Ông tổ nghề thêu lớp 3 sách giáo khoa

Câu chuyện kể về một lần Trần Quốc Khái đã thông minh, tài trí vượt qua thử thách của vua Trung Quốc và nhân cơ hội đó học cách thêu thùa. Ông là người đầu tiên dạy dân chúng nước ta cách thêu thùa từ phương Bắc.

2. Hướng dẫn làm bài:

Câu 1: Trang 23 sgk Tiếng Việt 3 tập 2

Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?

=> Hướng dẫn làm bài:

Cậu bé Trần Quốc Khái hồi nhỏ học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm thả vào vỏ trứng làm đèn đọc sách.

Câu 2: Trang 23 sgk Tiếng Việt 3 tập 2

Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?

=> Hướng dẫn làm bài:

Vua Trung Quốc đã sai dựng một cái lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang đi, trong lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước, để xem ông sẽ xử trí như thế nào?

 Câu 3: Trang 23 sgk Tiếng Việt 3 tập 2

Trần Quốc Khái đã làm thế nào:

a) Để sống?

b) Để không bỏ phí thời gian?

c) Để xuống đất bình yên vô sự?

=> Hướng dẫn làm bài:

a) Để sống: Ông đã bẻ tượng Phật được làm từ bột chè lam ăn và uống nước trong vò.

b) Để không bỏ phí thời gian: Ông đã mày mò, quan sát, nhớ nhập tâm cách thêu và làm lọng.

c) Để xuống đất bình yên vô sự: Ông bắt chước con dơi, ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự.

Câu 4: Trang 23 sgk Tiếng Việt 3 tập 2

Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?

=> Hướng dẫn làm bài:

Vì ông đã có công học và là người đầu tiên truyền dạy lại cho nhân dân ta cách thêu thùa.

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Lời giải bài tập Kể chuyện: Ông tổ nghề thêu trang 24 Tiếng Việt lớp 3 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 3.

Câu 1 (trang 24 sgk Tiếng Việt lớp 3): Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện Ông tổ nghề thêu.

Trả lời:

Quảng cáo

Đoạn 1: Cậu bé ham học.

Đoạn 2: Vua Trung Quốc thử tài.

Đoạn 3: Mấy ngày sống trên lầu cao.

Đoạn 4: Hạ cánh an toàn.

Đoạn 5: Truyền bá nghề thêu và nghề làm lọng.

Câu 2 (trang 24 sgk Tiếng Việt lớp 3): Kể lại một đoạn của câu chuyện.

Trả lời:

– Kể lại đoạn 2 : Khi Trần Quốc Khái được cử làm sứ giả sang Trung Quôc, vua Trung Quốc nghe tin ông là người có tài, muốn thử thách ông nên đã mời ông lên một cái lầu cao rồi rút thang ra. Trên lầu không có thức ăn, chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ "Phật tại tâm" và một vò nước.

Quảng cáo

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 21 khác:

Mục lục Giải bài tập Tiếng Việt 3:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 3 | Giải bài tập Tiếng Việt 3 | Để học tốt Tiếng Việt 3 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 3Để học tốt Tiếng Việt 3 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

sang-tao-tuan-21.jsp

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Lời giải bài tập Tập đọc: Ông tổ nghề thêu trang 23 Tiếng Việt lớp 3 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 3.

Nội dung chính:

Ca ngợi Trần Quốc Khái là người thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc, và dạy lại cho dân ta.

Nội dung chính Ông tổ nghề thêu

- Bài đọc kể về một lần Trần Quốc Khái đã thông minh, tài trí vượt qua thử thách của vua Trung Quốc và nhân cơ hội đó học cách thêu thùa.

- Ông là người đầu tiên dạy dân chúng nước ta cách thêu thùa từ phương Bắc.

Câu 1 (trang 23 sgk Tiếng Việt lớp 3): Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ?

Trả lời:

Quảng cáo

Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để đọc sách.

Câu 2 (trang 23 sgk Tiếng Việt lớp 3): Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam ?

Trả lời:

Để thử tài sứ thần Việt Nam là Trần Quốc Khái, vua Trung Quốc sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi và chờ xem ông xử trí ra sao với hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ "Phật trong lòng" và một vò nước.

Quảng cáo

Câu 3 (trang 23 sgk Tiếng Việt lớp 3): Trần Quốc Khái đã làm thế nào ?

a) Để sống ?

b) Để không bỏ phí thời gian ?

c) Đế xuống đất bình an vô sự ?

Trả lời:

) Để sống ?

– Trần Quốc Khái đọc bức trướng và hiểu ra ý nghĩa của ba chữ "Phật trong lòng" là có thể ăn tượng Phật vào trong bụng. Và ông đã không lầm. Bức tượng Phật và vò nước đã giúp ông có thức ăn, thức uống.

b) Để không bỏ phí thời gian ?

– Để không bỏ phí thời gian, ông tìm tòi quan sát và học được cách thêu, cách làm lọng.

c) Đế xuống đất bình an vô sự ?

– Ông quan sát thấy dơi xoè cánh chao đi chao lại như những chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống bình an vô sự. Những chiếc lọng xoè rộng như cánh dơi đỡ cho ông rơi từ từ xuống dưới.

Câu 4 (trang 23 sgk Tiếng Việt lớp 3): Vì sao ông được suy tôn là ông tổ nghề thêu ?

Trả lời:

Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu vì khi về nước ông đã truyền dạy nghề thêu cho dân ta, làm cho nghề này lan rộng ra khắp nơi trong đất nước.

Nội dung: ông đã học được nghề thêu của người Trung Quốc, và dạy lại cho dân ta.

Quảng cáo

Bài giảng: Tập đọc: Ông tổ nghề thêu - Cô Mai Phương (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 21 khác:

Mục lục Giải bài tập Tiếng Việt 3:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 3 | Giải bài tập Tiếng Việt 3 | Để học tốt Tiếng Việt 3 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 3Để học tốt Tiếng Việt 3 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

sang-tao-tuan-21.jsp

Tiếng Việt Lớp 3 tập 2 - Tuần 21

Soạn bài Ông tổ nghề thêu trang 22 giúp các em dễ dàng chuẩn bị trước 4 câu hỏi bài tập đọc Ông tổ nghề thêu trong SGK Tiếng Việt 3 tập hai, cũng như hiểu hơn được ý nghĩa của bài tập đọc lớp 3 tuần 21 để chuẩn bị thật tốt bài trước khi tới lớp nhé.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án bài tập đọc Ông tổ nghề thêu cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:

Tập đọc lớp 3: Ông tổ nghề thêu trang 22

Ông tổ nghề thêu

1. Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học khi đi đốn củi, lúc kéo tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng , lấy ánh sáng đọc sách. Chẳng bao lâu, Trần Quốc Khái đỗ tiến sĩ, rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê.

2. Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lều cao, mời ông lên chơi rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông ở lại trên lầu. Lầu chỉ có chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước.

3. Bụng đói mà không có cơm ăn, Trần Quốc Khải lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức trướng, rồi mỉm cười. Ông bẻ tay pho tượng để nếm thử. Thì ra hai pho tượng ấy nặn bằng chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông cứ ung dung bẻ dần tượng mà ăn. Nhân được nhàn rỗi, ông mày mò quan sát, nhớ nhập tâm cách thêu và làm lọng.

4. Học được cách thêu và làm lọng rồi, ông tìm đường xuống. Thấy những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự. Vua Trung Quốc khen ông là người tài, đặt tiệc to tiễn về nước.

5. Về đến nước nhà, Trần Quốc Khải truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng. Dần dần, nghề thêu lan rộng ra khắp nơi. Nhân dân vùng Thường Tín, quê ông, lập đền thờ và tôn ông là ông tổ nghề thêu.

Theo NGỌC VŨ

  • Đi sứ: đi giao thiệp với nước nhà theo lệnh vua.
  • Lọng: vật làm bằng vải hoặc lụa căng trên khung tre, gỗ hay kim loại, thường dùng để che đầu tượng thần, tượng Phật hay vua, quan trong nghi lễ long trọng.
  • Bức trướng: bức lụa, vải, trên có thêu chữ hoặc hình, dùng làm lễ vật, tặng phẩm.
  • Chè lam: bánh ngọt làm từ bột bỏng nếp ngào mật, pha nước gừng.
  • Nhập tâm: nhớ kĩ, như thuộc lòng.
  • Bình an vô sự: bình yên, không có chuyện gì xấu xảy ra.
  • Thường Tín: một huyện thuộc tỉnh Hà Tây.
  • Đọc đúng, rành mạch.
  • Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?

Trả lời:

Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để đọc sách.

Câu 2

Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?

Trả lời:

Để thử tài sứ thần Việt Nam, vua Trung Quốc sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi và chờ xem ông xử trí ra sao với hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ "Phật trong lòng" và một vò nước.

Câu 3

Trần Quốc Khái đã làm thế nào?

a) Để sống?

b) Để không bỏ phí thời gian?

c) Để xuống đất bình yên vô sự?

Trả lời:

a) Để sống?

- Trần Quốc Khái đọc bức trướng và hiểu ra ý nghĩa của ba chữ "Phật trong lòng" là có thể ăn tượng Phật vào trong bụng. Bức tượng Phật bằng chè lam và vò nước đã giúp ông có thức ăn, thức uống khi ở trên lầu.

b) Để không bỏ phí thời gian?

- Để không bỏ phí thời gian, ông tìm tòi quan sát và học được cách thêu, cách làm lọng.

c) Đế xuống đất bình an vô sự?

- Ông quan sát thấy dơi xoè cánh chao đi chao lại như những chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống bình an vô sự.

Câu 4

Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?

Trả lời:

Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu vì khi về nước ông đã truyền dạy nghề thêu cho dân ta, làm cho nghề này lan rộng ra khắp nơi trong đất nước.

Ý nghĩa bài Ông tổ nghề thêu

Ca ngợi Trần Quốc Khái là người thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc, và dạy lại cho dân ta.

Cập nhật: 08/02/2022

Video liên quan

Chủ đề