Nidec viet nam p lương 1 tháng là bao nhiêu năm 2024

Theo đó, công ty quyết định tăng lương cơ bản 300.000 đồng/người đồng nhất cho tất cả công nhân (bậc 1 từ 4.730.000 đồng tăng lên 5.030.000 đồng). Phần chênh lệch % sẽ được công ty tính vào phụ cấp (phụ cấp tính đóng các loại bảo hiểm bắt buộc, tính tăng ca). Bậc lương, phụ cấp sau thay đổi sẽ được gửi đến email cá nhân của mỗi người. Tiền lương chênh lệch so với mức lương cũ sẽ được chi trả vào kỳ lương tiếp theo. Thời gian áp dụng tăng lương từ ngày 1-7-2022.

Công nhân Công ty TNHHH Nidec Servo đối thoại cùng ban giám đốc vào ngày 25-6

Trước đó, vào chiều 26-8, Ban quản lý Khu Công nghệ cao mời người đại diện pháp luật cùng Chủ tịch Công đoàn cơ sở của 4 công ty thuộc hệ thống Nidec (Công ty TNHH Nidec Việt Nam, Công ty TNHH Nidec Servo, Công ty TNHH Nidec Copal và Công ty TNNH Nidec Sankyo) và đại diện Công đoàn Viên chức thành phố dự họp lắng nghe ý kiến.

Sau đó, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao đề nghị 4 công ty thống nhất mức tăng lương theo Nghị định 38/CP/2022 là 300.000 đồng/người. Công ty và công đoàn tổ chức lấy ý kiến giữa các mức thang bảng lương để thống nhất mức áp dụng. Ban Quản lý Khu Công nghệ cao cũng đề nghị các công ty phải nghiêm túc thực hiện xây dựng thỏa ước lao động tập thể, tổ chức đối thoại định kỳ với người lao động theo Nghị định 145/NĐ/2020 của Chính phủ nhằm tạo quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ, ổn định tại các doanh nghiệp.

Ban Quản lý Khu Công nghệ cao yêu cầu trong vòng 7 ngày các doanh nghiệp Nidec phải báo cáo kết quả thực hiện tăng lương tối thiểu cho công nhân.

Công nhân Công ty TNHH Nidec Servo ngừng việc vào sáng 25-8

Trước đó, vào sáng 25-8, gần 1.000 công nhân Công ty TNHH Nidec Servo đã ngừng việc kiến nghị tăng lương. Công nhân đã có đơn kiến nghị tăng lương theo bậc gửi ban giám đốc công ty. Công đoàn công ty đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến của toàn thể công nhân, 100% công nhân không đồng ý với mức tăng 260.000 đồng đều cho các bậc lương.

Trong đơn kiến nghị, công nhân nêu các phúc lợi của công nhân như đi du lịch, tiệc tất niên cũng bị công ty cắt. Vậy mà công ty vẫn ban hành quyết định tăng lương khi không đạt được sự đồng thuận của công nhân. Công nhân kiến nghị ban giám đốc xem xét lại.

Nhiều chuyên gia cho biết việc thiếu hụt lao động (chủ yếu là lao động phổ thông) vẫn chưa đến mức phải cần nhập khẩu lao động nước ngoài. Một lượng lớn lao động phổ thông dôi dư nhưng tại sao các doanh nghiệp vẫn thiếu trước hụt sau? Lượng lao động dôi dư này đi đâu, vì sao họ quay lưng với doanh nghiệp?...

Thạc sĩ Lê Văn Thành, trưởng phòng quản lý khoa học Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, lý giải việc thiếu lao động tay nghề là thực tế, riêng lao động phổ thông không hẳn là thiếu. Cái thiếu ở đây chính là thiếu về sự tổ chức cơ cấu lao động, thiếu về bài toán cung cầu và nhất là lương không đủ sống.

“Khát” lao động

Tại các khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX-KCN) trên địa bàn TP.HCM và Bình Dương, hầu hết doanh nghiệp (DN) đều có nhu cầu tuyển lao động từ vài trăm đến vài ngàn người. Tại KCX Linh Trung I (Thủ Đức), hàng chục DN cho nhân viên tràn cả ra cổng đặt bàn tuyển dụng. Các nhân viên ở đây nói mỗi ngày họ chỉ nhận được khoảng 10 hồ sơ xin việc dù đã rao tuyển với nhiều hình thức ưu đãi. Thậm chí nhiều nhà máy tại khu vực Thuận An, Bình Dương còn tuyển lao động không cần hồ sơ, chỉ cần người vào làm việc ngay nhưng người xin việc vẫn thưa thớt.

Ngày 5-3, tại KCX Tân Thuận (Q.7, TP.HCM) thi thoảng mới có vài người đến các công ty hỏi chế độ làm việc rồi lặng lẽ quay đi. Các băngrôn tuyển dụng giăng ngang dọc các trục đường trong KCX này đã rách tươm vì chờ đợi qua nhiều tháng. Băngrôn nào cũng thể hiện sự gấp gáp trong tuyển dụng: “cần tuyển gấp” hoặc “khẩn cấp”. Hỏi đến DN nào cũng thấy thở dài thườn thượt vì đơn hàng đang gấp mà tìm công nhân như “bói cá”. Văn phòng Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Ban quản lý các KCX-KCN TP.HCM (Hepza) tại KCX Tân Thuận cũng chỉ loe hoe vài người. Các DN lắc đầu ngao ngán cho biết đã rao tuyển dự phòng mấy tháng trước tết mà mỗi ngày chỉ lèo tèo vài ba người hỏi tìm việc. Trước cổng Công ty TNHH Nidec Tosok VN dán thông báo “tuyển dụng nhân lực khẩn cấp”, đồng thời treo thưởng 600.000 đồng cho người giới thiệu được một lao động.

Ông Nguyễn Văn Bé - tổng giám đốc Công ty liên doanh Sepzone Linh Trung - nói nhu cầu của DN trong các KCX Linh Trung khoảng 7.000 người. Còn tại KCX Tân Thuận, ông Trần Thanh Hồng - phó tổng giám đốc thứ nhất Công ty TNHH Tân Thuận - khẳng định đang cần 5.000 người. Đó là chưa kể gần chục KCX, KCN khác cũng đang trong tình trạng “khát” lao động.

Cuộc họp tại Sở LĐ-TB&XH TP.HCM ngày 4-3 cho thấy hầu hết DN đều mất lao động từ 3-10%, nhu cầu tuyển dụng hiện nay của TP.HCM khoảng 50.000 lao động, trong đó riêng các KCX-KCN cần tới 12.000 lao động.

Vì lương thấp

Thạc sĩ Lê Văn Thành cho biết lương cơ bản của các lao động trong khu vực FDI chỉ khoảng 1,4 triệu đồng/tháng, nếu tăng ca cật lực cũng chỉ đạt 1,8-2,5 triệu đồng/tháng. Thu nhập như vậy là không thể đủ chi tiêu trong tình hình giá cả tăng vọt như hiện nay. “Mặt bằng lương của Việt Nam quá thấp, việc quy định lương tối thiểu như hiện nay cũng vô tình tạo điều kiện cho các DN dựa vào đó để trả thấp cho người lao động”.

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Văn Xê - phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM - cho rằng các DN cứ kêu ca thiếu lao động rồi đòi tuyển lao động nước ngoài mà không quan tâm việc vì sao thiếu lao động. “Các DN tăng lương đi, xem lao động có đến với họ hay không. Cứ kêu ca thiếu lao động trong lúc lương tăng nhỏ giọt, không đảm bảo đời sống người lao động thì lấy đâu ra người làm việc cho họ?” - ông Xê bức xúc. Còn ông Trần Hồng Sơn, chuyên viên Liên đoàn Lao động TP.HCM, cho biết ngoài việc trả lương thấp, nhiều DN còn luôn tìm cách để trừ các khoản tiền phúc lợi của người lao động. “Ngay cả tiền ăn, tiền BHXH, BHYT... họ còn tìm cách bóp chẹt người lao động thì việc người lao động quay lưng với DN là chuyện không tránh khỏi” - ông Sơn nói.

Một lao động quê Hà Tĩnh tên Hòa từng làm trong KCX Linh Trung I cho hay khi cần lao động thì DN hứa hẹn đủ điều. Nhưng khi đã ổn định họ bắt đầu vắt kiệt sức lao động, thậm chí khi ít đơn hàng họ tìm cách thải lao động khiến công nhân chán nản. Vì chán nản nên anh Hòa đã tìm về quê và sang Thái Lan lao động.

Nhiều nguồn tin cho biết tại các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An hiện đã có một lượng lớn lao động từ TP.HCM về quê đi làm việc tại Thái Lan. Một nghiên cứu của Trường đại học Huế cũng nói lao động tại Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị sang Lào làm việc, mỗi tháng trừ mọi chi tiêu cũng dư khoảng 2 triệu đồng.

Một khảo sát của Hepza nhấn mạnh nguyên nhân chính lao động bỏ việc là do tiền lương, thu nhập thấp. Qua thống kê, mức lương khởi điểm của người lao động tại các KCX-KCN không cao so với lương tối thiểu của Nhà nước, trung bình 1.284.000-1.450.000 đồng. Đó là chưa kể người sử dụng lao động chưa thực hiện đúng, đầy đủ thỏa thuận trong hợp đồng lao động về nâng lương cũng như tiền thưởng...

Phóng toCông nhân Nguyễn Thị Vân (trái), Công ty TNHH Sedo Vina, với bữa ăn tối là bịch bánh ướt chay mua trên đường Dương Quảng Hàm, Q.Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: Minh Đức

Không khả thi

Ngày 5-3, trao đổi về việc công ty nước ngoài trong KCX Tân Thuận kiến nghị tuyển lao động nước ngoài, ông Trần Thanh Hồng cho biết số lao động Philippines mà Công ty TNHH Nidec Tosok VN kiến nghị đưa sang VN có tay nghề nhưng vẫn là lao động phổ thông. Trong khi quy định nhà nước chỉ cho phép lao động nước ngoài có bằng cấp đại học hoặc chứng nhận năm năm kinh nghiệm vào làm việc. Theo ý kiến của ông Hồng, cần xem xét lại DN thiếu lao động tạm thời hay lâu dài để có thể cấp phép lao động nước ngoài vào làm việc có thời hạn nhằm duy trì sự ổn định sản xuất.

Theo ông Hồng, Công ty TNHH Nidec Tosok VN đã kiến nghị vấn đề này lên Hepza. Tuy nhiên, ông Nguyễn Tấn Định - phó trưởng ban Hepza - khẳng định quy định hiện hành không cho phép và khuyên các DN này nâng cao đãi ngộ để giữ, thu hút được lao động.

Về vấn đề này, thạc sĩ Thành nói: “Không ai cho nhập khẩu lao động phổ thông, chỉ trừ những nước có dân số già. Mặt khác, với mức lương như hiện nay thì giả sử có cho họ nhập lao động thì người lao động cũng không thể sống được. Hơn nữa Philippines và Lào đều có mặt bằng lương cao hơn hẳn Việt Nam, như Lào mức lương của họ cao hơn Việt Nam khoảng 20%. Liệu DN có dám trả lương cho họ cao hơn lao động Việt Nam hay không, vì như vậy sẽ dẫn đến mâu thuẫn tranh chấp. Đây là kiến nghị không khả thi, có chăng nếu họ đề nghị nhập khẩu lao động có tay nghề, chuyên gia thì cần xem xét một cách nghiêm túc”.

Chủ đề