Phán tích câu Tốt gỗ hơn tốt nước sơn xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người

Đề bài: Bàn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức qua câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn...

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Bàn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức qua câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn...

I. Dàn ý Bàn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức qua câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn...

1. Mở bài

Giới thiệu hai câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" và "Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người": Để nói về mối quan hệ giữa cặp phạm trù nội dung và hình thức, không chỉ có các học thuyết và quan điểm hiện đại mà ngay từ thời xa xưa ông cha ta đã nhắc đến mối quan hệ này qua hai câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" và "Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người"

2. Thân bài

- Giải thích hai câu tục ngữ:+ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn": So sánh giữa gỗ tốt và nước sơn tốt; thông thường các loại đồ gỗ sau khi hoàn thiện sẽ được phủ một lớp sơn để thêm phần bóng đẹp, bảo vệ lớp gỗ và bắt mắt hơn+ "Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người": Phần "người" chính là vẻ đẹp hình thức bên ngoài hay chính là "nước sơn", còn "nết" chính là những phẩm chất, tính cách và đạo đức bên trong con người hay chính là "gỗ"- Ý nghĩa hai câu tục ngữ: Nói về cách nhìn nhận sự vật, sự việc và con người, ở trong bất cứ thứ gì đều tồn tại hai mặt hình thức và nội dung, chúng ta cần phải nhìn nhận chính xác đâu là hình thức và đâu là nội dung để đánh giá cũng như dung hòa hai mặt này một cách hài hòa, hợp lý

- Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức: Nội dung và hình thức có sự thống nhất chặt chẽ với nhau dù ở trong sự vật hay con người; hình thức sẽ chứa đựng nội dung và nội dung sẽ tồn tại dưới một hình thức nào đó

3. Kết bài

Liên hệ thực tiễn: Chính vì vậy, trong bản thân mỗi con người cần phải biết tìm cách dung hòa, hoàn thiện cả về phẩm chất (nội dung) và vẻ bề ngoài (hình thức), không nên quá coi trọng hình thức mà quên đi việc trau dồi nội dung, và cũng không nên chỉ quan tâm nội dung bên trong mà thờ ơ, bỏ mặc hình thức bên ngoài...
 

II. Bàn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức qua câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn...

Để nói về mối quan hệ giữa cặp phạm trù nội dung và hình thức, không chỉ có các học thuyết khoa học và quan điểm hiện đại mà ngay từ thời xa xưa, ông cha ta đã nhắc đến mối quan hệ này qua hai câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" và "Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người". Các câu tục ngữ đã khẳng định mối quan hệ biện chứng gắn bó khăng khít giữa hình thức và nội dung, cặp phạm trù này có sự thống nhất với nhau trong đó nội dung quyết định hình thức và hình thức có tính độc lập sẽ tác động ngược trở lại nội dung.

Hai câu tục ngữ trên đã phản ánh rất rõ tầm quan trọng cũng như mối quan hệ giữa nội dung và hình thức tồn tại trong xã hội, vậy chúng ta cùng tìm hiểu và giải thích ý nghĩa của hai câu tục ngữ này. Đầu tiên là câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn", ý nói so sánh giữa gỗ tốt và nước sơn tốt, thông thường các loại đồ gỗ sau khi hoàn thiện sẽ được phủ một lớp sơn để thêm phần bóng đẹp, bảo vệ lớp gỗ và đồ dùng được bắt mắt hơn. Khi chọn đồ gỗ, chúng ta nên quan tâm chất lượng gỗ làm nên sản phẩm chứ không nên nhìn vào lớp sơn bên ngoài, bởi gỗ tốt thì đồ dùng sẽ chắc chắn và bền lâu hơn, còn lớp sơn dù tốt cũng chỉ là vẻ bên ngoài, dần sẽ hao mòn đi, sơn tốt mà gỗ xấu thì đồ dùng đó cũng không bền và giá trị không cao. Áp dụng vào cách nhìn nhận con người, người ta nói "Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người", ở đây phần "người" chính là vẻ đẹp hình thức bên ngoài hay chính là "nước sơn", còn "nết" chính là những phẩm chất, tính cách và đạo đức bên trong con người hay chính là "gỗ". Con người có thể xấu về ngoại hình, nhan sắc không ưa nhìn nhưng nết na, ngoan hiền, phẩm chất đức hạnh sẽ tốt hơn nhiều lần những người chỉ được vẻ đẹp hình thức bên ngoài còn bên trong thì đủ mọi tật xấu, suy đồi đạo đức và không có phẩm hạnh.

Hai câu tục ngữ cùng nói về cách nhìn nhận sự vật, sự việc và con người, ở trong bất cứ thứ gì đều tồn tại hai mặt hình thức và nội dung, chúng ta cần phải nhìn nhận chính xác đâu là hình thức và đâu là nội dung để đánh giá cũng như dung hòa hai mặt này một cách hài hòa, hợp lý. Nội dung và hình thức có sự thống nhất với nhau dù ở trong sự vật hay con người, hình thức sẽ chứa đựng nội dung và nội dung sẽ tồn tại dưới một hình thức nào đó. Tuy nhiên, nội dung và hình thức không hoàn toàn phù hợp với nhau, không phải cứ gỗ tốt là nước sơn cũng tốt và ngược lại, cũng giống như người có vẻ ngoài xấu xí nhưng chưa chắc đã là người xấu và người xinh đẹp chưa chắc đã là người tốt. Chính vì vậy, ta phải biết nhìn nhận thực sự vào cả hai mặt để đánh giá toàn diện sự vật và con người, không nên chỉ nhìn nhận từ một mặt nội dung hoặc chỉ một mặt hình thức để đánh giá. Một tác phẩm văn học cho ta thấy rõ mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong con người đó chính là "Hạnh phúc của một tang gia" được trích trong tiểu thuyết "Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng. Các nhân vật được nhà văn miêu tả với vẻ ngoài sang trọng, lịch lãm, ra vẻ có học nhưng thực chất lại là mục ruỗng, đạo đức giả, suy đồi nhân phẩm như bà Phó Đoan, ông Văn Minh, cô Hoàng Hôn, cô Tuyết... Trong đám tang cụ cố tổ, họ cố tỏ ra u buồn, cho đúng hình thức của một đám tang, nhưng bên trong suy nghĩ lại là niềm vui, hạnh phúc khi "cái di chúc đã đi vào thời kì thực hành". Có thể nói, một người có tính cách tốt đẹp, đầy đủ phẩm chất đức hạnh thì dù có xấu xí hay dị tật cũng được mọi người coi trọng, đề cao, ngược lại một người dù có xinh đẹp hoàn mỹ nhưng không có đạo đức, mất hết nhân phẩm sẽ bị xã hội lên án, phê phán và đào thải.

Bởi vậy, tự bản thân mỗi người cần phải biết tìm cách dung hòa, hoàn thiện cả về phẩm chất (nội dung) và vẻ bề ngoài (hình thức), không nên quá coi trọng hình thức mà quên đi việc trau dồi nội dung, và cũng không nên chỉ quan tâm nội dung bên trong mà thờ ơ, bỏ mặc hình thức bên ngoài. Có dung hòa và hoàn thiện được cả nội dung và hình thức con người mới có thể tiến tới được quan niệm chân - thiện - mỹ.

------------------------HẾT-------------------------

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ hay, ý nghĩa đúc kết kinh nghiệm, tư tưởng tình cảm của cha ông ta. Bên cạnh câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, các em có thể khám phá sự phong phú của văn học dân gian qua các bài: Nghị luận về câu tục ngữ Tiên học lễ, Hậu học văn, Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách, Bàn về ý nghĩa tư tưởng của câu tục ngữ: Ta về ta tắm ao ta..., Bình luận câu tục ngữ Anh em khinh trước, làng nước khinh sau.

Trong cuộc sống chúng ta thường xuyên nghe thấy hoặc sử dụng câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn", thế nhưng các bạn đã thực sự hiểu hết ý nghĩa sâu xa mà ông cha ta muốn gửi gắm qua câu tục ngữ chưa? Bài văn mẫu bàn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức qua câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn... sẽ cùng các bạn tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ để từ đó thấy được giá trị đích thực của nét đẹp tâm hồn bên trong con người.

Nghị luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Bình luận câu tục ngữ Trăm hay không bằng tay quen Bàn về ý nghĩa tư tưởng của câu tục ngữ: Ta về ta tắm ao ta... Giải bài tập trang 63 SGK Toán 7 Tập 2 Bình luận về câu nói: Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn Dàn ý mối quan hệ giữa học và hành

I, Dàn ý tham khảo

1, Mở bài

- Giới thiệu câu tục ngữ

2, Thân bài

a, Giải thích

b, Chứng minh

c, Bình luận

d, Liên hệ

3, Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ

II, Bài văn tham khảo

Qua những kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta đã đúc kết rằng không nên đánh giá con người qua vẻ hào nhoáng bên ngoài mà luôn phái đánh giá con người dựa trên những phẩm chất bên trong. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".

Đầu tiên chúng ta phải hiểu gì về câu tục ngữ đã cho xuất hiện hai sự vật “gỗ” và “nước sơn”. Gỗ được biết đến chính là chất liệu để tạo nên những món đồ nội thất cũng như vật dụng như là tủ, bàn ghế… Còn đối với nước sơn ta cũng đã biết được  đó cũng chính là chất liệu để quét lên làm cho cái tủ, cái bàn thêm đẹp, thêm bền.Và nghĩa đen chỉ đơn giản như vậy còn đối với nghĩa bóng như lại nói về những lời răn dạy như thật sâu sắc hơn. Đó chính là việc chúng ta sống trong cuộc sống thì cũng phải biết mà coi trọng cái giá trị đích thực. Dễ nhận thấy được chính cái nội dung bên trong ngay của một con người. Chúng ta cũng nên nhớ đó chính là đừng bao giờ để cái hình thức xa hoa, hào nhoáng bên ngoài lừa dối, quyến rũ ta mà đánh mất đi những giá trị đích thực của nhân cách.Thực sự để mà nói thì ta cũng nên biết được rằng, bất kì câu tục ngữ nào cũng là sự đúc kết những kinh nghiệm sống thật là quý bấu của biết bao thế hệ con người. Có thể thấy được ngay tổ tiên ta cũng đã trải qua bao thất vọng, vấp váp mới rút ra được chân lí “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Và câu tục ngữ như cũng đã nói, để mà khi đánh giá một sự vật ta phải coi trọng chất lượng của nó. Song, lại có khi người ta chỉ trọng đến cái lớp sơn bong nhoáng bên ngoài của một món đồ mà người ta lại mua về dùng. Như bạn biết đấy những đồ vật mà chỉ có lớp sơn đẹp thì làm sao mà có thể dùng bền chắc được. Và thực sự người ta luôn côi trọng phẩm giá tốt đẹp nhất, thứ bên trong của con người mà thôi.Trong xã hội ngày nay thì cũng lại có được những người có sắc đó nhưng hành xử còn kém, họ chỉ biết sống cho chính bản thân mình mà không quan tâm đến ai cả. Họ là những người có bản chất xấu xa nhưng khéo lừa bịp bằng cái vỏ hào nhoáng, bảnh bao bên ngoài. Hay ta như biết đến đó cũng chính là một kẻ bất tài thường đội lốt người hiểu biết. Thực sự ta như biết được rằng một người độc ác thường nói lời đạo đức. Thế rồi như chính trong xã hội ta như thấy khuôn mặt xinh đẹp nhưng chưa hẳn là đẹp hoàn toàn nếu có một tâm hồn không đẹp. Ngay lúc này đây tất cả chúng ta phải thật sự tỉnh táo, thận trọng đối với những con người đó. Và đặc biệt hơn khi mà cần chọn lựa thì phương án cuối đưa ra hợp lý nhất đó chính là chọn phẩm chất bên trong của họ. Lý thuyết là vậy, như ta như biết được rằng, chính trong thực tế cuộc sống đang diễn ra hàng ngày thì nếu như mà cứ xem trọng quá nội dung và bản chất bên trong của món hàng thì cũng không phải là cách hay. Một sản phẩm phải đảm bảo hai yêu tốt thẩm mỹ và chất lượng. Chất lượng tốt rồi thì cũng nên quan tâm hơn với chính mẫu mã bên ngoài.

Ta như biết được rằng, khi một con người có học vấn, đạo đức lại ăn nói lịch sự, thanh nhã, hơn nữa bên ngoài họ lại biết ăn mặc gọn gàng. Chính sự đẹp đẽ này dường như cũng lại càng làm cho ta thêm quý trọng hơn là con người tuy có đạo đức nhưng ăn nói cục cằn, thô lỗ, và họ như lại ăn mặc xốc xếch. Thực sự mà nói thì chính cái đẹp lí tưởng là khi có cả nội dung lẫn hình thức.

Vậy, chúng ta nên nhận xét, đánh giá một sự vật, một con người thì chúng ta phải dựa trên cơ sở nội dụng lẫn hình thức. Dễ dàng có thể nhận thấy được chính nội dung và hình thức phải bổ dung cho nhau để nhìn nhận và đánh giá được chính xác, đầy đủ. Tất cả chúng ta hãy coi trọng nội dụng vì trước hết nó là cốt lõi tạo nên giá trị bên trong. Bên cạnh đó ta hãy luôn luôn nhớ được rằng còn hình thức góp phần tạo nên cái đẹp, cái bền cho vật dụng. Áp dụng trong cuộc sống thực tế thì khi mà chúng ta đánh giá ta phải coi trọng chất lượng của vật cũng như khi nhận xét về một con người ta phải chú ý đến thành quả công việc của họ, đồng thời cũng cần phải biết và xem xét mối quan hệ tình cảm của họ đối với gia đình, xã hội. Và ta như biết được đó cũng chính là một cách thật hiệu quả, cách áp dụng đúng đắn nhất cho phương châm xử thế mà câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta.

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” chính là một bài học có giá trị thật to lớn, nó dường như cũng giúp cho chúng ta cách nhìn nhận và đánh giá một con người như thế nào cho hợp lý. Qua câu tục ngữ này của ông cha ta như khuyên chúng ta hãy biết trân trọng cũng như luôn luôn cố gắng để rèn luyện đạo đức của chính mình hàng ngày để trở nên tốt hơn.