Nước ta có bao nhiêu nhóm với ngành công nghiệp năm 2024

  • Câu hỏi:

    Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu ngành công nghiệp theo ngành ở nước ta có

    • A. 4 nhóm với 30 ngành.
    • B. 3 nhóm với 28 ngành.
    • C. 2 nhóm với 27 ngành.
    • D. 3 nhóm với 29 ngành. Lời giải tham khảo: Đáp án đúng: D

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

Nước ta có bao nhiêu nhóm với ngành công nghiệp năm 2024

YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

CÂU HỎI KHÁC

  • Hậu quả của gia tăng dân số nhanh ở nước ta là
  • Thực trạng nào sau đây không đúng với sự phân bố dân cư nước ta?
  • Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết vùng nào có mật độ dân số cao nhất nước ta?
  • Đặc điểm nào không đúng khi nói về lao động nước ta?
  • CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 – 2009
  • CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN NƯỚC TA
  • Vùng chuyên canh cây cao su lớn nhất nước ta là
  • Năm 2006, dân số Việt Nam có vị trí
  • Hãy cho biết trung tâm công nghiệp Đà Nẵng có giá trị sản xuất công nghiệp
  • Hãy cho biết đô thị ở Đồng bằng sông Cửu Long có số dân từ 500 001
  • Khó khăn lớn nhất về tự nhiên trong phát triển giao thông đường bộ ở Đồng bằng sông Cửu Long là
  • Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào
  • Vùng nào có số lượng trâu nhiều nhất ở nước ta?
  • Đường quốc lộ 1 không đi qua vùng kinh tế
  • Tuyến vận tải đường sông lớn nhất ở miền Nam là
  • Phát biểu nào sau đây không đúng về ngành công nghiệp điện lực của nước ta hiện nay
  • Ngành chăn nuôi gia súc lớn của nước ta chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn từ
  • CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2000 – 2005
  • Hướng chuyên môn hóa công nghiệp Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La là
  • Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển nhất trên
  • Ngành nào có xu hướng tăng tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp nước ta?
  • Nước ta có những thuận lợi về tự nhiên để nuôi trồng thủy sản nước ngọt là
  • Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta, ngành chiếm tỉ trọng cao nhất là
  • Nước ta đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ do
  • SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, NĂM 1995 VÀ 2005
  • Điều kiện nào sau đây không thuận lợi để phát triển ngành thủy sản của nước ta?
  • Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Đà Nẵng bao gồm những ngành công nghiệp nào
  • Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu ngành công nghiệp theo ngành ở nước ta có
  • Tiềm năng thủy điện lớn nhất của nước ta tập trung chủ yếu trên
  • Hạn chế trong việc đào tạo nguồn lao động của nước ta hiện nay là
  • Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP nước ta đang chuyển dịch theo hướng
  • Đặc điểm không đúng với đô thị hóa ở nước ta hiện nay là
  • SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA CẢ NƯỚC QUA CÁC NĂM
  • Chăn nuôi bò sữa đang phát triển mạnh ở
  • Giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta tập trung cao ở vùng
  • Quốc lộ 1 chạy dài từ
  • Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị đặc biệt của nước ta
  • Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa?
  • Cơ cấu kinh tế nước ta chuyển dịch là do
  • Điểm khác nhau về nhiên liệu giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và miền Nam là + Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp: nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).

+ Ngành trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và có tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác. Một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta: Năng lượng, Chế biến lương thực – thực phẩm, Dệt – may, Hóa chất – phân bón – cao su, Vật liệu xây dựng, Cơ khí – điện tử…

+ Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực.

- Phương hướng chủ yếu hoàn thiện cơ cấu ngành:

+ Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới.

+ Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện năng đi trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

2. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ

- Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:

+ Ở Bắc Bộ: đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch: Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí – khai thác than); Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học); Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim); Việt Trì – Lâm Thao (hóa chất – giấy); Sơn La – Hòa Bình (thủy điện); Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (dệt may, điện, vật liệu xây dựng).

+ Ở Nam Bộ: hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu...

+ Dọc theo Duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang...

+ Ở các khu vực còn lại, nhất là vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.

- Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố:

+ Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi.

+ Những khu vực gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp (trung du và miền núi) là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.

- Hiện nay, Đông Nam Á đã trở thành vùng dẫn đầu với tỉ trọng khoảng 1/2 tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long nhưng tỉ trọng thấp hơn nhiều.

3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế

- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế bao gồm: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Khu vực kinh tế Nhà nước có: Trung ương và địa phương.

+ Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có: tập thể, tư nhân, cá thể.

- Xu hướng chung là: giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư của nước ngoài.