Nồng độ cồn cho phép 2023

Nồng độ cồn cho phép 2023

Tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp xe mô tô không đảm bảo an toàn kỹ thuật, xe mô tô tự chế; xe thô sơ, xe cơ giới ba bánh, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ…vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. (24/06/2021)

Vừa qua, lực lượng CSGT Công an Thành phố đã triển khai cao điểm kiểm tra, xử lý xe cơ giới không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật, xe cũ nát, xe tự chế từ ngày 01/3/2021 đến hết ngày 14/6/2021, với mục đích nhằm tập trung tối đa lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông, kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT), ùn tắc giao thông; tham gia đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, các vụ vi phạm pháp luật về môi trường, gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Không để "lọt" người sử dụng rượu, bia khi lái xe

Đang điều khiển xe ô tô mang biển kiểm soát 24A-033.XX, ông Trần Văn N (phường Kim Tân, thành phố Lào Cai) bị lực lượng Cảnh sát giao thông - trật tự (Công an thành phố Lào Cai) yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn. Kết quả kiểm tra cho thấy ông N có nồng độ cồn 0.594 mg/lít khí thở và bị lập biên bản xử phạt 35 triệu đồng. Đây là một trong hàng chục trường hợp lái xe bị xử phạt ở khung cao nhất (từ 30 - 40 triệu đồng) trong một buổi kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng Cảnh sát giao thông - trật tự. Mức phạt này được đánh giá là rất nặng, đủ sức răn đe đối với những đã sử dụng rượu, bia những vẫn cố lái xe.

Theo quan sát của phóng viên, tất cả các lái xe ô tô, xe máy khi đi qua chốt của lực lượng chức năng đều được yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn.

Trung tá Nguyễn Khánh Duy, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - trật tự (Công an thành phố Lào Cai) khẳng định: Kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, trong đó có người sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là nhiệm vụ được duy trì thường xuyên, liên tục. Hiện nay, trên địa bàn thành phố mỗi ngày chúng tôi bố trí 2 - 3 tổ làm việc không kể ngày, đêm tại các tuyến đường “nóng” mà lái xe sử dụng rượu, bia thường đi qua. Khi phát hiện người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn vượt mức cho phép, chúng tôi sẽ lập biên bản xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Sau khi triển khai Kế hoạch 299/KH-BCA-C08 về 3 tháng cao điểm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông (từ ngày 20/6 đến 20/9), các chiến sỹ Đội Cảnh sát giao thông - trật tự (Công an thành phố Lào Cai) tiếp tục căng mình làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý “ma men” lái xe. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Cảnh sát giao thông - trật tự cũng gặp rất nhiều khó khăn, trong đó phải kể đến việc có nhiều đối tượng bất hợp tác như không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn theo yêu cầu của lực lượng chức năng, quay đầu bỏ chạy. Đặc biệt, xuất hiện nhiều hội, nhóm thông báo rộng rãi trên mạng xã hội về thời gian, địa điểm lực lượng chức năng làm nhiệm vụ để các thành viên khác có hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông trốn tránh.

“Những trường hợp cố tình không hợp tác, chúng tôi sẽ lập biên bản vi phạm, xử lý ở mức cao nhất. Những đối tượng quay đầu bỏ chạy hoặc “thông chốt”, nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý bằng hình thức xử phạt nguội. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thường xuyên thay đổi vị trí, thời điểm kiểm tra xử lý vi phạm về nồng độ cồn để đối phó với các hội, nhóm trên mạng xã hội”, Trung tá Nguyễn Khánh Duy cho biết thêm.

Trước đây, nhiều người lợi dụng những mối quan hệ quen biết để nhờ xin không bị xử lý khi vi phạm trật tự, an toàn giao thông. Tuy nhiên, lãnh đạo Công an tỉnh, Công an thành phố Lào Cai đã quán triệt tới tất cả các cán bộ, chiến sỹ khi phát hiện những trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông đều phải xử lý nghiêm. Tất cả các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn đều bị xử lý. Riêng đối với các trường hợp vi phạm là đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang... nếu vi phạm nồng độ cồn sẽ được gửi thông tin về cơ quan quản lý để có biện pháp xử lý theo quy định.

Những kết quả bước đầu

Trước đây, sau giờ làm việc, anh K.V.D (phường Bình Minh, thành phố Lào Cai) thường cùng đồng nghiệp đi uống bia rồi mới về nhà. Thế nhưng, từ lần phải “móc hầu bao” 4 triệu đồng để nộp phạt khi vi phạm nồng độ cồn trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông, anh D đã thay đổi nhận thức hoàn toàn. Anh D nói vui: Mỗi cốc bia có giá 2 triệu nghe có vẻ đắt nhưng vẫn rẻ hơn nhiều so với việc không may xảy ra tai nạn giao thông. Đã có nhiều người phải trả giá rất đắt khi uống rượu, bia rồi điều khiển phương tiện ô tô, xe máy. Giờ đây, tôi không bao giờ uống rượu, bia rồi tham gia điều khiển phương tiện giao thông vì vừa bị phạt vừa nguy hiểm đến tính mạng của bản thân, gia đình và người xung quanh. Những lần bất đắc dĩ phải đi uống bia, rượu tiếp khách, tôi đều đi taxi để đảm bảo an toàn.

Được biết, những ngày đầu triển khai 3 tháng cao điểm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông - trật tự (Công an thành phố Lào Cai) đã xử lý nhiều trường hợp có nồng độ cồn khi điều khiển ô tô, xe máy. Có đêm, mỗi tổ công tác lập biên bản xử lý hàng chục trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi lái xe. Theo thống kê, từ ngày 20/9 đến 10/10, các tổ cảnh sát giao thông - trật tự đã lập biên bản xử phạt gần 200 người sử dụng rượu, bia khi lái xe với tổng số tiền xử phạt hơn 718 triệu đồng, trung bình mỗi tối có khoảng 10 trường hợp. Nhiều người bị xử lý ở mức cao nhất là từ 30 - 40 triệu đồng, tức là có nồng độ cồn vượt 80 miligam/100 mililit máu hoặc > 0.4 miligam/lít khí thở.

Trong thời gian qua, bên cạnh công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông - trật tự (Công an thành phố Lào Cai) còn tích cực tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông; ký cam kết với các chủ nhà hàng, quán ăn nhắc khách không lái xe sau khi uống rượu, bia; treo băng rôn "Không lái xe sau khi đã uống rượu, bia” để khách hàng dễ dàng nhìn thấy… Từ những việc làm trên đã góp phần nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông.

Để góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, mang lại bình yên trong Nhân dân, ngoài việc thường xuyên tuần tra, kiểm soát và xử lý của lực lượng chức năng thì các cấp, ngành, địa phương cũng cần tích cực vào cuộc, tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức khi tham gia giao thông.