Oslo ở đâu

Cùng tìm hiểu và khám phá về thành phố Oslo, một trong những thành phố đáng sống trên thế giới thông qua danh sách những sự thật thú vị về Oslo mà không phải du khách nào cũng biết.

Oslo là thành phố cổ ở bán đảo Scandanivia, được thành lập từ thời vua Havard đệ tam và đến năm 1048 thì trở thành thủ đô của Na Uy. Oslo là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, kinh tế và hàng hải ở Na Uy. Không chỉ là vùng kinh tế trọng điểm, đây còn là một thành phố xinh đẹp với một bên là núi xao bạt ngàn, một bên là biển trải dài vô tận. Ngoài khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp còn có những sự thật thú vị về Oslo mà bạn có thể chưa biết.
 

Những sự thật thú vị về Oslo khiến bạn không khỏi ngạc nhiên

1. Phần lớn diện tích của Oslo là rừng

Một trong những sự thật thú vị về Oslo khiến cho rất nhiều du khách thích thú khi đến đây là phần lớn diện tích của thủ đô Na Uy là rừng. Dù là trung tâm chính trị, kinh tế, hàng hải lớn nhất ở Na Uy thế nhưng phần lớn diện tích ở đây đều là rừng nhằm giữ được bầu không khí trong lành cho người dân và bảo tồn thiên nhiên, động vật hoang dã. Nếu nhìn từ trên cao, bạn sẽ thấy Oslo được bao quanh một bên là rừng, một bên là biển. 
 

Nhìn từ trên cao, Oslo được bao phủ chủ yếu là rừng. Ảnh: flytap.com

Chính quyền thành phố rất quan tâm đến các vấn đề về thiên nhiên thế nên nơi đây có chính sách bảo tồn cho các khu rừng. Ví dụ như khu rừng Oslo Marka, các hoạt động chặt phá rừng phục vụ cho mục đích cá nhân đều bị nghiêm cấm, và đây chính là nơi sinh sống của các loài động vật như sói, hải ly, nai,...
 

Khoảng 2/3 diện tích của thành phố Oslo là rừng. Ảnh: visitnorway.com

Tùy vào từng mùa mà khu rừng có những đóng góp lớn vào sự giải trí của người dân. Mùa hè, người dân thường đi bộ trên những con đường mòn ở bìa rừng để tận hưởng không khí trong lành. Vào mùa đông, người dân đến đây để vui chơi và trượt tuyết.

2. Oslo được mệnh danh là thủ đô xanh của châu Âu vào năm 2019

Vào năm 2019, thủ đô Oslo của Na UY được Ủy ban châu Âu bình chọn là Thủ đô xanh của khu vực, nơi đã truyền cảm hứng về sáng kiến phát triển bền vững cho nhiều thành phố khác. 
 

Oslo là thủ đô xanh của châu Âu vào năm 2019. Ảnh: busbud.com

Đây chính là một sự thật thú vị về Oslo mà ít ai biết. Giải thưởng này được xem như sự thừa nhận những gì mà thành phố Oslo đạt được cũng như tiếp tục triển khai các sáng kiến xây dựng không gian xanh. Như ban hành lệnh cấm ô tô đi vào trung tâm thành phố từ năm 2019; tăng cường sử dụng các phương tiện chạy bằng điện; khởi công xây dựng Oslo Airport City - thành phố đầu tiên trên thế giới sử dụng năng lượng sạch.
 

Phương tiện giao thông chủ yếu của người dân là xe đạp. Ảnh: travelmag.com

Và cũng không khó hiểu khi nơi đây trở thành thành phố đáng sống trên thế giới. Với lượng không khí vô cùng sạch, khí thải CO2 vô cùng ít, diện tích không gian xanh đáng kể là những điều tạo nên thương hiệu cho thủ đô Oslo.

3. Thành phố Oslo là nơi diễn ra lễ trao giải Nobel Hòa bình

Hàng năm, vào ngày 10 tháng 12 là ngày mất của Alfred Nobel (1833-1896), giải Nobel Hòa bình sẽ được tổ chức tại tòa thị chính của thủ đô Oslo. Đây chính là sự thật thú vị về Oslo mà không phải ai cũng biết.
 

Tòa thị chính của thành phố là nơi diễn ra lễ trao giải Nobel Hòa bình hàng năm. Ảnh: indochinapost.com

Tòa thị chính của thành phố Oslo có kiến trúc khá đặc biệt, lấy màu nâu đất làm gam màu chủ đạo cho tòa nhà, điểm nhấn của tòa nhà là hai tòa tháp cao song song. Một trong hai tòa tháp đó có hình chiếc đồng hồ khổng lồ mô phỏng lại thiết kế của các tòa thị chính Bắc Âu truyền thống. 
 

Cổng chính của Tòa thị chính. Ảnh: yeudulich.vn

Người dân địa phương gọi Tòa thị chính bằng một cụm từ bản địa là Radhuset có nghĩa là nhà tư vấn. Vì tòa nhà này là nơi làm việc của hội đồng thành phố, chính quyền thành phố và các tổ chức thành phố khác. Tòa nhà này được xây dựng từ năm 1931 đến năm 1950 do sự gián đoạn của Thế chiến thứ hai. Trừ những ngày tổ chức các sự kiện quan trọng, còn những ngày khác trong năm, người dân có thể tham quan miễn phí Tòa thị chính.
 

4. Thành phố Oslo là nơi tổ chức Thế vận hội mùa đông năm 1952

Thêm một có thể bạn chưa biết về sự thật thú vị về Oslo là Thế vận hội mùa đông năm 1952 được tổ chức ở đây. Lần đầu tiên trong lịch sử, Thế vận hội được tổ chức tại thủ đô tiểu bang chứ không phải là thị trấn nhỏ như trước đây. Công chúa Na Uy là Ragnhild đã khai mạc Thế vận hội vào ngày 14 tháng 2 và Torbjorn Falkanger, một vận động viên nhảy trượt tuyết, đã thay mặt tất cả các vận động viên tham dự Olympic tuyên thệ. Thế vận hội Oslo có nhiều dịch vụ tôn giáo vào ngày 14, 24 và 25 tháng 2.

Bức ảnh hiếm hoi về Thế vận hội mùa đông năm 1952 tại Oslo. Ảnh: pixabay.com

Không giống như Thế vận hội trước đây tại St. Moritz, Thế vận hội ở thủ đô Na Uy được rất nhiều khán giả quan tâm. Có một sự thật về Oslo là để chuẩn bị cho sự kiện đặc biệt này, một đường ray lắc lư mới đã được xây dựng, sân băng Lordal Amphi bằng băng nhân tạo, sân vận động Bislett được xây dựng, đường trượt tuyết ở Holmenkollen đã được sửa chữa. Các thiết bị kỹ thuật cho các vận động viên, báo chí cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe được đánh giá tốt nhất.

5. Thành phố Oslo có biệt danh là thành phố Tiger

Một trong những hình ảnh được nhiều du khách “check-in” nhiều nhất khi đến thành phố Oslo chính là Cọp Oslo. Tượng Cọp Oslo khổng lồ dài 4,5 thước được đặt trước cửa nhà ga trung ương với ý nghĩa chào đón khách du lịch đến thăm thành phố. 
 

Bức tượng Cọp được đặt trước nhà ga trung ương. Ảnh: sematix.com

Sự thật thú vị về Oslo có tên là thành phố Cọp là xuất phát từ nhà văn nổi tiếng Bjornstjerne Bjornson của Na Uy đã đạt được giải thưởng Nobel văn chương năm 1903, gọi Oslo là “Tigerstaden” (City of Tiger) có nghĩa là “Thành phố của Cọp”.
 

Đây là địa điểm được nhiều du khách check-in nhất khi tới Oslo. Ảnh: expedia.com.vn

Bài thơ “Sidste Sang” của tác giả xuất bản vào năm 1870 đã mô tả sự chiến đấu giữa một con ngựa và con cọp. Con ngựa tượng trưng cho nông thôn rất an bình, con cọp tượng trưng cho thành phố. Bài thơ này được người dân Oslo vô cùng yêu thích và lấy con cọp làm biểu tượng cho thành phố Oslo.

Trên đây là những sự thật thú vị về Oslo mà không phải du khách nào cũng biết. Không chỉ đơn thuần là một thành phố của nghệ thuật, của văn hóa, Oslo còn ẩn chứa nhiều điều bí mật đang chờ các du khách đến tìm hiểu và khám phá thành phố vô cùng đặc biệt này.

Xem thêm: Khám phá bảo tàng cá voi The Whale tuyệt đẹp ở Na Uy

Hoàng Yến

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Na Uy là một đất nước xinh đẹp thuộc khu vực Bắc Âu được biết đến với nhiều cảnh đẹp thiên nhiên và nhiều kiến trúc cổ đại cùng những con người thân thiện nơi đây. Hiện nay, Na Uy được đánh giá là một quốc gia phát triển trên thế giới, thu hút được nhiều du khách ghé thăm.

Na Uy ở đâu? Thuộc châu nào?

Na Uy tên gọi đầy đủ là Vương Quốc Na Uy (The Kingdom of Norway), tên gọi đất nước xuất phát từ những ngôn ngữ Bắc Germanic. Đất nước Na Uy là một đất nước quân chủ lập hiến.

Thủ đô: Oslo

Ngôn ngữ: tiếng Na Uy

Ngọn núi cao nhất: Galdhøpiggen 2469m

Các thành phố lớn: Oslo, Bergen, Trondheim và Stavanger

Hệ thống hành chính và chính trị: Chế độ quân chủ lập hiến, Hệ thống đa đảng

Ngày lập hiến: 17 tháng 5 năm 1814

Tiền tệ: Krona Na Uy (NOK)

Vị trí địa lý

Na Uy thuộc bán đảo Scandinave về phía Tây Bắc Châu Âu, ở phía Tây và phía Nam giáp với Biển, ở phía Đông giáp với Thụy Điển, ở phía Bắc giáp với Phần Lan và Nga.

Na Uy có diện tích là 323.802 km2 với diện tích chủ yếu là đất cao và núi non. Có đường bờ biển chạy dài dọc theo phía Bắc Đại Tây Dương là 2650km (không bao gồm vịnh và vịnh nhỏ), có nhiều vịnh hẹp cắt sâu vào đất liền sau khi kết thúc thời kỳ bang hà.

Na Uy có 239.057 hòn đảo lớn hơn 10m2. Diện tích biển của Na Uy  lớn hơn gần bảy lần so với diện tích đất liền của nó.

Na Uy có nhiều loại đất khác nhau chủ yếu là đá granite cứng và đá gneiss, đá acđoa và đá vôi cũng thường thấy. Một số nơi còn có độ cao thấp thường có trầm tích biển.

Na Uy có gì nổi tiếng?

Na Uy có 4 mùa đông, xuân, hạ thu với khí hậu ôn hòa nhờ dòng hải lưu nóng chảy dọc theo Vịnh cùng lượng mưa lớn. Nhiệt độ cao nhất là 30 độ C, nhiệt độ tring bình là 15 độ C, thấp nhất là -30 độ C.

Với khí hậu ôn hòa như vậy, hằng năm Na Uy đón hàng triệu người du khách từ nhiều quốc gia trên thế giới. Vào mùa xuân thời tiết ấm áp với sự xuất hiện của 2 loài hoa nổi tiếng à hoa Thạch Thảo (Calluna Vulgaris), hoa Tai hùm (Saxifraga Cotyledon). Mùa hạ là thời gian mở cửa Viện Bảo tàng thâu đêm. Mùa thu nắng dịu và hơi xe lạnh. Sang mùa đông khách sẽ được thư chơi môn thể thao trượt tuyết.

Con người Na Uy

Tính đến năm 2019, Na Uy có dân số khoảng 5.357.212, tuổi thọ trung bình là 82,33 (2019), nam: 80,9 (2017); nữ: 84,3 (2017). Những tôn giáo chính của Na Uy là Nhà thờ Na Uy (Lutheran truyền giáo), Ngũ tuần, Công giáo La Mã, Hồi giáo.

Có khoảng 83% người dân Na Uy theo Nhà thờ Na Uy – tôn giáo được gia nhập ngay sau khi sinh. Những nhánh tôn giáo khác chiếm một vài % dân số.

Những sản phẩm nông nghiệp: lúa mạch, lúa mì, khoai tây, thịt lợn, thịt bò, thịt bê, sữa, cá.

Ngành công nghiệp chính: dầu khí và khí đốt, chế biến thực phẩm, đóng tàu, bột giấy và các sản phẩm từ giấy, kim loại, hóa chất, gỗ, khai thác mỏ, dệt may và đánh bắt cá.

Các mặt hàng xuất khẩu chính: xăng dầu và các sản phẩm dầu mỏ, máy móc thiết bị, kim loại, thực phẩm.

Na Uy nói tiếng gì?

Ngôn ngữ chính của Na Uy là tiếng Na Uy, những người nói tiếng này có quyền được nhận giáo dục bằng ngôn ngữ Sami và nhận thông tin từ chính phủ.

Ngoài ra, có nhiều ngoại ngữ chính được đào tạo là Tiếng Anh, Tiếng Pháp và Tiếng Đức. Những học sinh có bố mẹ nhập cư đều được nhà nước khuyến khích học tiếng Na Uy và hỗ trợ nhiều khóa học riêng cho người nhập cư muốn có đặc quyền công nhân Na Uy.

Tiếng Na Uy có đặc điểm tương đồng với những ngôn ngữ Bắc Germanic, Tiếng Đan Mạch và Tiếng Thụy Điển.

Video liên quan

Chủ đề