Nội dung bài tập đọc về thăm bà

Đọc bàiVề thăm bà(sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 177). Dựa vào nội dung bài đọc, ghi dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất:

Những chi tiết liệt kê trong dòng nào cho thấy bà của Thanh đã già ?

Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.

Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.

Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.

Xem lời giải

Trường Tiểu Học Trần Thới 2  tổ chức KSCL giữa học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm học 2019-2020. Thầy cô và phụ huynh tham khảo dưới đây.

A – Kiểm tra đọc:(10 điểm )

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 01 đến tuần 09, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm)

a. Đọc thầm bài văn sau:

Về thăm bà

Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ:

– Bà ơi !

Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.

– Cháu đã về đấy ư ?

Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:

– Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu !

Thanh đi người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà đã che chở cho mình như những ngày còn nhỏ.

– Cháu đã ăn cơm chưa ?

– Dạ chưa. Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói.

Bà nhìn cháu giục:

– Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt !

Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảng trời xanh.

Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.

(Theo Thạch Lam)

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1:Không gian trong ngôi nhà của bà như thế nào khi Thanh trở về ? (0,5 điểm)

A. Yên lặng B. Nhộn nhịp C. Mát mẻ D. Ồn ào

Câu 2: Dòng nào cho thấy bà của Thanh đã già ? (0,5 điểm)

A. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
B. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, mắt hiền từ.
C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, mắt hiền từ.
D. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, chống gậy trúc.

Câu 3:Khi gặp lại bà, Thanh cảm thấy thế nào ? (0,5 điểm)

A. Thích thú B. Vui vẻ C. Đầm ấm D. Cảm động

Câu 4: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. (0,5 điểm)

Thanh cảm thấy……………………………………………………………………………..khi trở về ngôi nhà của bà.

Câu 5: Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà ? (0,5điểm)

A. Có cảm giác được bà che chở. B. Có cảm giác thong thả, bình yên.
C. Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở. D.Tất cả các ý câu trên.

Câu 6:Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình ?(1 điểm)

A. Vì Thanh luôn yêu mến, tin cậy bà.
C. Vì Thanh còn bé luôn yêu mến.
B. Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc, yêu thương.
D. Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.

Câu 7: Tìm trong truyện Về thăm bà dòng nào cùng nghĩa với từ hiền:(0,5 điểm)

A. Hiền từ, âu yếm B. Hiền hậu, hiền lành
C. Hiền từ, hiền lành D.Âu yếm, hiền lành

Câu 8: Câu cháu đã về đấy ư ? được dùng làm gì ? (0,5 điểm)

A. Dùng thay lời chào B. Dùng để hỏi
C. Để đề nghị, yêu cầu D. Dùng để yêu cầu, đề nghị

Câu 9:Trong bài “Về thăm bà”, các câu nói trực tiếp của Thanh và bà được dùng kèm với dấu câu nào(1 điểm)

Câu 10: Nếu em là Thanh, khi được trở về thăm bà, em sẽ nói gì với bà của mình ? (1,5 điểm)

B – Kiểm tra viết:(10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài (Trung thu độc lập). Đoạn viết từ Ngày mai, các em có quyền…đến nông trường to lớn, vui tươi. (SGK Tiếng việt 4, tập 1, trang 77).

2. Tập làm văn:(8 điểm) (25 phút)

Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông bà, cô giáo cũ,bạn cũ….) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.

Đáp án

A – Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1.Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đánh giá, cho điểm. giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng: Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0.5 điểm

(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25, đọc quá 2 phút: 0 điểm)

b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm, đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)

c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm

(Ngắt nghỉ không đúng từ 2 – 3 chỗ): 0,25 điểm, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)

d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:

Câu 4: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống (0,5 điểm)

Thanh cảm thấy cảm động khi trở về ngôi nhà của bà

Câu 9: Trong bài “Về thăm bà”, các câu nói trực tiếp của Thanh và bà được dùng kèm với dấu câu nào (1 điểm)

Dấu hỏi và dấu chấm than

Câu 10: Nếu em là Thanh, Khi được trở về thăm bà, em sẽ nói gì với bà của mình? (1,5 điểm)

Học sinh trả lời đảm bảo theo yêu cầu của câu hỏi mà giáo viên cho điểm

B – Kiểm tra viết: (10 điểm)

  1. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

– GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.

– Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) (2 điểm)

– Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn… bị trừ 1 điểm toàn bài

2. Tập làm văn (8 điểm) (25 phút)

Đánh giá, cho điểm

– Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:

+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, thân bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

– Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.

Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật tả cảnh

Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà giáo viên cho điểm đúng theo bài làm của học sinh

Trong lúc ra đề cũng như hướng dẫn chấm không tránh khỏi sai sót, mong quý thầy cô chỉnh lại dùm thành thật cảm ơn!

Ôn tập cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 4

Ôn tập cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 4: Tiết 7 là lời giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 tuần 18 trang 176, 177 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố hệ thống lại kiến thức Tiếng Việt 4 các dạng bài đọc hiểu trả lời câu hỏi chuẩn bị cho các bài thi học kì I đạt kết quả cao. Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.

Ôn tập cuối học kì 1 Tiếng Việt 4: Tiết 5 + 6

Ôn tập cuối học kì 1 - Tiết 7

A. Đọc thầm

Về thăm bà

Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất tiếng gọi khẽ.

- Bà ơi!

Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.

- Cháu đã về đấy ư?

Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương.

- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!

Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ.

Bà nhìn cháu, giục:

- Cháu rữa mặt đi, rồi nghỉ đi!

Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.

Theo Thạch Lam

B. Dựa vào nội dung bài học. chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Những chi tiết liệt kê trong dòng nào cho thấy bà của Thanh đã già?

a) Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.

b) Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.

c) Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.

Câu 2. Tập hợp bào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết nói lên tình cảm của bà đối với Thanh?

a) Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.

b) Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương.

c) Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu.

Câu 3. Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà?

a) Có cảm giác thong thả, bình yên.

b) Có cảm giác được bà che chở.

c) Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.

Câu 4. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình?

a) Vì Thanh luôn yêu mến, tin cậy bà.

b) Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc, yêu thương.

c) Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.

C. Dựa vào nội dung bài học. chọn câu trả lời đúng

Câu 1. Tìm trong truyện Về thăm bà những từ cùng nghĩa với từ hiền:

a) Hiền hậu, hiền lành

b) Hiền từ, hiền lành

c) Hiền từ, âu yếm

Câu 2. Câu Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế có mấy động từ, mấy tính từ?

a) Một động từ, hai tính từ. Các từ đó là:

- Động từ:....

- Tính từ:...

b) Hai động từ, hai tính từ. Các từ đó là:

- Động từ:....

- Tính từ:...

c) Hai động từ, một tính từ. Các từ đó là:

- Động từ:....

- Tính từ:...

Câu 3: Câu cháu đã về đấy ư? được dùng làm gì?

a) Dùng để hỏi

b) Dùng để yêu cầu, đề nghị

c) Dùng thay lời chào

Câu 4. Trong câu sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ, bộ phận nào là chủ ngữ?

a) Thanh

b) Sự yên lặng

c) Sự yên lặng làm Thanh

Trả lời

B. Dựa vào nội dung bài học. chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1. ý c (Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng)

Câu 2. ý a (Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi

nghỉ ngơi).

Câu 3. ý c (Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở)

Câu 4. ý c (Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương).

C. Dựa vào nội dung bài học. chọn câu trả lời đúng

Câu 1. ý b (Hiền từ, hiền lành).

Câu 2. ý b

Hai động từ: trở về, thấy, hai tính từ: bình yên, thong thả.

Câu 3. ý c (dùng thay lời chào).

Câu 4. ý c (sự yên lặng).

>> Bài tiếp theo: Ôn tập cuối học kì 1 Tiếng Việt 4: Tiết 8. Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 chi tiết được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, các môn theo Thông tư 22, bộ đề học kì 1 lớp 4 mới nhất được cập nhật cho các thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.

Video liên quan

Chủ đề