Phần tịch không có đạo đức cách mạng thì tài cũng vô dụng

“Không có đạo đức cách mạng thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân"

Với mỗi chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng ngời sáng về đạo đức cách mạng, tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người đã để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là thời đại Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và đặc biệt là đạo đức Hồ Chí Minh.

“Không có đạo đức cách mạng thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân"

Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập, rèn luyện và phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam từng nhấn mạnh: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan, phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”. Để làm tròn nhiệm vụ đó, người cách mạng nói chung, đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng phải luôn nỗ lực phấn đấu, thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng, bởi vì: “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức cách mạng thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng có thể khái quát thành bốn nội dung cơ bản là: Trung với nước, hiếu với dân; Yêu thương con người; Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Tựu trung lại: “Đạo đức cách mạng là quyết tấm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc. Ra sức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ”…

Ngay từ những ngày chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ yêu cầu về phẩm chất đạo đức và năng lực của người cán bộ cách mạng, bao gồm 23 điều răn: “Tự mình phải: Cần kiệm. Hoà mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng ham muốn về vật chất. Bí mật. Đối người phải: Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người. Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể”. Sau đó, ở trong những thời điểm khác nhau, Người nói nhiều về các phẩm chất đạo đức, song nhấn mạnh đạo đức cách mạng biểu hiện cụ thể ở những phẩm chất: trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng…

Cùng với đạo đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu người cách mạng phải có tài. Bởi theo Người, có đức mà không có tài thì vô dụng, nhưng nếu có tài mà không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy, người cán bộ, đảng viên cũng không quy tụ, lãnh đạo được nhân dân. Do đó, đạo đức phải gắn liền với năng lực; với việc trau dồi năng lực chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ... Mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tự mình rèn luyện đạo đức, hoàn thiện bản thân để quy tụ và hấp dẫn được quần chúng; từ đó, lãnh đạo, tổ chức quần chúng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Bác Hồ - tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng

Đối với dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng ngời sáng về đạo đức cách mạng, tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh nước nhà bị xâm lược, nhân dân phải chịu cảnh lầm than, 21 tuổi, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Ba mươi năm bôn ba nước ngoài với biết bao phong ba, bão táp cũng không ngăn nổi, không làm chùn ý chí của Người. Người luôn bền chí, quyết tâm vượt qua, để hướng tới một mục đích cao cả: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.

Sau khi trở về Tổ quốc, rồi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, với những chủ trương sáng suốt và những quyết sách kịp thời, sáng tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, xây dựng tổ chức, lực lượng và tiến hành thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám lịch sử. Và suốt mấy chục năm sau đó, cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cả cuộc đời mình để đấu tranh giành độc lập, thống nhất cho đất nước, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân.

Không chỉ cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nỗ lực hết mình trong cuộc đấu tranh của nhân loại tiến bộ vì lương tri và phẩm giá con người, vì hòa bình trên thế giới và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Chính vì vậy mà không chỉ nhân dân Việt Nam kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh mà nhân dân thế giới cũng rất yêu quý Người, dành cho Người những tình cảm trân trọng và tốt đẹp.

Nếu như yêu nước thương dân là lẽ sống, là ngọn nguồn, động lực và đích đến của mọi hoạt động cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh, thì “cần kiệm liêm chính” lại là những phẩm chất căn bản, cốt lõi tạo nên tính cách, thói quen của Người. Người đã thực hành triệt để tất cả những quan niệm đạo đức mình đưa ra, thậm chí Người còn làm nhiều hơn, tốt hơn những gì Người nói.

Về “cần”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lao động, học tập, nghiên cứu không biết mệt mỏi để tìm ra con đường cứu nước; rồi cùng với Đảng lên kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo nhân dân làm cách mạng thành công. Về “kiệm”, Người chính là tấm gương điển hình hiếm có về tính giản dị, thanh bạch. Dù là lãnh tụ của cả một quốc gia, nhưng Người luôn giản dị hết mức, từ ăn, mặc (đôi dép cao su, bộ ka ki màu vàng với đôi giày vải); đến ở (lúc ở chiến khu thì ở chung với cán bộ, nhân viên, về Hà Nội ở nhà của người thợ điện, sau này ở trong nhà sàn đơn sơ với vài vật dụng cá nhân tối cần thiết). Ngay cả trong công việc Người cũng luôn đề cao tính tiết kiệm, “khi không nên xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu”… Về “liêm”, sự thanh liêm của Người đã được thể hiện rõ nét qua từng lời nói, hành động. Không những không bao giờ có ý nghĩ tư lợi cá nhân, Người còn luôn trăn trở, nghĩ cách làm sao để dân mình có cuộc sống tốt hơn, làm sao để “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Về “chính”, Người luôn khiêm tốn, kính trên nhường dưới, yêu thương, quan tâm đến mọi tầng lớp trong xã hội, nhất là những người nghèo khổ. Đặc biệt, Người luôn đặt lợi ích của dân tộc lên trước hết, và đã hy sinh cả cuộc đời để mang lại nền độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân.

Bằng cả cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, về cần, kiệm, liêm, chính cho mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng noi theo.

Rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, trong hơn 90 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng ta, đại bộ phận cán bộ, đảng viên phát huy được phẩm chất, đạo đức cách mạng. Đa số cán bộ, đảng viên luôn trau dồi và giữ được phẩm chất, đạo đức cách mạng, yêu nước, yêu dân, chí công, vô tư, gương mẫu, có lối sống trong sạch, lành mạnh. Tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên vững vàng trước những biến động trong nước và thế giới, hăng hái đi đầu trong công cuộc đổi mới, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Tuy vậy, bên cạnh những cán bộ, đảng viên mẫu mực, vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thoái hoá, biến chất, lập trường tư tưởng không vững vàng, dao động trước những tác động từ bên ngoài, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, của lợi ích nhóm… nên đã không làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình trước Đảng, trước nhân dân. Một số cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở, ngăn trở sự nghiệp của Đảng, ngăn trở bước tiến của cách mạng, thậm chí gây ra những tổn thất lớn cho sự nghiệp cách mạng.

Để đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự thấm nhuần và rèn luyện đạo đức cách mạng hiệu quả, thiết thực, trong những năm qua, cấp ủy các cấp đã và đang triển khai sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

Đồng thời ban hành các quy định nhằm rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên, như: Quy định 47-QĐ/TW “Về những điều đảng viên không được làm”, Quy định 101-QÐ/TW “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”, Quy định 124-QĐ/TW về “Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện, đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên”, Quy định 109-QĐ/TW về “Công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên” và gần đây nhất là Quy định 08-QĐ/TW về "Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương"...

Tại mỗi tổ chức cơ sở đảng, bằng cách gắn thực hành đạo đức cách mạng với phòng chống, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đã nâng cao được nhận thức và hành động cho mỗi cán bộ, đảng viên, phát huy tích cực, đẩy lùi tiêu cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu; góp phần quan trọng xây dựng Đảng thật sự trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

Mỗi cán bộ, đảng viên cần không ngừng tu dưỡng đạo đức bằng những hành động cụ thể trong đời sống hàng ngày và khi thực thi nhiệm vụ. Đồng thời, phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu nói riêng trong mọi lĩnh vực công tác và cuộc sống đời thường để làm mẫu mực cho quần chúng.

Đặc biệt, trước thềm Đại hội XIII của Đảng, khi chúng ta đang đứng trước thời điểm lựa chọn những người vừa có đức, vừa có tài để đảm nhận những trọng trách lãnh đạo đất nước, hơn bao giờ hết, mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, để "xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Theo TTXVN

“Không có đạo đức cách mạng thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”

Chủ tịch Hồ Chí Minh – người sáng lập, rèn luyện và phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam từng nhấn mạnh: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan, phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.”

Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức cách mạng thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.” (2)


Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp, quyết định mở Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ, tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, cuối năm 1953. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Để làm tròn nhiệm vụ đó, người cách mạng nói chung, đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng phải luôn nỗ lực phấn đấu, thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng, bởi vì: “Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng có thể khái quát thành bốn nội dung cơ bản là: Trung với nước, hiếu với dân; Yêu thương con người; Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Tựu trung lại: “Đạo đức cách mạng là quyết tấm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc. Ra sức học tập chủ nghĩa Marx-Lenin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ.” (3)

Ngay từ những ngày chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ yêu cầu về phẩm chất đạo đức và năng lực của người cán bộ cách mạng, bao gồm 23 điều răn: “Tự mình phải: Cần kiệm. Hoà mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng ham muốn về vật chất. Bí mật. Đối người phải: Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người. Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể.” (4)

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Sau đó, ở trong những thời điểm khác nhau, Người nói nhiều về các phẩm chất đạo đức, song nhấn mạnh đạo đức cách mạng biểu hiện cụ thể ở những phẩm chất: trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng…

Cùng với đạo đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu người cách mạng phải có tài. Bởi theo Người, có đức mà không có tài thì vô dụng, nhưng nếu có tài mà không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy, người cán bộ, đảng viên cũng không quy tụ, lãnh đạo được nhân dân.

Do đó, đạo đức phải gắn liền với năng lực; với việc trau dồi năng lực chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ… Mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tự mình rèn luyện đạo đức, hoàn thiện bản thân để quy tụ và hấp dẫn được quần chúng; từ đó, lãnh đạo, tổ chức quần chúng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đạo đức là cái gốc của cán bộ, đảng viên

BHG - Trong suốt cuộc đời cách mạng vẻ vang của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm tới vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức của người cách mạng, tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người là một phần quan trọng trong hệ thống di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo sư, Anh hùng Lao động Trần Văn Giàu (1911-2010), cho rằng: “Trong hàng ngũ lãnh tụ cách mạng trên thế giới trong thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nhấn mạnh nhiều nhất đến đạo đức”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:

“ Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.

Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.

Thiếu một mùa thì không thành trời.

Thiếu một phương, thì không thành đất

Thiếu một đức thì không thành người”1.

Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã quan niệm đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng, là ngọn nguồn của người cách mạng, quan điểm này xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Đường Cách mệnh là cuốn sách bồi dưỡng cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam theo học thuyết Mác - Lênin và con đường cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, đi theo đường lối cách mạng mới đã được Nguyễn Ái Quốc xác định. Nhưng mở đầu cuốn sách lại là bài nói về Tư cách người cách mệnh. Nguyễn Ái Quốc đã nêu: “Tư cách của người cách mệnh”, phải có 14 điều, nhưng điều trước tiên phải có đạo đức “Tự mình phải cần, kiệm, vị công vong tư, không hiếu danh, không kiêu ngạo ”2. Từ đó cho thấy, Hồ Chí Minh đã nêu ra một quan điểm lớn: Phải có đạo đức để đi đến cái Trí. Vì khi đã có cái Trí, thì cái Đức chính là cái đảm bảo cho người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã chấp nhận, đi theo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh vui múa hát cùng các cháu thiếu nhi tại Phủ Chủ tịch nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1.6.1960. (Ảnh: nguồn TTXVN)

Trong bản Di chúc thiêng liêng để lại cho toàn Đảng, toàn dân trước lúc đi xa, Đảng và đạo đức đã được Người đặc biệt nhấn mạnh: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”3. Bốn lần nhấn mạnh chữ thật, thật sự chỉ trong một đoạn ngắn nói về Đảng, chắc chắn Người đã cân nhắc rất nhiều. Thật có nghĩa là đối lập với giả, với dối. Thật sự là đối lập với qua loa, nửa vời, không đến nơi đến chốn. Thực hiện cho được chữ thật, thật sự có khi suốt đời chưa chắc đã làm nổi, trong khi cái giả, cái dối, cái nửa vời…vẫn thường trở đi trở lại hàng ngày. Điều căn dặn tâm huyết của Người mãi mãi có ý nghĩa đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cán bộ, đảng viên, đối với công tác xây dựng Đảng. Chính vì vậy, mà Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh: “Đảng phải là đạo đức, là văn minh” và Người yêu cầu việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức phải là nhân tố quyết định đối với phẩm chất của người cán bộ, đảng viên. Tư tưởng đạo đức là gốc của Người cách mạng được Hồ Chí Minh quan tâm một cách đặc biệt sâu sắc và nhất quán.

Người coi đạo đức là gốc của cây, là ngọn nguồn của sông, của suối: “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, cho loài người là công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì”4. Như Người vẫn thường nói, đối với con người sức có mạnh thì mới gánh được nặng và đi được xa; người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được sự nghiệp cách mạng. Bởi lẽ, sự nghiệp độc lập dân tộc và dân chủ là sự nghiệp rất to lớn, khó khăn và nặng nề; con đường đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường dài, không phải là đại lộ thẳng tắp. Nó đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi người, mỗi thế thế hệ, hơn nữa nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng phải là công việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội. Như vậy, đạo đức trở thành nhân tố quyết định sự thành bại mọi công việc, phẩm chất mỗi người: “Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không”. Bởi lẽ, đạo đức tạo nên uy tín của người cán bộ; là cơ sở để giáo dục, thuyết phục và lãnh đạo quần chúng, là tấm gương sáng cho quần chúng noi theo.Có đạo đức cách mạng thì khi gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ vững tinh thần khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa”, còn bởi lẽ “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi. Nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”5.

Bác Hồ thăm hỏi các cụ già khi về thăm Pác Bó (Xuân Tân Sửu 1961). Ảnh: Tư liệu

Quan điểm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hóa mặt đạo đức, coi nhẹ mặt tài. Đức là gốc, nhưng đức và tài, hồng và chuyên phải kết hợp, phẩm chất và năng lực phải đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia. Như Người đã phân tích, người có đức mà không có tài chẳng khác gì ông bụt ngồi trong chùa, không làm hại ai, nhưng cũng chẳng có ích gì. Ngược lại nếu có tài mà không có đức thì cũng chẳng khác gì một anh làm kinh doanh giỏi, đem lại nhiều lãi nhưng lãng phí, tham ô, ăn cắp của công, thì như vậy chỉ có hại cho dân cho nước, còn sự nghiệp của bản thân thì sớm muộn gì cũng đổ vỡ… cũng đúng như trước kia Lê-nin đã nhận định: Cái chết về đạo đức nhất định sẽ dẫn tới cái chết về chính trị. Người thực sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực, tài năng để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Khi đã thấy sức không vươn lên được thì đối với ai có tài hơn mình, mình sẵn sàng học tập, ủng hộ và nhường bước để họ vượt lên trước. Ý nghĩa đức là “gốc”, là nền tảng chính là ở chỗ đó.

Hơn 90 năm xây dựng và trưởng thành, phần lớn cán bộ, đảng viên của Đảng đã sáng suốt, kế thừa và phát huy trí tuệ của dân tộc và thời đại, tiêu biểu là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng một cách phù hợp vào điều kiện xây dựng đất nước. Đây là nhân tố hàng đầu đảm bảo cho đời sống tinh thần - đạo đức của xã hội phát triển đúng hướng; luôn gương mẫu, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức cách mạng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đó là những con người luôn lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, luôn đi đầu trên mọi trận tuyến, trong thời chiến cũng như trong thời bình, xứng đáng với vai trò vừa là người lãnh đạo vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Họ là những người đã luôn nỗ lực học tập, trau dồi tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ và luôn vì Đảng, vì nhân dân mà hết lòng, hết sức hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Bên cạnh những thành tựu nổi bật, vẫn còn những mặt yếu kém xuất phát từ nhận thức về tư tưởng, chính trị kém dẫn tới phai nhạt lý tưởng và sa sút phẩm chất đạo đức. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thoái hoá, biến chất, lập trường tư tưởng không vững vàng, hoang mang, dao động trước những tác động từ bên ngoài. Họ sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, của lợi ích nhóm… nên đã không làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình trước Đảng, trước nhân dân. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã nhấn mạnh: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy Nhà nước… Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở”.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả lời di huấn về đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên cần tự giác, tích cựchọc tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minhtheo Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; luôn rèn đức, luyện tài, hoàn thiện nhân cách trong thực tiễn, nêu gương đạo đức, “xây” đi liền với “chống”, tự phê bình và phê bình tạo ra phong trào thi đua rèn luyện đạo đức mới là biện pháp tốt để xây dựng đạo đức trong tình hình hiện nay, từ đó góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Đồng thời, phát hiện và đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, để “tự soi, tự sửa mình”.

Đặng Ngọc Mai - Trường Chính tr tnh Hà Giang.

(1). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H,2000, t.5, tr.631.

(2). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H,2000, t.2, tr.260.

(3). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H,2000, t.2, tr.498).

(4). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H,2000, t.5, tr.252,253).

(5). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H,2000, t.12, tr557-558).

Video liên quan

Chủ đề