đứng sau hiệu số lấy giá trị kỳ gốc.<br /> Về bản chất, phương pháp này giống với phương pháp dồn lượng dư  cho yếu tố <br /> đứng sau.<br /> 1.6.Phương pháp tỷ lệ phần trăm<br /> Cơ sở của phương pháp này là kết quả  phân tích bằng phương pháp thay thế  liên <br /> hoàn và phương pháp số  chênh lệch. Nó được sử  dụng để  phân tích xem khi chỉ <br /> tiêu yếu tố thay đổi 1% sẽ làm cho chỉ tiêu phân tích thay đổi bao nhiêu %.<br /> +Ưu điểm:<br /> Phương pháp này có thể được sử dụng trong trường hợp không có đầy đủ số liệu.<br /> +Nhược điểm:<br /> Phạm vi ứng dụng:<br /> Các phương pháp tính yếu tố thường được dùng để  phân tích ảnh hưởng của các  <br /> chỉ  tiêu khai thác kỹ  thuật, giá thành bình quân, doanh thu bình quân đến khối <br /> lượng vận chuyển, lượng luân chuyển, doanh thu lợi nhuận… của doanh nghiệp  <br /> vận tải ô tô.<br /> 3.Phương pháp quy đổi<br /> Bản chất của phương pháp này là khi phân tích đánh giá hoạt động của doanh <br /> nghiệp mà trong kỳ phân tích có sự thay đổi lớn về các điều kiện khách quan so <br /> với kỳ gốc, các số liệu kỳ gốc sẽ được tính toán lại (quy đổi) theo điều kiện <br /> khách quan thực tế kỳ phân tích.<br /> +Ưu điểm;<br /> ­Loại trừ được ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến chỉ tiêu phân tích với <br /> mục đích để đảm bảo cho việc đánh giá các yếu tố chủ quan được chính xác. Như <br /> vậy, thông qua quy đổi để loại trừ sự tác động của yếu tố khách quan sẽ đảm bảo <br /> tính “so sánh được” của các chỉ tiêu phân tích.<br /> ­Trong giai đoạn môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải ô tô còn <br /> nhiều biến động như hiện nay thì việc ấp dụng phương pháp quy đổi là phù hợp <br /> và rất cần thiết.<br /> +Nhược điểm:<br /> ­Để thực hiện quy đổi cần phân tích để tìm ra hệ số điều chỉnh => việc tính toán sẽ <br /> phức tạp hơn. Nếu xác định hệ số điều chỉnh không phù hợp thì kết quả tính toán <br /> sẽ không chính xác.<br /> +Phạm vi ứng dụng:<br /> ­Khi các điều kiện khách quan của kỳ phân tích có sự biến động lớn so với kỳ gốc, <br /> các số liệu kỳ gốc cần phải được quy đổi cho phù hợp với điều kiện sản xuất <br /> kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Chẳng hạn, khi phân tích tổng chi phí mà <br /> trong kỳ phân tích có sự biến động lớn về giá cả và lượng luân chuyển thì tổng chi <br /> phí kế hoạch phải tính toán lại theo giá thực tế và tương ứng với lượng luân <br /> chuyển thực hiện.<br /> ­Hay khi phương tiện của doanh nghiệp hoạt động trên các loại đường khác nhau <br /> thì khi xác định số lần BDKT, SCPT cũng cần quy đổi ra đường loại I, rồi đó mới <br /> dùng quãng đường đã quy đổi này để tính toán.<br /> 4.Phương pháp chi tiết hóa<br /> Bản chất: Phân chia nhỏ các hiện tượng hay quá trình kinh tế phức tạp để có thể <br /> nghiên cứu một cách sâu sắc, cụ thể hơn.<br /> Thông thường việc chi tiết hóa được thực hiện theo các hướng sau;<br /> ­Chi tiết hóa theo bộ phận cấu thành của chỉ tiêu<br /> ­Chi tiết hóa theo thời gian<br /> ­Chi tiết hóa theo địa điểm xuất hiện<br /> +Ưu điểm;<br /> ­Cho phép phân tích các hiện tượng, quá trình kinh tế phức tạp một cách sâu sắc, <br /> cụ thế hơn.<br /> ­Chi tiết hóa sẽ giúp ích cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát, đúng và <br /> tìm được giải pháp có hiệu lực cho công việc kinh doanh.<br /> ­Chi tiết hóa theo địa điểm xuất hiện sẽ cho phép đánh giá được kết quả thực hiện <br /> hạch toán kinh doanh nội bộ; khai thác được các khả năng tiềm tàng về sử dụng <br /> vật tư, lao động, thiết bị…trong kinh doanh ở các bộ phận; đồng thời còn giúp phát <br /> hiện ra các đơn vị tiên tiến hoặc lạc hậu trong thực hiện các mục tiêu kinh doanh.<br /> +Nhược điểm:<br /> Khối lượng tính toán lớn<br /> +Phạm vi áp dụng<br /> ­Chi tiết hóa theo bộ phận cấu thành của chỉ tiêu<br /> Khi phân tích tổng khối lượng hay tổng lượng luân chuyển của doanh nghiệp vận <br /> tải ô tô thường được chi tiết theo mặt hàng vận chuyển, cự ly vận chuyển, loại <br /> phương tiện…<br /> Khi phân tích giá thành, chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm hoặc mức chi phí <br /> thường được chi tiết theo các khoản mục giá thành.<br /> ­Chi tiết hóa theo thời gian<br /> Trong sản xuất vận tải có thể chi tiết hóa sản lượng vận chuyển theo mùa, tháng, <br /> quý trong năm hoặc tuần trong tháng để nghiên cứu tính đều đặn của sản xuất vận <br /> tải.<br /> ­Chi tiết hóa theo địa điểm xuất hiện<br /> Đối với doanh nghiệp vận tải ô tô, có thể tiến hành chi tiết hóa chi phí cho từng <br /> đội xe, xưởng…<br /> 5.Phương pháp cân đối<br /> Đây là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế dựa trên mối quan <br /> hệ tương ứng cân bằng hoặc phải tồn tại sự cân bằng giữa các  hiện tượng hay <br /> quá trình kinh tế. <br /> +Ưu điểm:<br /> +Nhược điểm:<br /> Chỉ có thê phân tích khi tồn tại sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các hiện <br /> tượng và quá trình kinh doanh.<br /> +Phạm vi ứng dụng:<br /> Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để phân tích tình hình tài chính và sử <br /> dụng vật tư kỹ thuật trong doanh nghiệp, phân tích điểm hòa vốn…<br /> 6.Phương pháp chỉ số<br /> Chỉ số: Là số tương đối biểu thị quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của một <br /> hiện tượng kinh tế hoặc giữa hai hiện tượng kinh tế mà các phần tử của nó không <br /> thể cộng trực tiếp với nhau.<br />  Lưu ý: <br />  Khi muốn so sánh các mức độ của hiện tượng kinh tế phức tạp, cần chuyển các <br /> phần từ có tính chất khác nhau thành giống nhau để có thể trực tiếp cộng lại. Khi <br /> có nhiều yếu tố cùng tham gia vào việc tính toán chỉ số, phải giả định chỉ có một <br /> yếu tố thay đổi còn các yếu tố khác không đổi.<br /> Chỉ số được phân chia thành nhiều loại tùy theo mục đích nghiên cứu.<br /> +Căn cứ vào phạm vi tính toán, chỉ số được chia thành:<br /> ­Chỉ số cá thể<br /> ­Chỉ số chung<br /> +Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu phân tích, chỉ số gồm:<br /> ­Chỉ tiêu số lượng<br /> ­Chỉ tiêu chất lượng<br /> +Ưu điểm:<br /> +Nhược điểm;<br /> Chỉ có thể ứng dụng trong trường hợp quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế có <br /> dạng tích hoặc dạng thương.<br /> +Phạm vi ứng dụng<br /> Phương pháp chỉ số thường được sử dụng để phân tích quan hệ giữa các hiện <br /> tượng hay quá trình kinh tế. Chẳng hạn như: phân tích biến động của chỉ tiêu bình <br /> quân do ảnh hưởng của sự thay đổi của kết cấu, phân tích quan hệ động thái giữa <br /> các chỉ tiêu.<br /> Ngoài các phương pháp trên đây, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác <br /> như: phương pháp mô hình hóa, phương pháp tương tự, phương pháp tích phân, <br /> phương pháp chuyên gia…<br />

Page 2

YOMEDIA

Trong phân tích kinh tế, có thể sử dụng rất nhiều các phương pháp phân tích khác nhau. Tùy theo mục đích, nội dung và điều kiện số liệu đầu và của phân tích mà người ta lựa chọn các cách thức phân tích cho phù hợp. Sau đây là các phương pháp phân tích kinh tế chủ yếu và thông dụng hiện nay. Tham khảo tài liệu câu 1 "Trình bày ưu nhược điểm của các phương pháp phân tích kinh tế, phạm vi ứng dụng của các phương pháp" để nắm bắt thông tin chi tiết.

28-11-2015 836 13

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ đề