Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản tiếng mẹ de -- Nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức

Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản tiếng mẹ de -- Nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức Ngữ văn lớp 11, bài học tác giả - tác phẩm Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

Bài nghị luận Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức là tác phẩm thể hiện lòng tự hào dân tộc, nhiệt tình bảo vệ và xây dựng nền văn hóa Việt Nam của Nguyễn An Ninh. Mở đầu bài viết, tác giả phê phán một số người do thiếu hiểu biết, thích học đòi lối sống “Tây hóa”. Họ bập bẹ năm ba tiếng Tây để làm cho oai nhưng thực chất họ làm tổn thương tiếng mẹ đẻ và tự bộc lộ là người kém văn hoá. Đó là biểu hiện của dấu hiệu mất gốc văn hóa. Phần tiếp theo, tác giả tác giả khẳng định tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức đồng thời chứng minh rằng: Tiếng Việt rất giàu có. Đó là tiếng nói hằng ngày của những con người lao động bình thường, là những tác phẩm văn thơ bất hủ của Nguyễn Du... Phần kết thúc, tác giả nhấn mạnh quan điểm: nên học tiếng nước ngoài để thu nhận kiến thức và không khinh rẻ, từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Học tiếng nước ngoài chính là một cách làm giàu thêm cho ngôn ngữ nước mình.

B. Đôi nét về tác phẩm Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

1. Tác giả

*Tiểu sử:

- Nguyễn An Ninh (1899 – 1943)

- Quê: Xã Mĩ Hòa, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (Nay là TP HCM).

- Là nhà báo, nhà văn, nhà yêu nước đầu thế kỉ XX.

- Từ một trí thức Tây học, ông đến với chủ nghĩa Mác và những người cộng sản.

- 1908 bị bắt đày đi Côn Đảo.

⇒ Là một trí thức tài cao học rộng.

*Sự nghiệp văn học:

- Phong cách nghệ thuật:

+ Văn phong khúc chiết, trong sáng, có độ sâu về tư duy văn hoá, tràn đầy nhiệt huyết yêu nước gần gũi với đời sống và con người lao động.

+ Lên án chính sách bóc lột và ngu dân của thực dân Pháp.

+ Phê phán đạo Khổng – đề cao tinh thần học hỏi văn hoá châu Âu.

- Tác phẩm chính: Khế ước xã hội (tác phẩm dịch), Hai Bà Trưng (vở tuồng).

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh ra đời: Văn bản là bài chính luận xuất sắc của Nguyễn An Ninh với bút danh Nguyễn Tịnh đăng trên báo Tiếng Chuông rè năm 1925.

b. Thể loại: Văn chính luận.

c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

d. Bố cục: 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng): Nêu hiện tượng học đòi Tây hóa.

- Phần 2 (Tiếp theo đến hay sự bất tài của con người?): Vai trò của tiếng mẹ đẻ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Phần 3 (Còn lại): Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước mình với nước ngoài.

e. Giá trị nội dung:

- Tiếng nói là tài sản quý giá của dân tộc, phải biết bảo vệ nó và làm cho nó ngày càng phát triển.

- Tiếng mẹ đẻ còn là nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức.

- Tầm nhìn chiến lược của Nguyễn An Ninh về vai trò và tiếng nói dân tộc.

f. Giá trị nghệ thuật

- Luận điểm rõ ràng, logic.

- Dẫn chứng cụ thể, chân thực.

- Giọng điệu nhẹ nhàng đầy sức thuyết phục.

C. Sơ đồ tư duy Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản tiếng mẹ de -- Nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức

D. Đọc hiểu văn bản Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

1. Phê phán những hành vi của thói học đòi "Tây hóa"

- Thích nói tiếng Tây "dù chỉ bập bẹ năm ba tiếng" → Việc sử dụng Pháp ngữ là một dấu hiệu của giai cấp quý tộc.

- "Cóp nhặt" những cái tầm thường của phong hóa Châu Âu mà muốn được xem là đào tạo theo kiểu Tây phương.

- Từ bỏ tiếng mẹ đẻ, cho là tiếng Việt nghèo nàn.

- Mù về văn hóa châu Âu (nhà cửa, kiến trúc lai căng…).

⇒ Thái độ của tác giả: châm biếm, phê phán; lo lắng…

2. Tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ đối với vận mệnh của dân tộc

- Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị:

+ Dùng tiếng nói dân tộc để phổ biến tri thức.

+ Vứt bỏ tiếng nói của mình đồng nghĩa với sự "khước từ niềm hy vọng giải phóng giống nòi".

Từ chối tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với việc từ chối sự tự do của mình.

3. Lời khẳng định tiếng Việt vô cùng giàu có

- Lời than phiền "Tiếng Việt nghèo nàn" là ngụy biện và không có cơ sở:

+ Vốn ngôn ngữ của họ còn nghèo hơn cả người phụ nữ và nông dân An Nam nào.

+ Ngôn ngữ của Nguyễn Du không nghèo.

+ Người An Nam có khả năng dịch... không thể viết...

→ Nghệ thuật: Thao tác lập luận bác bỏ, câu hỏi tu từ.

- Tiếng Việt vô cùng giàu có:

+ Ngôn ngữ thông dụng giàu có.

+ Ngôn ngữ của Nguyễn Du – ngôn ngữ văn chương – giàu có.

+ Người An Nam có khả năng dịch... không thể viết...

→ Điều suy nghĩ kỹ sẽ dễ dàng diễn đạt - nguyên tắc mang tính tất yếu.

4. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài với ngôn ngữ nước mình

- Biết ngoại ngữ để học hỏi Châu Âu, thu thập kiến thức và làm giàu cho ngôn ngữ nước mình.

- Sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ Châu Âu không hoàn toàn kéo theo việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ.

- Sử dụng câu phủ định mang tính khẳng định.

- Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, sức thuyết phục cao.

TIẾNG MẸ ĐẺ – NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC

I- NHỮNG TRI THỨC BỔ TRỢ

1.Về tác giả và thời điểm tác phẩm ra đời

Nguyễn An Ninh (1899 – 1943) là một trí thức yêu nước mà tên tuổi gắn liền với nửa đầu thế kỉ XX. Ông sinh ở quê mẹ (Long An) và lớn lên ở quê cha (Thành phố Hồ Chí Minh). Sinh trưởng trong một gia đình Nho học có truyền thống tự hào dân tộc, ông theo đuổi con đường học hành để có một học vấn cao rộng, từng học đại học trong nước rồi sang Pháp học ở Đại học Xoóc-bon (Pa-ri), đỗ Cử nhân Luật năm 1920. Ông giao lưu và có mối liên hệ mật thiết vói các nhà yêu nước nổi tiếng cùng thời như Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc. Ông nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam và đày ải. Ông mất tại nhà tù Côn Đảo năm 1943.

Với vốn kiến thức uyên bác của mình, ông đã tham gia nhiều hoạt động chống lại chế độ thực dân xâm lược. Các bài báo cũng như những buổi diễn thuyết của ông đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước của nhiều thế hệ người Việt đương thời. Ông là phủ bút tờ báo Tiếng chuông rè, một tờ báo yêu nước, tiến bộ mà qua đó ông góp phần truyền bá chủ nghĩa yêu nước, thương nòi, góp tiếng nói của mình vào công cuộc đấu tranh chung nhằm giải phóng đất nước ra khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Tư tưởng của Nguyễn An Ninh trước hết đi từ tư tưởng yêu nước ôn hoà, tiến dần tới công khai đấu tranh chống lại chế độ cai trị thực dân. Các hành động công khai đó gắn liền với hoạt động báo chí, tuyên truyền, diễn thuyết.

Nguyễn An Ninh cho rằng những thanh niên trí thức thời đó chưa nghiên cứu văn hoá Trung Hoa đến nới đến chốn, ông phê phán đạo Khổng và chỉ cho mọi người thấy cần thiết phải học hỏi văn hoá châu Âu để xây dựng một nền văn hoá đặc sắc riêng của nước nhà.

Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức cũng thuộc hệ thống các bài viết của Nguyễn An Ninh nhằm thức tỉnh tinh thần dân tộc bằng cách vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá nước ngoài vừa biết bảo vệ, gìn giữ và phát triển tiếng mẹ đẻ. Đây được coi là bài chính luận xuất sắc của ông với bút danh Nguyễn Tịnh đăng trên báo Tiếng chuông rè (1925).

2.Tri thức lịch sử

Cuộc đời và các hoạt động xã hội – chính trị của Nguyễn An Ninh diễn ra chủ yếu trong những năm 20 đến 40 của thế kỉ XX. Trong khoảng thời gian này, một mặt chính quyền thực dân đã củng cố chính quyền thuộc địa, mặt khác phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cũng phát triển, đặc biệt là sự thành công của Cách mạng tháng Mưòi Nga. Tiếp đó, trên chính trường Việt Nam là tiếng nói của phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Các hoạt động của Nguyễn An Ninh cũng như của Phan Châu Trinh và nhiều chí sĩ yêu nước cách mạng khác đều là những đóng góp quan trọng thúc đẩy sự phát triển của phong trào chống thực dân Pháp nói chung.

3.Tri thức về thể loại

Bài viết này thuộc văn bản nghị luận chính trị – xã hội, ở đây tác giả trực tiếp trình bày quan điểm của mình về tiếng mẹ đẻ. Thể loại nghị luận không chỉ đòi hỏi tính chặt chẽ trong lập luận, tính khoa học trong khi chứng minh hay giải thích các vấn đề mà còn đòi hỏi phải có tình cảm sâu nặng khi bình giải những vấn đề mà mình trình bày, ở đây là tình yêu tiếng mẹ đẻ. Sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố trên sẽ tạo ra phong cách nghị luận riêng của cá nhân, từ đó người đọc vừa có thể cảm nhận được vẻ mượt mà, trau chuốt của ngôn từ, vừa cảm nhận được ý đẹp lòi hay qua tính chất suy lí của các lập luận đó.

II- PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

1.Đặc điểm về nội dung

Đoạn trích mở đầu bàng sự phê phán thói “thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nuớc mình”. Đây là kiểu học đòi nói tiếng Pháp thường được gọi là kiểu Pháp bồi, chỉ chuyên đi “cóp nhặt những cái tầm thường” để tạo ra một hình thức để bắt buộc Iihững ngưòi khác “tin là họ đã được đào tạo theo kiểu Tây phương”. Những người học đòi theo kiểu bồi đó không hiểu được rằng họ không những không có đủ trình độ hiểu biết cần thiết mà cũng không thể hiểu được đầy đủ chính xác các nền văn hoá “ngoại bang” khác. Nguyễn An Ninh gọi điều đó là “Thái độ mù tịt về văn hoá châu Âu”. Ông phê phán cách học như vậy và chỉ rạ sự lai căng mà những kẻ “Tây học” kiểu đó cố tình tạo ra : “Những kiểu kiến trúc và trang trí lai căng của những ngôi nhà thuộc về những người An Nam được hun đúc theo cái mà những người ở Đông Dương gọi là văn minh Pháp, chứng tỏ rằng những người An Nam bị Tây hoá chẳng có được một thứ văn minh nào”.

Hệ quả của việc làm đó là : “Việc từ bỏ văn hoá cha ông và tiếng mẹ đẻ phải làm cho mọi người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng”.

Tiếp đó, ông phân tích bản chất của tiếng mẹ đẻ, của ngôn ngữ dân tộc. Ông chỉ ra lợi ích thiết thực của việc bảo vệ tiếng mẹ đẻ, của việc dùng tiếng mẹ đẻ : “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị”. “Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình”. Vì sao lại thế ? Bởi vì : “Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian”. Như vậy, học châu Âu không phải để thu được vài tiếng bồi mà là tiếp thu khoa học, các học thuyết lớn, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để tìm ra con đường đi thích hợp cho dân tộc mình, là lấy lí luận của phương Tây để phản bác lại phương Tây.

Ông chỉ trích những người chê bai tiếng Việt nghèo nàn và chỉ rõ những lời trách cứ như vậy đều không có cơ sở. Bởi vì những người đó : “Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu ?” Từ đó ông đưa ra câu hỏi buộc những người có lương tâm với dân tộc đều phải suy nghĩ : “Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người ?”

Ở đây, ông chỉ rõ thái độ vô trách nhiệm, thái độ phủ nhận một chiều của những người cam tâm làm nô lệ, chấp nhận làm tay sai cho thực dân, bởi lẽ chê bai đất nước một cách thụ động, giản đơn, một chiều, sẽ dẫn tới thái độ khinh rẻ đất nước, dẫn tới sự tự ti dân tộc.

Từ đó, ông chủ trương học người để làm cho mình lớn lên : “Chúng ta không tránh né châu Âu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu. Nhưng những kiến thức thu thập được, họ không phải giữ riêng cho mình. Đồng bào của họ cũng phải được thông phần nữa. Tuy nhiên, sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ châu Âu hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Ngược lại, thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình”. Thực tiễn của mấy chục năm sau khi đất nước độc lập đã chứng minh điều mong muốn này của Nguyễn An Ninh. Từ đây, việc bảo vệ tiếng mẹ đẻ và việc tiếp thu văn hoá nước ngoài không hề loại trừ nhau hay mâu thuẫn nhau mà bổ sung cho nhau.

2.Đặc điểm về nghệ thuật

Nổi bật lên ở đây là nghệ thuật lập luận dẫn dắt vấn đề. Trước hết, cũng cần nói tới khả năng của tư duy lí tính theo mô hình tư duy phương Tây, đặc biệt là kiểu hình tư duy khoa học của người Pháp mà tác giả Nguyễn An Ninh đã tiếp thu được từ nhà trường Pháp, cũng có đóng góp quan trọng cho việc nhìn nhận và lí giải vấn đề tiếng mẹ đẻ này. Tiếp đó, tác giả lần lượt đề cập tới các khía cạnh khác nhau của vấn đề tiếng mẹ đẻ và đặt ra trách nhiệm chung cho toàn xã hội, đặc biệt cho những người có học, những người Tây học, là phát triển hơn nữa tiếng mẹ đẻ, tiếng nói chung của dân tộc. Bảo vệ tiếng mẹ đẻ không chỉ dừng lại ở mức độ biết hoặc thường xuyên sử dụng tiếng mẹ đẻ mà phải làm cho tiếng mẹ đẻ đó phát triển đi lên, bằng cách tiếp nhận các khái niệm mói, bổ sung, hoàn thiện vốn từ ngữ của dân tộc, dùng tiếng mẹ đẻ để chuyển tải những học thuyết tiến bộ về “đạo đức và khoa học” để mở đường đi lên cho dân tộc.

Việc lập luận chặt chẽ này có tính thuyết phục cao bởi đối tượng .quan trọng mà tác giả hướng tới là đội ngũ trí thức Tây học, nhằm thức tỉnh họ, đặt họ trước nhiệm vụ lịch sử của dân tộc. Do đó, việc bảo vệ tiếng mẹ đẻ cũng chính là một hành động yêu nước, thương nòi.

XEM THÊM PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA – NGỮ VĂN 11 TẠI ĐÂY